Học hỏi bí quyết kinh doanh thành công từ nhà hàng Gordon Ramsay

Trong khoảng thời gian gần đây, nhiều nhà hàng đang chưa thể tìm ra cho mình định hướng vận hành một cách trơn tru và bí quyết kinh doanh thích hợp. Vậy nếu như nhà hàng của bạn vẫn đang trong tình cảnh khó vận hành như thế, thì hãy tham khảo bí quyết kinh doanh từ nhà hàng Gordon Ramsay. Bạn chỉ có thể làm những việc kinh doanh lớn lao khi bạn bắt đầu từ những điều đơn giản, cơ bản và dễ làm nhất. 

1. Đôi nét về Gordon Ramsay

Gordon Ramsay là đầu bếp nổi tiếng người Anh với chuỗi nhà hàng đạt 14/15 sao Michelin. Ông cũng nổi tiếng thông qua các show truyền hình thực tế có sức hút toàn cầu như MasterChef, Hell’s Kitchen… Vào thời điểm 2001, nhà hàng Gordon Ramsay được bình chọn là nhà hàng tốt nhất ở Anh cũng như 3 sao Michelin lúc bấy giờ.

Nổi tiếng với khả năng nấu nướng bậc thầy đồng thời là sự quản lý chặt chẽ, quy củ với từng bộ phận của nhà hàng, ông luôn là một trong những điểm sáng để các mô hình kinh doanh F&B hướng tới. Bản thân trên các show truyền hình thực tế về ẩm thực, không ít đầu bếp ngỡ ngàng về sự khắt khe, chuẩn chỉnh của Gordon Ramsay để có thể đạt được hiệu quả công việc tốt nhất.

>> Học cách quản lý nhà hàng Michelin: những bài học “chuẩn sao” <<

2. Bí quyết kinh doanh từ nhà hàng Gordon Ramsay 

Gordon Ramsay Restaurant là nhà hàng của vị đầu bếp nổi tiếng của các chương trình thực tế về nấu ăn – Gordon Ramsay. Vị đầu bếp ấy đã sở hữu 26 nhà hàng kinh doanh khủng trên toàn thế giới. Đến với nhà hàng, thực khách sẽ có sự lựa chọn vô cùng hoàn hảo, không chỉ xuất phát từ những món ăn, mà còn là không gian, cách phục vụ và cả rượu vang tuyệt vời hảo hạn chỉ có ở nhà hàng này. Để có được thành công như ngày hôm nay, đòi hỏi nhà hàng Gordon Ramsay phải có một bí quyết kinh doanh vô cùng hoàn hảo. Những bí quyết kinh doanh từ nhà hàng Gordon Ramsay như sau:

 

2.1. Vệ sinh là điều kiện quan trọng nhất

Các chủ nhà hàng luôn luôn phải đào tạo và dặn dò nhân viên của mình về việc giữ gìn vệ sinh thật tốt. Khách hàng sẽ có những trải nghiệm tốt hơn, khi dùng bữa tại một nhà hàng được đảm bảo vệ sinh từ không gian, đồ dùng đến trang phục nhân viên, nhất là khu vực bếp và khu vực phục vụ khách.

Nhà hàng Gordon Ramsay luôn làm tốt trong việc giữ vệ sinh sạch sẽ, đây cũng là điều đầu tiên làm nên sự thành công của nhà hàng. Những thực khách ở đây vô cùng hài lòng, vì khi trải nghiệm ở đây họ thấy mình được quan tâm. Từ lúc, khách hàng bước vào quán đã thấy được sự sạch sẽ, gọn gàng không hề có sự bừa bộn của rác. Đến lúc bước vào bàn ăn thì bàn luôn được lau dọn sạch sẽ từ trước và đã có đồ dùng sạch sẽ gọn gàng được bày trí như thể họ là người đầu tiên sử dụng bàn ăn đó.

Việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ còn được thể hiện ở người nhân viên phục vụ. Trang phục của nhân viên phục vụ luôn gọn gàng, sạch sẽ chỉnh chu. Không những thế, ngay cả tay và khuôn mặt của người nhân viên phục vụ cũng được đảm bảo sự gọn gàng, sạch sẽ. Vì nhân viên phục vụ là người trực tiếp phục vụ khách hàng nên việc giữ gìn vệ sinh sẽ làm tâm trạng dùng món ăn của khách được thoải mái hơn.

Một trong những nơi được nhà hàng này chú trọng nhất về sự sạch sẽ, đó là khu vực bếp và khu vực phục vụ khách. Đây là nơi khách hàng sẽ đánh giá nhà hàng có thật sự quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe khách hay không. Một nhà hàng lớn như Gordon Ramsay Restaurant sẽ có một quy trình phục vụ gọn gàng nhất, để món ăn khi đến bàn ăn của khách được trông sạch sẽ, ngon mắt nhất.

2.2. Phải biết nhà hàng mình phục vụ đối tượng là ai?

Nhà hàng Gordon Ramsay luôn biết họ sẽ phục vụ nhóm đối tượng nào, phục vụ ai? Họ tiến hành tìm hiểu nhóm đối tượng đó và phục vụ họ thật chu đáo nhất. Đối với một nhà hàng, việc làm hài lòng khách hàng chính là cách đầu tư vào kênh truyền thông của nhà hàng hiệu quả nhất. Vì vậy khi kinh doanh nhà hàng, chủ nhà hàng cần phải chú trọng đến chất lượng phục vụ thực khách, trước khi nghĩ đến việc phô trương tên tuổi nhà hàng của mình. 

Vị trí mà nhà hàng đang sở hữu cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Môi trường sống xung quanh nhà hàng sẽ ảnh hưởng đến những thượng đế mà nhà hàng phục vụ. Quản lý của nhà hàng cần phải nắm rõ khu vực kinh doanh của nhà hàng mình, biết những đối thủ cạnh tranh của mình là ai, nắm bắt được ưu – nhược điểm của họ và biết điều gì khiến nhà hàng bạn vượt trội hơn so với họ. 

2.3. Đừng ngạo mạn, điều đó sẽ giết chết bạn 

Gordon Ramsay cho rằng: “Thật quá phù phiếm khi những kẻ không biết nấu ăn lại mở nhà hàng”. Người quản lý nhà hàng có thể không phải một đầu bếp giỏi, nhưng họ phải có những kiến thức căn bản về ngành nghề đầu bếp. Nếu bạn là một chủ nhà hàng thì bạn hãy học nấu ăn.

Điều đó cho bạn thấy rõ bạn đang quản lý, vận hành điều gì. Việc một chủ nhà hàng không biết về nấu ăn thì sẽ khó tạo được lòng tin với họ. Trong việc kinh doanh này có thể bạn đam mê cháy bỏng, nhưng vậy là chưa đủ. Quản lý nhà hàng sẽ phải làm như thế nào khi đứng trước một món ăn mà chính bạn cảm thấy không hài lòng, nhưng đầu bếp vẫn khẳng định đây là hương vị chính xác? Việc bạn làm chủ được mọi thứ mà nhà hàng đang hoạt động, sẽ khiến bạn làm chủ được mọi tình huống trong kinh doanh.

2.4. Tinh thần đồng đội

Theo Gordon Ramsay, điều đầu tiên là bạn cần phải tin tưởng vào đội ngũ nhân viên đang làm việc tại nhà hàng của mình, những người đang được bạn trả lương vào mỗi tháng. Sau đó, với cương vị người chủ, bạn cần phải làm cho họ thấy có trách nhiệm với công việc của mình, gắn bó với nhau như những người trong gia đình. Điều đó sẽ khiến họ có tinh thần tốt để phục vụ trong nhà hàng của bạn. Cuối cùng, chủ nhà hàng hãy cho họ biết rằng bạn rất cần họ và khuyến khích họ phát triển cùng nhà hàng.

Đào tạo nhân viên nhà hàng

2.5. Tìm một đầu bếp giỏi 

Khu bếp được xem là phần quan trọng nhất của nhà hàng và khoản đầu tư đúng đắn nhất của nhà hàng chính là người đầu bếp. Người đầu bếp cần phải là người làm việc có động lực, có đầu óc lãnh đạo, cầu tiến và đặc biệt là phải sáng tạo trong từng món ăn. Nếu như không tìm được một người đầu bếp như vậy thì bạn sẽ khó có thể kinh doanh nhà hàng được.

Quản lý nhà hàng cần phải đảm bảo được rằng đầu bếp chính trong gian bếp phải là người phù hợp với công việc ấy. Thực ra tuổi nghề cũng chẳng phải là vấn đề quá lớn, ưu tiên hàng đầu trong việc này phải là tài năng và tính cách. Bạn sẽ làm việc lâu dài với họ, nên chắc chắn giữa hai người phải luôn có sự ăn ý và hiểu nhau. 

2.6. Kiểm soát chất lượng món ăn 

Hãy đảm bảo chất lượng và tính nhất quán trong khu bếp của nhà hàng. Đây là yếu tố gần như quyết định đến thành công của một nhà hàng. Dù nhà hàng của bạn có đông đúc đến như nào, thì tuyệt đối không được mang những món ăn được chế biến một cách chưa chỉnh chu để phục vụ khách hàng. Nếu như phục vụ những món ăn không tốt, sẽ khiến danh tiếng nhà hàng của bạn chắc chắn bị hủy hoại một cách thậm tệ.

Ramsay Gordon sẽ đổ ngay đĩa thức ăn nếu nó không đạt chất lượng và nhanh chóng bạn sẽ không thể còn tiếp tục làm việc tại nhà hàng nữa. Đây là chính là cách ông luôn giữ được độ danh tiếng của mình, dù đang cùng lúc sở hữu nhiều nhà hàng khác nhau.

2.7. Luôn luôn linh động, linh hoạt 

Khi kinh doanh nhà hàng, Gordon Ramsay luôn luôn ý thức rằng việc nhân viên hay những người làm trong nhà hàng, phải có phản ứng nhanh với bất kỳ sự thay đổi nào. Quản lý nhà hàng cũng cần ngay lập tức có phản ứng thích hợp, đừng chờ đợi. Trong điều kiện như hiện nay, hàng tuần thậm chí hàng ngày người quản lý phải đưa ra những con số thống kê. Người chủ nhà hàng hãy luôn làm chủ mọi tình huống có thể xảy ra một cách linh hoạt nhất.

2.8. Luôn giữ vững mục tiêu, mong ước từ ban đầu 

Khi gặp một khó khăn, bạn sẽ khó có thể giữ vững mục tiêu, mong ước từ ban đầu. Nhưng nếu bạn kiên trì, giữ vững niềm đam mê thì cơ hội thành công sẽ đến với bạn. Đầu bếp Gordon Ramsay đã từng phải đóng cửa 23 nhà hàng trước khi có được thành công hiện tại. Việc kinh doanh nhà hàng vô cùng rất phức tạp, ngay cả với một quản lý nhà hàng tài năng thiên bẩm như ông. Vậy nên đừng sớm cảm thấy nản lòng khi mới chỉ gặp chút vấp váp.

3. Tạm kết 

MISA CukCuk vừa giới thiệu đến bạn những bí quyết kinh doanh từ nhà hàng Gordon Ramsay. Hy vọng với những gì chúng tôi đã chia sẻ, có thể giúp nhà hàng của bạn có thêm được những kinh nghiệm quý báu để vận hành nhà hàng một cách hiệu quả, đạt doanh thu cao, khẳng định được thương hiệu!

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Chuyển động F&B – Tổng quan thị trường ngành dịch…
18/01/2024
Đón đầu và gia tăng doanh thu với những xu…
28/12/2023
Đọc vị chiến lược marketing của Haidilao “Vua lẩu xứ…
27/12/2023
Phân tích chiến lược marketing của Lotteria – người “anh…
03/01/2024
Chiến lược marketing của Circle K – thành công từ…
02/01/2024