Nếu trước đây, thị trường cafe Việt cạnh tranh bởi những mô hình chuỗi với mặt bằng đắt đỏ, số lượng cơ sở nhân rộng để khách hàng có thể ghé thăm ở bất kỳ đâu thì giờ đây, những kiot cafe được mọc lên nhanh chóng ở dưới khu chung cư, trong siêu thị thậm chí là ở vỉa hè. Trong đó phải kể đến sự góp mặt của những cái tên nổi bật trên thị trường như Phúc Long, Highlands, The Coffee House, Ông Bầu và cả Milano. Cụ thể những ông lớn này đang triển khai việc mở kiot này ra sao, bài viết này sẽ làm rõ cho anh chị.
Sự chuyển đổi mạnh mẽ hậu Covid
Sau một khoảng thời gian dài ngủ đông có thể nói ngành F&B nói chung, các mô hình kinh doanh tại mặt bằng nói chung đã, đang thực hiện các hoạt động phục hồi. Rõ rệt nhất là những thương hiệu lớn trên thị trường. Cụ thể
a. The Coffee House
Cụ thể, The Coffee House mở kiot đồng loạt với diện tích nhỏ với mục đích phục vụ nhóm khách hàng có nhu cầu mua mang đi và giao hàng tận nơi. Để tinh giản bộ máy hoạt động, hãng tối giản thực đơn chỉ có 10 món được ưa chuộng nhất bao gồm: 3 loại cafe truyền thống, 3 loại cafe đá xay cũng như 1 số món thức uống khác. Hoạt động theo mô hình dạng này, quầy thu ngân cắt gọn việc thanh toán thẻ chỉ sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt.
b. Highlands Coffee
Highlands Coffee cũng đã thử nghiệm với hệ thống kiot nói trên. Với menu đơn giản, mức giá ưu đãi hơn so với các mặt bằng lớn thì việc các kiot của Highland ở ngay trước quán, tại chân các tòa nhà hoặc vỉa hè vác khu văn phòng, dân cư, giúp độ nhận diện của khách hàng nhiều hơn đồng thời dễ dàng lựa chọn, thưởng thức đồ uống hơn.
c. Phúc Long
Thỏa thuận hợp tác giữa Phúc Long và Masan giúp thương hiệu trà, cafe này dự kiến sẽ có mặt tại hơn 2.200 điểm bán Vinmart+ trên toàn quốc. Một trong những chiến lược tiếp cận khách hàng ngay từ điểm chạm mua sắm. Điều này hứa hẹn sẽ đóng góp thêm một phần doanh thu cho mỗi cửa hàng nói chung từ 4 – 6 triệu đồng mỗi ngày.
Vì sao thị trường cafe lại có sự chuyển đổi mô hình sang chuỗi kiot?
Với yêu cầu chấp hành quy định của Chính phủ về hoạt động kinh doanh trong trạng thái bình thường mới, hoạt động giao hàng, bán mang về được ưu tiên buộc các mô hình lớn phải tìm cách duy trì bộ máy vận hành của mình. Một trong số đó là hoạt động giao hàng.
Nhìn về bài toán đường dài, nhóm khách hàng online hoặc các khách hàng mua mang về vẫn là kênh bán cần được duy trì và tối ưu song song cùng việc kinh doanh tại điểm bán. Điều này, các mô hình không cần bị động, đến khi dịch xảy ra mới phát triển kênh này. Việc mở rộng kênh bán hàng không chỉ gia tăng doanh thu mà còn là một trong những cách tiếp cận, nhắc nhớ khách hàng quan tâm đến thương hiệu nhiều hơn.
a. Xu hướng tiêu dùng
Xu hướng tiêu dùng của thực khách đang dần dịch chuyển, nếu đứng yên, mô hình của bạn sẽ dần bị thị trường đào thải, dịch bệnh là phép thử là thách thức cũng là cơ hội các doanh nghiệp nhanh nhạy, bắt kịp nhịp phát triển hậu dịch. Đặc biệt là với F&B, một ngành có sự phục hồi tương đối nhanh chóng.
b. Vấn đề mặt bằng
Áp lực mặt bằng đối với ngành F&B cũng giúp cho nhiều chủ đầu tư cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi quyết định lựa chọn địa điểm kinh doanh của mình. Cân đối với ngân sách, phân bổ đa dạng kênh để đảm bảo hoạt động xuyên suốt, bổ trợ nhau, thường xuyên rà soát chi phí dành cho mặt bằng để đưa ra quyết định điều chỉnh phù hợp.
Tạm kết
Linh hoạt chuyển đổi, mở kiot để bắt kịp xu hướng tiêu dùng của thực khách đã và đang là điều kiện kiên quyết để giúp doanh nghiệp F&B tồn tại trên thị trường, ngay cả với những hệ thống lớn. Tuy nhiên nếu mở rộng theo hướng kiot, bộ máy vận hành cần chuẩn chỉnh, đảm bảo chất lượng dịch vụ, đồng thời tinh gọn về nhân sự, thiết bị mà không làm gián đoạn trải nghiệm của khách hàng.
Điều này một lần nữa cho thấy, đại dịch như một phép thử sức bền, càng là mô hình lớn lại càng phải thay đổi, thích ứng nhanh để có thể duy trì và phát triển hậu dịch.