Chia sẻ kinh nghiệm mở quán ăn từ A đến Z dành cho người mới bắt đầu

kinh nghiệm mở quán ăn

Mở quán ăn là một trong những hình thức kinh doanh phổ biến hiện nay. Để có thể kinh doanh quán ăn hiệu quả, chủ kinh doanh cần phải nắm rõ các thông tin cần thiết ví dụ: mở quán ăn cần bao nhiêu vốn? Lựa chọn địa điểm kinh doanh như thế nào? Cách quản lý và vận hành quán ăn ra sao để hạn chế thất thoát? MISA CukCuk đã tổng hợp kinh nghiệm mở quán ăn cho người mới bắt đầu qua bài viết dưới đây, mời anh chị cùng tham khảo. 

I. Có nên mở quán ăn không? 

Quyết định kinh doanh mở quán ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng cần xem xét khi đưa ra quyết định khởi nghiệp mô hình này:

  • Kinh nghiệm về ngành ẩm thực và kiến thức quản lý kinh doanh
  • Vốn: Có đủ vốn để khởi nghiệp và vận hành quán ăn trong giai đoạn ban đầu không? Bao gồm cả việc đầu tư trang thiết bị, thuê mặt bằng, mua nguyên liệu, chi phí nhân sự, điện nước…
  • Đối thủ cạnh tranh: Cần nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh để xác định khả năng thành công
  • Vị trí: Xác định vị trí mở quán ăn để thu hút khách hàng
  • Thực đơn quán ăn: Xây dựng một menu đa dạng và hấp dẫn, dựa trên nhu cầu của thị trường và sở thích của khách hàng. Đảm bảo rằng bạn có đủ lựa chọn món ăn và đồ uống.

Lưu ý rằng, mở quán ăn là ý tưởng kinh doanh F&B không dễ, đòi hỏi sự đầu tư và quyết tâm. Trước khi bắt đầu, anh chị hãy xem xét kỹ lưỡng và nghiên cứu thị trường để mở quán ăn thành công.

II. 9 kinh nghiệm mở quán ăn từ A đến Z dành cho người mới bắt đầu

2.1. Chuẩn bị giấy tờ kinh doanh quán ăn

Bước đầu tiên để mở một quán ăn là cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, các giấy tờ liên quan đến pháp lý, an toàn vệ sinh thực phẩm. Người chủ quán ăn cần cung cấp đầy đủ giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận ATVS thực phẩm…và nắm rõ các vấn đề liên quan đến pháp lý và an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, nếu quán ăn có phục vụ thức uống có cồn thì cũng cần xin giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu, bia.

giấy chứng nhận ATTP kinh doanh quán ăn

Xem thêm: Thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống, đóng thuế ra sao?

2.2. Chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh quán ăn 

Để có thể làm chủ một quán ăn, trước tiên cần xác định mình có bao nhiêu vốn và chi phí phải bỏ ra là bao nhiêu. Anh/chị nên tính toán cẩn thận, lập kế hoạch tài chính cụ thể. Tránh tình trạng quán ăn mới mở được 1-2 tháng nhưng không đủ vốn xoay vòng phải đóng cửa.

Về vốn đầu tư để mở quán ăn có thể là vốn tự có, vay mượn người thân, mượn ngân hàng, hợp tác với các nhà đầu tư. Nếu mở quán ăn cho riêng mình với số tiền tự tích góp thì có thể tùy ý triển khai nguồn vốn theo ý muốn, lỗ hay lãi sẽ tự chịu trách nhiệm. Trường hợp phải đi vay mượn để kinh doanh thì cần kế hoạch thu chi rõ ràng. Có thể tuyển dụng nhân viên kế toán hỗ trợ, hạn chế những trường hợp thất thoát không đang có.

Sau khi dự trù được số vốn kinh doanh quán ăn, anh/chị cần có bảng dự toán những chi phí cố định và chi phí phát sinh. Dưới đây là các khoản cần đầu tư khi kinh doanh quán ăn:

  • Chi phí thuê mặt bằng: với những mặt bằng có diện tích không lớn, giá thuê dao động từ 5 đến 10 triệu/tháng. Đối với những mặt bằng lớn, nằm ở nhà phố giá thuê sẽ cao hơn nhiều. Thường khi làm hợp đồng thuê mặt bằng, anh/chị sẽ cần đặt cọc 3 – 6 tháng. 
  • Chi phí nguyên vật liệu: Cần tính toán chi phí dùng để mua nguyên liệu nấu ăn hàng ngày. Chi phí này có thể từ 1 đến 3 triệu/ngày tùy vào quy mô quán ăn.
  • Chi phí tuyển nhân công: Trường hợp có người thân hỗ trợ có thể không tốn chi phí này. Nếu không đủ nhân lực có thể thuê 2 đến 3 nhân viên làm theo ca với giá từ 2 đến 3 triệu/ tháng.
  • Chi phí trang trí quán ăn: Chi phí trang trí cho quán 2 đến 3 triệu, chi phí mua chén, bát, dụng cụ ăn uống,…

Như vậy tùy thuộc vào quy mô quán ăn và địa điểm kinh doanh, anh/chị sẽ cần chuẩn bị số vốn từ 100 đến 300 triệu.


2.3. Trau dồi các kiến thức về ẩm thực 

Là chủ một quán ăn thì không thể thiếu hiểu biết về sản phẩm mình đang kinh doanh. Do đó, ngoài việc nghiên cứu đối thủ trực tiếp (kinh doanh cùng mặt hàng), đối thủ gián tiếp (kinh doanh quán ăn) thì anh/chị nên dành thời gian để học tập, nghiên cứu về ẩm thực, đầu tư kiến thức nấu ăn và kỹ năng kinh doanh. Có thể tham gia các lớp học nấu ăn, khóa học quản lý doanh nghiệp và phát triển thương hiệu.

nâng cao tay nghề nấu ăn

Xem thêm: Để mở quán ăn nhỏ, cần có bao nhiêu vốn?

2.5. Lên ý tưởng kinh doanh độc đáo

Kinh nghiệm để kinh doanh quán ăn tốt là ban cần lên ý nghĩa độc đáo để thu hút khách hàng. Ý tưởng kinh doanh phải đảm bảo 2 yếu tố. Thứ nhất là “mới”, các món ăn để kinh doanh phải mới lạ và chưa người bán. Yếu tố thứ 2 là “độc lạ” các món ăn có thể đã có người làm nhưng phải được biến tấu cho khác đi, chưa ai bán nhưng khó làm theo. Sau đây là một vài ý tưởng kinh doanh tốt mà chúng tôi muốn gợi ý đến quý khách 

  • Tận dụng các món ăn “lỗi thời”

Có thể tận dụng những món ăn đã lỗi thời của thế giới hoặc của vùng khác để bán lại ở khu vực mở quán ăn của anh/chị. Chẳng hạn như ở Sài Gòn có thể thử bán bánh tráng nướng Đà Lạt, hoặc bán Bánh Bạch Tuộc Takoyaki hoặc Sushi Nhật Bản. Các món này thuộc dạng “mới” và chưa có nhiều người bán nhưng cách làm vô cùng đơn giản. 

Ẩm thực Nhật Bản

  • Biến tấu cho món ăn mới 

Với ý tưởng này, có thể lấy một món ăn cũ quen thuộc và biến tấu nó để tạo nên một món ăn mới. Chẳng hạn như món kem cuộn mới nổi trên thị trường gần đây chính là món kem viên trong quá khứ. 

kem cuộn

  • Kết hợp các món ăn cũ để tạo ra món mới 

Có thể kết hợp các món cũ lại với nhau để tạo ra món mới. Chẳng hạn như món trà sữa kết hợp với củ năng và phô mai viên. Những món ăn này đòi hỏi chủ quán phải chủ động sáng tạo và có bí quyết riêng.

Món trà sữa viên phô mai

  • Xây dựng cách chế biến ngược lại hoàn toàn so với ban đầu 

Có thể thay đổi quan niệm một món ăn để tạo nên một món mới độc lạ, ví dụ như món kem chiên. Ai cũng nghĩ kem phải lạnh và nếu chiên lên sẽ tan hết thì sao. Điều này sẽ gây kích thích cho khách hàng và giúp quán anh/chị sẽ trở nên nổi tiếng nhanh chóng. 

Món kem chiên nóng

2.6. Lựa chọn phân khúc khách hàng

Một trong những kinh nghiệm mở quán ăn là cần phải phân khúc khách hàng. Để có thể kinh doanh quán ăn hiệu quả, cần xác định thật rõ đối tượng khách hàng. Nếu đối tượng khách hàng hướng đến là dân văn phòng thì anh/chị nên mở nhà hàng gần khu phố có nhiều văn phòng. Nếu đối tượng là giới trẻ, học sinh, sinh viên thì nên mở nhà hàng gần trường học, ký túc xá, khu vui chơi với nhiều món ăn chơi bình dân.

2.7. Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp 

Mặt bằng sẽ là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong kinh nghiệm mở quán ăn. Mặt bằng sẽ quyết định rất lớn đến thành công của một quán ăn. Mặt bằng cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Thuận lợi về giao thông.
  • Gần trung tâm, khu dân cư, trường học,…
  • Đảm bảo về an ninh
  • Có phong cảnh và vị trí đẹp

Lựa chọn địa điểm kinh doanh quán ăn

2.8. Thiết kế và trang trí cho quán ăn 

Để quán ăn trở nên thu hút, anh/chị nên cân nhắc trong việc trang trí không gian, nội thất quán sao cho thật ấn tượng. Bố trí nội thất một cách hợp lý tạo các không gian, lối đi thoải mái tránh gây chật chội khó chịu sẽ ảnh hưởng đến hương vị của khách hàng.

Ngoài ra cũng nên bố trí cảnh quan thật thoáng mát và đẹp mắt. Có thể sử dụng một ít cây cảnh để trang trí xung quanh nằm tạo cảm giác mát mẻ, thoải mái cho khách hàng. 

Hoặc trang trí quán ăn mang phong vị ẩm thực vùng miền như: quán ăn đặc sản Hội An, quán ăn đặc sản Tây Bắc, quán ăn đặc sản Nam Bộ… cần lựa chọn các chi tiết trang trí mang phong cách của vùng miền đó.

Trang trí quán ăn

2.9. Quảng bá cho quán ăn 

Những kinh nghiệm mở quán ăn thành công sẽ không thể thiếu việc quảng bá cho quán ăn. Quán ăn nhỏ hay lớn đều cần phải xây dựng thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu sẽ giúp quán ăn tạo có được chỗ đứng cũng như hình ảnh trong lòng khách hàng. Anh/chị có thể quảng bá hình ảnh quán thông qua các kênh quảng cáo như Facebook, Instagram hoặc Zalo.

quảng cáo món ngon quán ăn

Bên cạnh đó, hình ảnh quán còn được được thể hiện qua sự hài lòng và đánh giá của khách hàng. Muốn làm được điều đó, anh/chị cần đào tạo thái độ phục vụ của nhân viên cũng như chất lượng món ăn.

III. Những câu hỏi thường gặp khi mở quán ăn

3.1. Mở quán ăn cần những giấy tờ thủ tục nào? 

Để có thể mở quán ăn, anh/chị cần phải có những giấy tờ sau:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Giấy phép phòng chống cháy nổ

Xem hướng dẫn chi tiết về Thủ tục pháp lý khi mở quán ăn, quán cafe

3.2. Mở quán ăn cần bao nhiêu vốn? 

Nguồn vốn chủ yếu sẽ phụ thuộc vào quy mô kinh doanh. Qua những phân tích và tính toán chi phí cố định, anh/chị cần khoảng 100 – 300 triệu, chi phí trung bình khoảng 30 triệu/tháng cho 1 quán ăn nhỏ. 

3.3. Làm thế nào để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quán ăn? 

Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm trong quán ăn là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe của khách hàng và hình ảnh của quán ăn:

  • Đảm bảo tất cả nhân viên được đào tạo về vệ sinh thực phẩm và tuân thủ các quy định liên quan: cách xử lý thực phẩm, vệ sinh cá nhân và bảo quản thực phẩm…
  • Kiểm tra nguyên liệu thực phẩm trước khi chế biến để đảm bảo hạn sử dụng, không bị hỏng và không bị nhiễm khuẩn
  • Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp tránh sự phát triển của vi khuẩn. Sử dụng ngăn kéo, tủ lạnh và tủ đông để bảo quản thực phẩm
  • Vệ sinh thiết bị và không gian làm việc hàng ngày, đảm bảo luôn sạch sẽ

3.4. Kinh nghiệm kinh doanh quán ăn nên tự quản lý hay thuê người quản lý?  

Theo kinh nghiệm của nhiều anh chị chủ quán ăn:

  • Nếu quán nhỏ mới đi vào hoạt động anh/chị nên đích thân quản lý
  • Trong quá trình vận hành quản lý, cần học hỏi và tìm hiểu để tránh tình trạng nhân viên gian lận, thất thoát
  • Quản lý theo kiểu truyền thống (ghi chép sổ sách, excel) tỷ lệ thất thoát cao hơn nhiều so với việc sử dụng phần mềm quản lý quán ăn

Trong những giờ cao điểm (trưa hoặc tối) lượng khách ra vào đông đúc, nhân viên bán hàng không thể kiểm soát có thể tính tiền nhầm lẫn. Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn hỗ trợ tính tiền nhanh chóng, chính xác.

Phần mềm quản lý quán ăn MISA CukCuk

Sử dụng phần mềm quản lý quán ăn MISA CukCuk, nhân viên phục vụ tiếp nhận chính xác và nhanh chóng đơn hàng của quý khách ngay trên app điện thoại. Tránh tình trạng bị sót đơn và đặt sai món vụ sẽ nhập thông tin về món ăn mà khách hàng gọi lên phần mềm tạo thành một phiếu gọi món ăn.

Ngoài ra, khách hàng có thể thanh toán ngay trên phần mềm MISA CukCuk. Phần mềm quản lý quán ăn CukCuk sẽ tự in hóa đơn tính tạm cho khách hàng đối chiếu và thanh toán. Việc tạo hóa đơn giúp nhân viên không bỏ sót khách hàng chưa thanh toán. Ngoài ra, nếu sử dụng phần mềm quản lý quán ăn sẽ tiết kiệm chi phí thuê nhân viên thu ngân.

Đăng ký 15 ngày dùng thử miễn phí phần mềm quản lý quán ăn MISA CukCuk:

Trên đây là những kinh nghiệm mở quán ăn, hy vọng qua bài viết sẽ giúp các anh/chị có được kinh nghiệm bổ ích giúp kinh doanh quán ăn thật tốt.

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Dịch vụ giao đồ ăn nào phù hợp với nhà…
10/03/2022
Cách nhanh nhất để đăng ký bán hàng dành cho…
12/05/2023
Cách đăng ký gian hàng trên GoFood? Có nên không?…
12/05/2023
Top 5 phần mềm quản lý quán ăn tốt nhất…
21/03/2024
Những cách tăng doanh số giảm chi phí quán ăn…
16/06/2023