Lưu ý khi kinh doanh thương hiệu nhượng quyền F&B

Lưu ý khi kinh doanh nhượng quyền thương hiệu F&B

Hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu hiện nay đang rất phổ biến, đặc biệt là phát triển trong ngành F&B ở Việt Nam. Với nhiều cơ hội như số vốn bỏ ra ít, có sự hỗ trợ marketing từ thương hiệu nhượng quyền, có sẵn tệp khách hàng… thì không ít thách thức. Cùng tìm hiểu những lưu ý kinh doanh thương hiệu nhượng quyền F&B để khởi nghiệp thành công qua bài viết dưới đây. 

I. Nhượng quyền thương hiệu (franchise) là gì? 

Nhượng quyền thương hiệu (franchise) là hình thức kinh doanh mà một cá nhân, doanh nghiệp nào đó được sử dụng thương hiệu/tên của sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định để kinh doanh trong một thời gian nhất định với những ràng buộc tài chính hoặc các điều khoản cụ thể có thể là chi phí, % doanh thu, lợi nhuận của cửa hàng.

Nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh phổ biến hiện nay, đặc biệt trong ngành kinh doanh F&B. F&B (Food and Beverage Service) có nghĩa là dịch vụ phục vụ đồ ăn, thức uống (nhà hàng, quán ăn, khách sạn, quầy ăn uống, sinh tố giải khát…). Các doanh nghiệp, hộ cá thể kinh doanh trong ngành F&B là những đơn vị kinh doanh thuộc các mô hình trên, tập trung vào nhà hàng, quán ăn.

Theo thống kê, kinh doanh thương hiệu nhượng quyền F&B có tốc độ tăng trưởng mạnh trong 4 năm trở lại đây. Một số thương hiệu F&B nhượng quyền nổi tiếng trên thế giới như Lotteria, Starbucks, Pizza Hut… Về thương hiệu của Việt Nam có: Gong Cha, Highland Coffee, Cafe Milano, Bánh mì que Đà Nẵng…

Các loại hình nhượng quyền thương hiệu:

Nhượng quyền kinh doanh toàn phần (full bussines format franchise)  Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (non-bussines format franchise) Nhượng quyền có tham gia quản lý (management franchise) Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (equity franchise)
Đây là hình thức nhượng quyền “trọn gói” Đây là hình thức nhượng quyền một mảng nào đó của bên nhượng quyền. Ví dụ nhượng quyền sản phẩm, nhượng quyền tiếp thị, cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu Đây là hình thức phổ biến trong các chuỗi F&B lớn hay các chuỗi nhà hàng – khách sạn.
Bên cung cấp nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận nhượng quyền nhận 4 mảng chính trong kinh doanh:
  • Hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hành hàng hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ, marketing)
  • Bí quyết công nghệ sản xuất, kinh doanh, pha chế
  • Hệ thống thương hiệu
  • Sản phẩm, dịch vụ
Bên nhượng quyền không giám sát và can thiệp quá nhiều trong khâu vận hành cũng như sản xuất của bên nhận nhượng quyền Bên nhượng quyền cung cấp hình thức kinh doanh, thương hiệu, người quản lý và điều hành để vận hành kinh doanh toàn chuỗi dễ dàng hơn. Bên nhượng quyền cung cấp thương hiệu đông thời đầu tư nhỏ số tiền vào quán nhận nhượng quyền.
Bên nhận nhượng quyền sẽ chịu các chi phí: phí hoạt động và chi phí nhượng quyền ban đầu. Bên nhận nhượng quyền có thể chủ động trong các hoạt động bán hàng – marketing. Chi phí cũng sẽ ít hơn so với hình thức nhượng quyền toàn phần.

II. Những lưu ý khi kinh doanh thương hiệu nhượng quyền để thành công

2.1. Chi phí – kinh doanh nhượng quyền cần bao nhiêu vốn? 

Để hai bên có thể hợp tác với nhau thì bên nhượng quyền phải đưa ra một mức giá hợp lý so với thị trường và chất lượng thương hiệu. Đồng thời, bên nhận nhượng quyền cũng phải đáp ứng được khoản phí mà bên nhượng quyền đề ra.

Mỗi thương hiệu sẽ có mức định giá khác nhau, bạn cần phải xác định hướng đi, mục tiêu, loại hình kinh doanh, sau đó là nghiên cứu thị trường để chọn được thương hiệu phù hợp với chi phí của mình để có thể tiết kiệm tối đa.

Do đó, nếu bạn định kinh doanh nhượng quyền thương hiệu (bên nhận) cần tính toán kỹ càng về chi phí cố định hàng tháng, đặc biệt trong thời gian đầu để tránh được tối thiểu các rủi ro có thể xảy ra.

Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu cần bao nhiêu vốn

2.2. Nghiên cứu thị trường

Muốn triển khai việc kinh doanh, đầu tiên bạn cần phải nghiên cứu thị trường. Điều đó để nắm bắt được thị trường hiện tại đang cần gì, thiếu cái gì, thừa cái gì, nhu cầu của con người ở hiện tại và trong tương lai khoảng 3-5 năm tới là gì. 

Ví dụ, đối với ngành F&B đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, những thương hiệu như Gong Cha, Highland, Phúc Long,…không còn là quá xa xỉ đổi với người dân. Lúc này, những cửa hàng của các thương hiệu này luôn trong tình trạng quá tải. 

Vì vậy, nếu bạn đang có ý định kinh doanh quán trà sữa, bạn có thể nhận nhượng quyền của những thương hiệu kể trên để kinh doanh. Vì tệp khách hàng đã sẵn, thương hiệu cũng có tên tuổi nên việc bạn làm đúng theo công thức của bên nhượng quyền cộng thêm tên tuổi của thương hiệu thì việc kinh doanh của bạn sẽ thuận lợi hơn.

2.3. Chọn thương hiệu nhượng quyền phù hợp

Sau khi đã xem xét, nghiên cứu thị trường, bạn cần phải lựa chọn được thương hiệu phù hợp với mục đích, loại hình kinh doanh và nguồn vốn của mình để thực hiện nhượng quyền kinh doanh. Cho dù là hình thức Franchise nào thì chi phí bỏ ra cũng không hề nhỏ. Hơn thế nữa, những thương hiệu càng nổi tiếng, càng nhiều khách lui đến, thì phí nhượng quyền cũng sẽ là con số “khủng”. Vì vậy, bạn nên lựa chọn thương hiệu phù hợp với tài chính của mình. 

Tiếp theo, bạn cần dự đoán hiệu quả kinh doanh khi sử dụng thương hiệu này. Bạn có thể theo dõi các chuỗi cửa hàng nhượng quyền của thương hiệu để đánh giá tình hình kinh doanh, Việc bạn xem xét lượng khách ra vào mỗi ngày của thương hiệu đó, sẽ giúp bạn đánh giá chất lượng thương hiệu và đưa ra quyết định chính xác. 

Bên cạnh lợi nhuận, bạn cũng cần xem xét đến vấn đề văn hoá. Liệu thương hiệu mà bạn sẽ phục vụ có phù hợp với nơi bạn mở cửa hàng hay không? Ví dụ, mở Bar club tại một làng quê mà dân số già lớn hơn dân số trẻ. Lúc này thương hiệu bạn mở ra sẽ không thể tồn tại do không phù hợp dù thương hiệu có danh tiếng. 

2.4. Tuân theo quy tắc nhất định của bên nhượng quyền

Khi xây dựng thương hiệu nhượng quyền, bạn cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Đam mê

Bạn cần phải có đam mê với lĩnh vực kinh doanh và phải chấp nhận một điều là luôn sẵn sàng tham gia vào quá trình hoạt động dù cho có đang làm chủ. Khi bạn cùng nhân viên của mình làm việc, bạn sẽ hiểu được đặc thù công việc và phát hiện ra tính cách, khả năng của nhân viên. Từ điều đó bạn có thể sắp xếp đội hình đội ngũ nhân công phù hợp để đạt hiệu quả cao. 

Ví dụ đối với ngành F&B, bạn là chủ nhà hàng, nhưng khi nhà hàng quá tải người làm chủ là bạn cũng cần phụ giúp với nhân viên để phục vụ khách hàng tốt nhất. Đặc biệt, đối với những nhà hàng nhượng quyền, bạn càng cần phải cố gắng để chất lượng nhà hàng được đánh giá cao. Nếu nhà hàng không may nhận nhiều phản hồi tiêu cực về nhà hàng (thương hiệu XXX tại địa điểm YYY) phục vụ quá kém thì khả năng cao hợp đồng nhượng quyền sẽ bị chấm dứt. 

  • Không được tự do sáng tạo

Nếu bạn tự tạo thương hiệu cho riêng mình, thì bạn hoàn toàn có thể tự do sáng tạo, tự do đổi mới phong cách. Thế nhưng, nếu bạn đã quyết định chọn kinh doanh Franchise, bên nhượng quyền sẽ không cho phép bạn tự do sáng tạo, tự ý thay đổi khi chưa được sự đồng thuận từ họ. 

Ví dụ, khi bạn kinh doanh thương hiệu có nhượng quyền là Thịt nướng Hàn Quốc Gogi, bạn sẽ được chuyển giao công thức cùng tất cả những gì liên quan đến thương hiệu, kể cả quy trình kinh doanh, phục vụ và chăm sóc khách hàng. Trường hợp bạn muốn thay đổi bất kì điều gì khác phải được sự đồng ý của bên nhượng quyền để tránh gặp rắc rối về mặt pháp lý.

2.5. Đánh giá và chuẩn bị kịch bản đối phó trước những rủi ro khi kinh doanh nhượng quyền

Bên cạnh những ưu thế như: quy trình được hệ thống hóa, chất lượng sản phẩm/dịch vụ được đảm bảo nhưng trên thực tế bạn không sở hữu hoàn toàn thương hiệu nên rủi ro mất hợp đồng nhượng quyền khá cao.

Trường hợp thương hiệu mẹ hoặc 1 mắt xích trong chuỗi nhà hàng, quán ăn bị dính phốt như nguyên vật liệu không rõ nguồn gốc, nhân viên phục vụ chưa tốt… sẽ làm ảnh hưởng đến cả thương hiệu. Khách hàng sẽ đánh giá tình hình của cả chuỗi mà không cần biết các chi nhánh nhượng quyền khác hay giống nhau.

III. Một số thương hiệu nhượng quyền F&B lớn tại Việt Nam 

3.1. Vua Cua

Mô hình Franchise Vua Cua được xem là cơ hội đầu tư vàng vào ngành F&B ở thời điểm hiện tại. Bởi thương hiệu đó có những ưu điểm có thể kể đến như:

  • Độ nhận diện thương hiệu cao.
  • Có sẵn lượng lớn tệp khách hàng quen.
  • Quy trình vận hành, phát triển được đồng bộ, khả năng hoàn vốn nhanh.
  • Được hỗ trợ Marketing.
  • Chỉ từ 450 triệu đồng, bạn đã có thể nhận quyền thương hiệu Vua Cua.

Nhượng quyền Vua Cua

3.2. TocoToco

Xuất phát điểm từ năm 2013, qua 10 năm hoạt động và phát triển, hiện này thương hiệu trà sữa TocoToco đã có đến gần 500 cửa hàng nhượng quyền trên toàn quốc.

Với phương châm “Cơ hội trao tay – Có ngay cơ nghiệp”, TocoToco đã dành cho các đối tác muốn hợp tác cùng TocoToco những gói đầu tư nhượng quyền khác nhau. Chỉ từ 500 triệu đồng, bạn đã có thể trở thành người bạn đồng hành cùng nhà sáng lập TocoToco.

Menu trà sữa ToCoToCo

Chi phí nhượng quyền Tocotoco chỉ từ 500 triệu đồng, trong đó có các mức phí như:

STT Chi phí Thông tin
1 Phí nhượng quyền: 160 – 300 triệu đồng Tuỳ theo khu vực:
  • 160 triệu – 3 năm cho khu vực tỉnh,
  • 300 triệu – 3 năm cho khu vực Hà Nội,
  • 200 triệu – 3 năm cho Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang, Huế, Hội An, Hải Phòng và Cần Thơ.
2 Phí giám sát, tư vấn: 30 triệu/năm Chi phí bảo đảm cửa hàng vận hành đúng quy định, đồng thời hỗ trợ cửa hàng gia tăng chất lượng dịch vụ, doanh thu và số lượng khách hàng.
3 Phí nguyên liệu: 195 triệu Phí này cho đơn hàng đầu tiên và sau đó sẽ là tuỳ theo tình hình  kinh doanh của cửa hàng
4 Phí thiết bị, máy móc: 130 triệu Phí setup thiết bị pha chế đảm bảo quy trình pha chế đúng chuẩn
5 Các chi phí liên quan

Chi tiết về Nhượng quyền TocoToco và những điều chớ nên bỏ qua

3.3. Gong Cha

Gong Cha là thương hiệu về trà sữa có nguồn gốc từ Đài Loan nổi tiếng. Hiện nay, với hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, Gong Cha đã và đang có mặt trên 20 quốc gia với hơn 3000 cửa hàng.

Với sự phát triển và ngày càng thu hút đông đảo khách hàng, trong tương lai thương hiệu trà sữa này còn có thể đi đến nhiều quốc gia hơn nữa. Chính vì sự ưa chuộng của khách hàng dành cho Gong Cha là quá lớn, nên bạn cũng không khó hiểu khi giá nhượng quyền thương hiệu Gong Cha là không hề thấp.

chiến lược marketing của gong cha

Bên cạnh đó, bạn muốn nhận nhượng quyền thương hiệu này cũng không hề đơn giản. Khách hàng muốn nhận quyền kinh doanh thương hiệu này cần phải chứng minh được tài chính và nguồn dự trừ từ 3-5 tỷ, trong đó:

  • 1 tỷ dành cho phí nhượng quyền thương hiệu Gong Cha.
  • 300 triệu là tiền bảo đảm giá trị nhượng quyền.
  • 900 triệu là chi phí mua nguyên vật liệu.
  • 800 triệu là nguồn vốn dự phòng.

Tìm hiểu thêm về Chiến lược marketing của Gong Cha: Sản phẩm là ưu tiên số 1 

3.4. Milano Coffee

Milano Coffee được xem là thương hiệu “cà phê bình dân” vì chú trọng vào phân khúc khách hàng tầm trung. Tại Việt Nam, Milano Coffee đã có hơn 1500 chi nhánh – đây thực sự là thương hiệu cà phê có quy mô và số lượng khủng ở Việt Nam.

Mức giá nhượng quyền của thương hiệu cà phê này cũng khá “dễ chịu” khi giá được phân theo mô hình:

  • Mô hình kinh doanh thương hiệu Milano Coffee KIOSK: từ 160 triệu đồng
  • Mô hình kinh doanh thương hiệu Milano Coffee tiêu chuẩn: từ 170 triệu đồng
  • Mô hình kinh doanh thương hiệu Milano Coffee Container: từ 180 triệu đồng
  • Mô hình kinh doanh thương hiệu Milano Coffee Premium: từ 700 triệu đồng

Milano Coffee

Đọc thêm: Nhượng quyền cafe Milano và tất cả những điều chủ đầu tư nên biết 

3.5. Cộng Cafe

Nếu bạn yêu thích những nét xưa cũ của những năm 70, Cộng Cafe là một thương hiệu rất đáng để bạn quan tâm. Với sự phát triển mạnh mẽ của mình, Cộng Cafe đã vượt qua những đối thủ cà phê để vươn ra quốc tế.

Khi nhận nhượng quyền kinh doanh, bạn sẽ được đội ngũ của Cộng training bài bản để giữ được giá trị cốt lõi cũng như sứ mệnh và tầm nhìn của thương hiệu Cộng Cafe. Để nhận nhượng quyền, chủ kinh doanh cần bỏ ra từ 2,5 đến 3,8 tỷ đồng đầu tư ban đầu.  

Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu Cộng Cà Phê

IV. Tạm kết

Việc kinh doanh nhượng quyền thương hiệu mang lại rất nhiều lợi ích phát triển nhanh chóng nhờ vào việc bạn sử dụng tiếp tệp khách hàng và tên tuổi thương hiệu đó. Hy vọng với những lưu ý, list thương hiệu nhượng quyền uy tín trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để kinh doanh thương hiệu nhượng quyền thành công. 

Đừng quên đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích!

đăng ký nhận tin

 

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Mở tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn? Những lưu…
03/04/2024
Nhượng quyền xe cafe pha máy là gì? Tất tần…
31/01/2024
Tất tần tật về thương hiệu trà sữa nhượng quyền…
23/01/2024
Hướng dẫn lựa chọn màu sắc phong thủy rước tài…
11/01/2024
Noel bán gì? Ý tưởng kinh doanh kiếm tiền vào…
29/11/2023