Kinh doanh quán nhỏ: biết bao giờ đuổi kịp lối sống 4.0 của người tiêu dùng

Trách nhiệm xã hội

Đứng trước áp lực phải thay đổi khi sự chuyển dịch ăn uống của người dùng biến hóa đến chóng mặt. Từ việc ăn tại chỗ chuyển thành giao mang về, từ việc phát tờ rơi quảng cáo đến việc liên kết với các hệ sinh thái ẩm thực để bán được hàng. Kinh doanh hàng quán nhỏ trong thời buổi công nghệ ngoài việc bán hàng online trên các trang mạng xã hội còn có kênh nào triển khai để tăng thêm lợi nhuận?

thức ăn dinh dưỡng

1. Khách hàng sẽ làm gì khi thèm ăn?

Nếu như trước đây, khách hàng chỉ biết đến các quán ăn, nhà hàng thông qua quảng cáo trực tiếp hoặc thông qua lời giới thiệu của bạn bè. Còn hiện nay, khi người dùng có nhiều hơn một sự lựa chọn khi họ có thể tiếp cận với thông tin mình cần nhanh chóng hơn. Không chỉ có vậy, xuất hiện những hội nhóm “tư vấn chọn món, review..” tổng hợp những địa chỉ ăn uống uy tín cho người dùng. Điều này mở ra cơ hội kinh doanh quán ăn nhỏ, không có quá nhiều ngân sách để đầu tư cho các hoạt động quảng cáo.

marketing nhà hàng

Một sự chuyện dịch rõ rệt nữa là thay vì ra ngoài tìm kiếm hàng quán, họ có xu hướng gọi mang về. Người người giao hàng, nhà hàng giao hàng. Loại hình đó thành công bởi chính sự tiện lợi, khai thác trúng tâm lý khách hàng. Thời gian đáp ứng nhu cầu ăn uống trở lên linh hoạt hơn. Đó là điều họ cần, bất kỳ khi nào thấy đói, họ đều có thể gọi đồ ăn.

2. Ăn ngon thôi chưa đủ, phải tốt cho sức khỏe

Lựa chọn bổ sung thêm các thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe không chỉ còn là trào lưu, xu hướng mà trở thành một trong những khẩu phần bắt buộc các nhà hàng, quán ăn. Không chỉ riêng những nhà hàng lớn mà ngay cả những hàng quán nhỏ dần đã ý thức được sự chất lượng, dinh dưỡng trong từng món ăn như thế nào. Bởi lẽ, chạy theo xu hướng chung của khách hàng, họ dần bận tâm về chuyện món ăn mình thưởng thức liệu có đang thực sự tốt cho sức khỏe.

thực phẩm sạch

Bằng chứng vô cùng rõ rệt của vấn đề này là việc tỉ trọng những nhà hàng, quán ăn đồ ăn nhanh đang có xu hướng sụt giảm, phân bố thị trường dần lệch về phía những quán ăn thể hiện tính dinh dưỡng, sạch, tiêu chuẩn cho khách hàng hàng.

>> Để nhận được tài liệu quản trị nhà hàng, quán cafe, vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY

3. Gắn ẩm thực với trách nhiệm xã hội

Những phong trào không sử dụng túi ni lông, vỏ chai nhựa cũng được đưa vào các quán ăn nhỏ như một thông điệp chính để gửi đến người tiêu dùng chung tay bảo vệ môi trường. Với mục tiêu chung ấy, các vị thượng đế chẳng cần quá đắn đo khi sử dụng những sản phẩm: túi giấy, chai thủy tinh hoặc những chiếc ống hút tre…

Trách nhiệm xã hội

4. Cá nhân hóa quá trình chăm sóc khách hàng

Không phải ngẫu nhiên mà những quán cafe, trà sữa phát triển thêm những loại topping hay như việc giảm đường đá trong thực đơn của khách hàng. Một số trường hợp khác với những hãng đồ ăn nhanh cũng có phát triển thêm các dòng sản phẩm phù hợp với thị hiếu chung của khách hàng. Tất cả nhằm một mục đích lôi kéo khách hàng đến với quán nhiều hơn.

Hiện tại các nhà hàng, quán ăn đang áp dụng việc cá nhân hóa này bằng những voucher, quà tặng dành cho khách hàng vào mỗi dịp đặc biệt, một phần để kích thích nhu cầu tiêu dùng nhưng cũng là việc khiến khách hàng cảm thấy mình được quan tâm nhiều hơn.

5. Tận dụng chính những công cụ nhà hàng sẵn có

Chăm sóc bằng cách nào? Nhắn tin qua tổng đài hay gửi tin tự động thông qua facebook, zalo… Chi phí của những hoạt động trên như thế nào? Có cách thức nào có thể triển khai hoạt động trên mà không cần trả phí nhiều? Một số phần mềm quản lý hiện tại cũng đang tích hợp thêm các tính năng gửi tin nhắn tự động cho thực khách thông qua ứng dụng trên thiết bị di động cá nhân.

Đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Top 5 phần mềm quản lý quán ăn tốt nhất…
21/03/2024
Kinh doanh quán nhậu bình dân: một đồng vốn bốn…
23/01/2024
Top 9 cách đốt vía giải đen bán hàng dân…
12/01/2024
Mâm cúng ngày vía Thần Tài 2024 đối với những…
16/02/2024
Rước tài, đón lộc nhờ những yếu tố phong thủy…
12/01/2024