Khi tình hình kinh doanh đã đi vào quỹ đạo, nhiều chủ nhà hàng mong muốn mở rộng, phát triển chi nhánh. Đồng nghĩa với những hy vọng về lợi nhuận, doanh số là câu chuyện về áp lực quản lý, đồng bộ hóa giữa các chi nhánh trong hệ thống. Cũng có không ít ông chủ kinh doanh, vận hành một nhà hàng thành công nhưng mở tiếp chi nhánh tiếp theo thì tình hình doanh thu, chi nhánh này gánh nợ cho chi nhánh khác. Vậy đằng sau những lời đồn đoán về lời lãi của việc kinh doanh chuỗi nhà hàng, những người trong cuộc nói gì?
1. Thành công về số lượng nhưng thất bại về chất lượng
Câu chuyện muôn thưở mở được không quản được. Việc đảm bảo chất lượng được xem là yếu tố sống còn khi bạn quyết định kinh doanh chuỗi nhà hàng. Đây là vướng mắc mà phần lớn các chuỗi kinh doanh dịch vụ ăn uống đang gặp phải. Điển hình như tình trạng, các chuỗi thực chất đang hoạt động dưới một các tên hiệu chính, còn thực chất việc chất lượng của từng cơ sở như thế nào, người tiêu dùng vẫn hoài nghi hoặc chấp nhận việc không giống như cơ sở ban đầu.
- Kinh doanh chuỗi cafe, lợi nhuận ngọt ngào cùng hiện thực đắng cay
- Mở chuỗi nhà hàng: lửa thử vàng, gian nan thử “sức bền” của thương hiệu
2. Vô phương hướng khi tự mò đường kinh doanh chuỗi nhà hàng
Xác định rõ thắc thức và khó khăn có thể xảy ra trong quá trình phát triển chuỗi, từ đó thống kê với khả năng xử lý và đối phó với phát sinh của mình đến đâu. Vấn đề nằm ở tư duy người chủ quán. Những nhà hàng kinh doanh theo mô hình gia đình hay kinh doanh truyền thống thường gặp phải rào cản mở rộng. Vì họ sợ mất khách, bản thân tư duy của khách hàng, đã là món ăn gia truyền, họ muốn được đến tận nơi, thưởng thức, thậm chí xem nghệ nhân chế biến. Bởi vậy điều này vô hình chung tạo ra những khúc mắc nhất định đối với chủ quán.
Bạn cần tuyển thêm nhân viên cho chi nhánh mới, về chất lượng, về dịch vụ làm thế nào để trong một thời gian ngắn họ thấu hiểu món ăn, thấu hiểu khách hàng như nhân viên của cơ sở cũ? Việc đào tạo cũng là cả một câu chuyện dài, thậm chí là một bài toán đau đầu mỗi khi kinh doanh chuỗi nhà hàng. Hãy chuẩn bị mọi quy trình và đào tạo nhân viên bài bản nhất có thể.
3. Chuyện vấp ngã không chỉ của riêng thương hiệu Việt
Vẫn có những ông lớn của thế giới đến Việt Nam, họ có trang thiết bị, có công nghệ, có đội ngũ nhân lực nhưng vẫn vấp phải thất bại. Câu hỏi là tại sao vậy? Phải chăng thị trường Việt Nam không chào đón những thương hiệu ngoại? Hãy nhìn nhận lại, việc phù hợp và thích nghi với thị trường còn phụ thuộc vào 2 yếu tố: sản phẩm, thị trường.
Đối với những thương hiệu đồ ăn nhanh tại Việt Nam, những ông lớn như Burger King, McDonald’s, KFC, Lotteria…sử dụng chiến lược nội địa hóa bằng việc thêm vào thực đơn của mình món cơm. Tuy nhiên, việc phát triển chững lại của thị trường hoặc thậm chí không phát triển như Donkin’Donuts đã cho thấy, muốn được khách hàng tin tưởng sử dụng, bạn cần một sản phẩm tốt.
Về thị trường Việt Nam, những món ăn đường phố, bình dân như bún, miến, bánh mì đã trở thành thói quen tiêu dùng của người Việt chứ không phải đơn thuần chỉ là lựa chọn. Bởi vậy mà chuỗi ngoại nhập vào Việt Nam phải mất khá nhiều thời gian làm quen với thị trường, nội địa hóa và tìm hiểu chính khách hàng Việt đang thực sự muốn gì.
4. Việc mở thêm 1 cửa hàng khác việc chỉ mở 1 cửa hàng
Điểm chết trong kinh doanh chuỗi nhà hàng nằm ở đây, bạn đang chuẩn bị mở thêm một cửa hàng chứ không phải là mở một cửa hàng. Việc xây dựng thương hiệu cho chuỗi hoàn toàn khác so với việc bạn xây dựng thương hiệu cho cửa hàng đơn lẻ.
>> Để nhận được tài liệu quản trị nhà hàng, quán cafe, vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY
Bên cạnh đó việc vận hành cũng không chỉ có 5 – 10 người, con số đó có thể nhân đôi, nhân ba… Quản 10 người đã khó, nay chịu trách nhiệm về việc làm cho nhân công của cả một chuỗi còn khó hơn. Đến lúc này việc quản lý của bạn thực sự cần hỗ trợ để nắm bắt chính xác tình hình kinh doanh cụ thể của từng chi nhánh. Thay vì việc chờ đợi tổng hợp từ quản lý chi nhánh, việc thống kê, so sánh phải nhanh chóng, chính xác để quản lý kịp thời đưa ra quyết định điều chỉnh hợp lý.
Để hỗ trợ chủ nhà hàng thuận tiện trong việc quản lý kho quỹ nguyên vật liệu vào cập nhật tình hình kinh doanh đầy đủ chi tiết nhất, phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk cho phép khách hàng thực hiện những tính năng các bộ phận từ phục vụ, thu ngân đến chế biến, thủ quỹ. Bên cạnh đó, chủ quán dù không trực tiếp có mặt vẫn có thể theo dõi và kiểm soát tình hình tài chính của chuỗi với hơn 40 báo cáo thống kê rõ ràng, minh bạch với số liệu được cập nhật theo giờ.