Kinh doanh quán ăn: Dễ hay khó? Bí quyết kinh doanh quán ăn thành công

Kinh doanh quán ăn dễ hay khó là câu hỏi được rất nhiều người nghĩ tới trong giai đoạn lựa chọn mô hình kinh doanh khởi nghiệp. Thực ra, kinh doanh dù ở bất kì lĩnh vực nào thì việc khó hay dễ là do tầm nhìn chiến lược và kế hoạch kinh doanh của người làm chủ. Và việc kinh doanh quán ăn cũng vậy, để có thể vận hành quán tốt, thu lại lời nhuận cao cần có những kế hoạch và bí quyết kinh doanh quán ăn. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm kinh doanh quán ăn thành công qua bài viết sau của MISA CukCuk.

I. Kế hoạch kinh doanh quán ăn

Để việc kinh doanh nhà hàng, quán ăn diễn ra một cách thuận lợi, thì người làm chủ cần phải xây dựng được kế hoạch kinh doanh quán ăn một cách rõ ràng, chi tiết. Có như vậy, bạn – chủ quán ăn mới có thể lường trước được những sự việc sẽ xảy ra, để từ đó có những phương án giải quyết tốt nhất. Có 8 bước để lập ra một bản kế hoạch kinh doanh quán ăn mà hôm nay MISA CukCuk muốn chia sẻ đến bạn:

1.1. Xác định phong cách quán ăn, nhà hàng

Bạn cần phải xác định được quán sẽ bán loại món ăn gì: điểm tâm sáng, ăn trưa, ăn tối, hay là thức ăn nhanh,…

Sau khi biết được chính xác những gì mình muốn bán, bạn cần tham khảo giá bán thị trường, tính toán tiền vốn để đưa ra một con số cụ thể vào trong menu.

Có rất nhiều loại hình kinh doanh nhà hàng như: buffet tự chọn, lẩu nướng, quán ăn sang trọng, quán ăn bình dân.

Bạn cũng cần phải đưa ra quyết định có phục vụ đồ uống có cồn trong quán ăn của mình hay không. Vì nếu có bán rượu, bạn cần phải xin giấy xác nhận được phép bán đồ uống có cồn.

Để thực hiện được các bước tiếp theo, thì việc đầu tiên bạn cần xem xét và chọn lựa phong cách cho quán ăn của mình, có thể dựa vào sở thích và chuyên môn của bạn hoặc chọn những mô hình kinh doanh mà thị trường hiện không phổ biến, và điều cần cân nhắc là phải phù hợp với ngân sách của mình.

1.2. Chuẩn bị vốn kinh doanh quán ăn

Điều trăn trở là có quá nhiều người khó khăn lắm mới dành dụm được một số tiền, cũng cầu tiến, cũng tham vọng, cũng ước mơ… nhưng mô hình kinh doanh vừa ra đời, sau đó không tồn tại được lâu. Do vậy muốn khởi nghiệp với lĩnh vực kinh doanh này, cần phải xác định xem mình thích lĩnh vực kinh doanh gì? Năng lực mình có phù hợp với việc kinh doanh này không?

Về vốn đầu tư để mở quán ăn, có rất nhiều cách để bạn có được nguồn vốn này: vốn tự có, vay mượn người thân, mượn ngân hàng, hợp tác với các nhà đầu tư…

chuẩn bị vốn kinh doanh quán ăn

Nếu bạn mở quán ăn cho riêng mình với số tiền mình tự tích góp thì bạn có thể tuỳ ý triển khai nguồn vốn này theo ý mình muốn. Và đương nhiên, nếu làm theo ý của bản thân thì dù có lỗ hay lãi cũng sẽ do tự bạn chịu trách nhiệm.

Trường hợp bạn phải vay mượn để kinh doanh quán ăn thì bạn cần một kế hoạch thu chi rõ ràng, thông minh. Bạn cũng có thể tuyển dụng một kế toán để hỗ trợ bạn khi làm việc với những con số để tránh những rủi ro không đáng có.

Còn khi bạn quyết định hợp tác chia phần trăm lợi nhuận với những nhà đầu tư để mở quán ăn thì bạn cần chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh cụ thể để trình bày với các nhà đầu tư tiềm năng. Trong bản kế hoạch kinh doanh này, bạn cần thể hiện rõ cách thức mà bạn sẽ thực hiện để khiến cho nhà hàng, quán ăn của bạn trở nên khác biệt và lợi nhuận thu về là một con số hấp dẫn.

Sau khi dự trù được số vốn để kinh doanh quán ăn, bạn sẽ cần có bảng dự toán với những chi phí cố định và chi phí phát sinh. Với định phí hàng tháng chi trả, bạn có thể tồn tại được thời gian bao lâu? Sau đó tính đến sản phẩm kinh doanh có gì cạnh tranh so với thị trường? Bạn làm gì để tạo nên sự khác biệt? Định hướng thương hiệu? Đối tượng khách hàng nào bạn hướng đến? Vị trí đặt cơ sở? Yêu cầu mặt bằng? Ai sẽ là cánh tay trái của bạn?…

1.3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và thị trường

Nắm được các đối thủ trực tiếp (kinh doanh cùng mặt hàng), đối thủ gián tiếp (kinh doanh quán ăn) sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn. Bên cạnh đó, bạn sẽ có thể rút ra được những kinh nghiệm để giúp cho quán mình mới mẻ, thu hút nhiều khách hơn.

1.4. Lựa chọn mặt bằng mở quán ăn

Đây là yếu tố bạn cần xem xét kỹ vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến số lượng khách ghé thăm. Nếu thuê mặt bằng, hãy tìm hiểu và lựa chọn ở những nơi nhiều người qua lại như đường quốc lộ, những con đường gần với công ty, trường học,…

Kinh doanh quán ăn

1.5. Thiết kế quán ăn và trang bị cơ sở vật chất

Tuỳ vào việc bạn chọn mô hình kinh doanh quán ăn thế nào để thiết kế và trang trí quán cho phù hợp. Hãy đề cao tính thẩm mỹ, tối giản và tiện lợi nhé!

Bện cạnh đó, việc trang bị các cơ sở vật chất hiện đại, đẹp mắt cũng sẽ là điểm cộng lớn dành cho quán ăn của bạn.

Một số quán ăn mang phong vị ẩm thực vùng miền như: quán ăn đặc sản Hội An, quán ăn đặc sản Tây Bắc, quán ăn đặc sản Nam Bộ… cần lựa chọn các chi tiết trang trí mang phong cách của vùng miền đó.

Xem thêm: 5 nguyên tắc xây dựng thực đơn nhà hàng, quán ăn mà bạn nên biết 

1.6. Thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết

Để quán ăn của bạn đi vào hoạt động một cách hợp pháp, trước đó bạn cần phải hoàn thành các thủ tục pháp lý như xin giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và những giấy tờ khác.

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

1.7. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Nhân viên phục vụ là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng khi dùng bữa tại quán. Vì vậy, hãy nghiêm túc và tỉ mỉ trong quá trình lựa chọn, tuyển dụng và đào tạo nhân viên.

Nhân viên quán ăn

1.8. Thực hiện các chiến lược marketing quán ăn

Bất kì nhà hàng, quán ăn nào cũng cần marketing để nhiều người biết đến, đặc biệt những quán ăn mới mở lại càng cần chú ý điều này. Hãy tận dụng những kênh mạng xã hội nhiều người dùng như Facebook, Instagram, TikTok để quảng bá hình ảnh quán bạn nhé.

II. Bí quyết kinh doanh quán ăn

2.1. Chất lượng – Địa điểm – Kích thước

Quán ăn của bạn nằm ở đâu quan trọng hơn việc kích thước quán như thế nào và chất lượng món ăn của quán còn quan trọng hơn cả địa điểm. Vì vậy, hãy đem đến cho thực khách thân yêu những món ăn ngon, đảm bảo chất lượng để giữ chân được những vị khách trung thành.

2.2. Khách hàng là thượng đế

Khách gọi 1 món hay khách gọi 10 món, miễn là đã bước chân vào nhà hàng thì đều là “thượng đế”. Vì thế nên hãy phục vụ và xem trọng khách hàng của mình.

2.3. Biết lắng nghe khách hàng

Dù là nguồn thông tin mà bạn hoặc nhân viên nhận được từ khách hàng có như thế nào, thì những đóng góp ấy đều phải được ghi nhận và lắng nghe. Hãy giữ bình tĩnh và thái độ đúng mực trước những góp ý, cư xử không đúng của khách, vì chỉ có như vậy mới có thể xoa dịu cơn giận của khách nhanh nhất. Đừng nên đôi co, tranh cãi với khách bởi như thế quán của bạn sẽ nằm trong danh sách đen của rất nhiều người.

2.4. Hạn chế tình trạng quá tải làm thiếu hụt

Sẽ có những thời điểm quán ăn của bạn cực kì đông khách, điều này rất dễ khiến cho nhà hàng, quán ăn rơi vào tình trạng quá tải, nhân viên không thể phục vụ được tất cả khách có trong quán. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có những vị khách quay xe bỏ về cùng chiếc bụng đói. Hãy hạn chế tình trạng này đến mức tối thiểu, vì nếu nó xảy ra thường xuyên quán của bạn rất dễ gặp phải những chỉ trích không đáng có.

2.5. Thu hút khách mới, không quên chăm sóc khách cũ

Khách hàng quay trở lại quán ăn không chỉ giúp bạn tăng doanh thu mà còn họ có thể sẽ giới thiệu cho những người khác, giúp bạn có thêm kênh quảng cáo truyền miệng miễn phí. Bởi vậy, khi mới mở quán ăn, hãy cố gắng tạo ấn tượng với khách để họ ghé lại trong những lần sau.

III. Nguyên tắc kinh doanh quán ăn

3.1. Vệ sinh quán ăn sạch sẽ

Khách hàng sẽ cảm thấy an toàn và ngon miệng hơn với những món ăn trên bàn nếu nhà hàng họ dùng bữa luôn luôn trong tình trạng sạch sẽ. Hãy chia ca trực vệ sinh, nhắc nhở nhân viên luôn phải lau chùi, dọn dẹp nhanh chóng và sạch sẽ nhất để tạo thiện cảm cho thực khách.

3.2. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Bên cạnh việc “chiều” khẩu vị của khách hàng thì quán ăn cũng phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này cực kì quan trọng, bởi nếu khách hàng sau khi ăn ở quán mà bị ngộ độc thì chắc chắn quán của bạn sẽ chuốc lấy tai tiếng rất lớn. Chính vì thế, cần phải có một quy trình kiểm soát thực phẩm nghiêm ngặt từ nguồn nhập đến quá trình chế biến và đưa ra bàn ăn.

3.3. Quản lý nhà hàng phải luôn có mặt để giám sát

Nếu bạn – người làm chủ quán ăn không thể có mặt ở quán ăn, nhà hàng trong một thời gian dài thì hãy tuyển dụng quản lý nhà hàng. Người quản lý này sẽ thay bạn đảm nhận các công việc điều phối và giám sát nhà hàng. Quản lý phải luốn có mặt tại quán trong suốt thời gian làm việc để nắm bắt và theo dõi quá trình làm việc của các bộ phận.

IV. Tạm kết

Với những thông tin bổ ích mà MISA CukCuk chia sẻ, hi vọng có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi: Kinh doanh quán ăn dễ hay khó?. Để từ có có được kế hoạch mở quán ăn thành công. Chúc bạn có bước khởi đầu thuận lợi, kinh doanh hồng phát.

Đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích!

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này