9 điều khiến nhân viên của bạn trở thành nhân viên chuyên nghiệp hơn

Vào những thời điểm nhà hàng đông khách nhất cũng là thời điểm bạn dễ mất khách nhất. Việc quá tải, nhân viên phục vụ nhầm lẫn, thiếu sót, phục vụ chậm là điều không hiếm gặp. Tuy nhiên các chủ quán thực sự chưa tìm được cho mình hướng giải pháp cụ thể giúp nhân viên cải thiện năng suất của bản thân cũng như quy chuẩn trong phục vụ khách hàng. Dưới đây là 9 điều mà bạn cần nhắc nhớ nhân viên mỗi ngày và hình thành trong họ thói quen, khi đó công việc quản lý nhân viên của bạn sẽ dễ dàng hơn, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn.

Nhân viên lễ tân chuyên nghiệp

1. Vì sao cần đào tạo nhân viên chuyên nghiệp?

Nhân sự chính là cầu nối giữa nhà hàng và thực khách. Cầu nối này đóng vai trò vô cùng quan trọng khi họ tham gia gần như toàn bộ các khâu trong hoạt động vận hành của nhà hàng. Việc nắm giữ một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp là điều kiện thuận lợi cho chủ nhà hàng khi quá trình trải nghiệm của thực khách sẽ được chỉn chi hơn.

Bên cạnh đó, việc đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp còn hỗ trợ quản lý tiết kiệm thời gian, nguồn lực khi họ hoàn toàn có thể vận hành nhà hàng với bộ máy nhân sự ổn định, không quá nhiều nhân sự dư thừa nhưng vẫn đảm bảo mọi hoạt động được diễn ra theo đúng quy chuẩn. Thậm chí, với những mô hình có nhân sự đạt chuẩn, họ còn có thể hỗ trợ đồng nghiệp nhanh chóng, truyền đạt kinh nghiệm cho nhân sự mới vào.

>> Cải thiện năng suất nhân viên thay vì tăng số lượng – Tại sao không? <<

2. Làm thế nào để đào tạo nhân viên chuyên nghiệp?

2.1. Luôn đúng giờ

Đúng giờ là một thói quen nghề nghiệp rất quan trọng và cần thiết, không chỉ đối với công việc, dù là một người chủ nhà hàng hay là một nhân viên bình thường. Nếu nhân viên luôn luôn đúng giờ thì độ tin cậy của họ sẽ được tăng cao trong mắt những người đồng nghiệp và cả khách hàng. Đây là một thói quen bắt buộc trong các nhà hàng và cũng là chỉ số đánh giá kỹ năng nghề nghiệp.

Những người thành công không bao giờ chậm trễ trong công việc, cho nên bạn hãy học hỏi theo thói quen này. Ví dụ như đi làm sớm trước khoảng 15 phút, bạn sẽ có thời gian chuẩn bị tác phong, mặc đồng phục trước khi bắt đầu làm việc. Việc nhân viên chuyên nghiệp luôn đi làm sớm hơn giờ thể hiện tinh thần luôn sẵn sàng đề phòng những trường hợp xảy ra bất ngờ.

Nhân viên phục vụ nhà hàng, quán ăn

Nhân viên có sự chuyên nghiệp đi làm đúng giờ cũng giúp quản lý có thể họp sắp xếp công việc cho nhân viên kỹ lưỡng hơn, nhà hàng cũng đón tiếp được khách chu đáo hơn nhờ sự chuẩn bị đó.

2.2. Đọc sách, tài liệu tham khảo nghiệp vụ nhà hàng

Một thói quen của một nhân viên chuyên nghiệp mà bạn cần tham khảo đào tạo nhân viên đó là tìm hiểu, học hỏi và nâng cao kiến thức về nghiệp vụ nhà hàng. Nếu càng có nhiều hiểu biết về ngành nghề của mình thì càng có cơ hội thăng tiến trong công việc. Nhân viên có thể đọc sách và tài liệu khoảng 1 tuần/lần để tìm hiểu thêm về nghiệp vụ nhà hàng và nhà hàng nơi đang làm việc.

Hãy tìm mua các tạp chí phù hợp với công việc đang làm tại nhà hàng. Bên cạnh đó, nhân viên cũng có thể tìm hiểu thêm trên các trang web điện tử. Nhưng  không nên đọc chúng trong giờ làm việc, chỉ đọc trong những lúc rảnh rỗi. Nếu họ biết cách áp dụng chúng trong công việc của mình, nhà hàng sẽ được đánh giá rất cao.

đào tạo nhân viên nhà hàng

2.3. Lên kế hoạch mỗi ngày trước ca làm việc

Việc xây dựng một kế hoạch làm việc mỗi ngày trước ca làm việc là một điều cần thiết. Đây là một thói quen tốt mà nhân viên bạn cần để ý. Vì nó sẽ giúp ta đo lường được khối lượng công việc trong một ca của mình, sắp xếp công việc khoa học hơn, hoàn thành các công việc đúng thời hạn, tăng năng suất làm việc trong một ngày, có thể cân bằng thời gian hợp lý.

Chính vì vậy, bạn hãy liệt kê tất cả các công việc mà nhân viên cần làm trong một ca, phân loại và ưu tiên các công việc dựa theo mức độ quan trọng, làm rõ các công việc cần làm, quản lý công việc bằng các ứng dụng hữu ích hoặc một cuốn sổ. 

2.4. Ưu tiên công việc quan trọng

Nhân viên cũng hãy nên biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên cho những công việc cần làm. Khối lượng công việc trong một ngày rất nhiều, nên thói quen này là vô cùng quan trọng. Hãy phân loại các công việc vào các mức độ phù hợp để có thể hoàn thành đúng thời hạn:

  • Khẩn cấp và quan trọng: làm luôn sớm nhất có thể.
  • Quan trọng nhưng không khẩn cấp: lên dự định chính xác.
  • Khẩn cấp nhưng không quan trọng: có thể phân công cho nhân viên khác.
  • Không quan trọng và không khẩn cấp: gạch bỏ những công việc đó để tránh lãng phí thời gian.

Việc sắp xếp công việc theo mức độ quan trọng sẽ giúp sắp xếp thời gian khoa học hơn và tăng năng suất làm việc cho nhân viên của mình.

2.5. Sắp xếp lại nơi làm việc, dụng cụ nhà hàng trước khi đón tiếp khách

Trước khi mở cửa đón tiếp các thực khách, chủ nhà hàng hãy hướng dẫn các nhân viên của mình phải sắp xếp lại bàn ghế, khăn trải bàn, bình hoa đúng vị trí theo yêu cầu đã đề ra; vệ sinh sạch sẽ lại khu vực khách ngồi ăn, chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ ăn uống cho khách hàng; kiểm tra lại và nắm rõ danh sách khách hàng đã đặt chỗ trước và vị trí đặt, kiểm tra lại tất cả các cơ sở vật chất để đảm bảo mọi thứ đều sẵn sàng để đón tiếp khách.

Giám sát nhân viên
Group Of Confident Multi Ethnic Restaurant Staff

Đây là một thói quen tốt mà các nhân viên cần chú ý để tăng sự thiện cảm của khách hàng dành cho nhà hàng. Ngoài ra, nó cũng góp phần xây dựng một hình ảnh tốt cho nhà hàng. 

2.6. Không nên cầu toàn hóa mọi việc

Quá cầu toàn trong công việc không phải là một thói quen tốt, mà nhân viên nên học theo. Vì người cầu toàn luôn đặt mục tiêu cao, luôn cố gắng kiểm soát mọi thứ, quá khắt khe với bản thân, chính vì vậy mà họ luôn phiền muộn nếu không đạt được mục tiêu đã đề ra, không bao giờ cảm thấy thỏa mãn và dễ bị ảnh hưởng bởi những lời nói của người xung quanh.

Từ đó dẫn đến các bệnh về tâm lý như khắt khe quá hóa tiêu cực, trầm cảm và tâm lý yếu. Cho nên, bạn hãy khuyên các nhân viên của mình nên đặt ra một mục tiêu rõ ràng cụ thể, không nên đặt quá cao. Sự cầu toàn là một thái độ cần thiết nhưng nếu đi quá giới hạn thì sẽ gây tổn hại đến người nhân viên đó cũng như mọi người xung quanh. 

2.7. Xác định mục tiêu rõ ràng

Đây là một thói quen tốt của một nhân viên chuyên nghiệp, mà các nhân viên của bạn cần học hỏi để giúp nhà hàng của bạn càng kinh doanh hiệu quả. Bất kể mục tiêu đó là gì, bạn nên lập kế hoạch một cách cẩn thận, kỹ càng và thực hiện các mục tiêu đó hằng ngày. Hãy nghiên cứu và xem xét lại các mục tiêu hàng ngày để xác định sự quan trọng của nó. Ngoài ra, nên bỏ đi những mục tiêu không còn quan trọng đối với nhà hàng nữa.

Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp

Đây là một chìa khóa mở ra sự thành công và hiệu quả cao cho nhà hàng của bạn. Chính vì vậy, nhân viên của bạn càng rõ ràng về các mục tiêu và mục đích của mình, thì họ càng có nhiều khả năng, năng lực để đạt được chúng một cách hiệu quả.

2.8. Biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ khách hàng là một thói quen chuyên nghiệp

Thông tin phản hồi của khách hàng là rất quan trọng để giúp nhà hàng có cái nhìn sâu sắc hơn về mức độ hài lòng của khách hàng. Nhân viên nên biết lắng nghe khách hàng của mình để đảm bảo rằng nhà hàng có đang phục vụ và đáp ứng nhu cầu của thực khách thực sự tốt hay không.

Từ đó tiếp thu ý kiến và phản hồi lại ý kiến của khách, điều này sẽ giúp tạo dựng niềm tin và giữ chân khách hàng lâu hơn. Việc nhân viên biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ khách hàng sẽ giúp nhà hàng bạn cải thiện chất lượng phục vụ tốt hơn và ghi điểm trong mắt các thực khách. 

2.9. Khéo léo trong việc tận dụng thời gian

Nhân viên nên có sự khéo léo trong việc tận dụng thời gian trong quá trình phục vụ các thực khách. Nhân viên hãy sắp xếp thời gian hợp lý sao cho khi khách đến hãy chào hỏi, hướng dẫn khách đến vị trí bàn mà họ ưng ý nhất, đi kèm với đó là một số động tác phục vụ chuyên nghiệp, có mặt đúng lúc khi họ yêu cầu.

Vì nhà hàng đâu chỉ phục vụ cho một khách hàng duy nhất mà là rất nhiều khách, nên đây không chỉ là một thói quen tốt mà còn là một yêu cầu công việc đối với mỗi nhân viên. Một nhân viên có tác phong chuyên nghiệp, nhanh nhẹn luôn tạo ra sự thiện cảm cho các thực khách, giúp nhà hàng kinh doanh hiệu quả hơn.

3. Tạm kết

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của MISA CukCuk, bạn đã có thêm những kinh nghiệm trong hoạt động tuyển dụng và đào tạo nhân viên bài bản cũng như giúp nhân viên chuyên nghiệp hơn, từ đó trải nghiệm dùng bữa của thực khách cũng như doanh thu được cải thiện nhiều hơn.

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
4 cách quản lý nhà hàng nhiều chi nhánh chuyên…
27/03/2024
Phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới được tin…
01/04/2024
Phần mềm quản lý nhà hàng hải sản đặc sản…
23/03/2024
Review top 5 phần mềm quản lý nhà hàng tốt…
27/03/2024
Chuyển động F&B – Tổng quan thị trường ngành dịch…
18/01/2024