Quản lý nhà hàng là làm gì? Mô tả công việc quản lý nhà hàng

Quản lý nhà hàng là công việc thu hút được nhiều nguồn nhân lực trong thời buổi hiện nay. Vậy quản lý nhà hàng là làm những gì? Người làm công việc này cần có những kỹ năng gì? Cùng MISA CukCuk tìm hiểu chi tiết hơn về mô tả chi tiết công việc và yêu cầu, kỹ năng của người quản lý nhà hàng qua bài viết dưới đây. 

I. Quản lý nhà hàng là ai? Nhiệm vụ chính của quản lý nhà hàng

Quản lý nhà hàng là người chịu trách nhiệm vận hành tất cả công việc trong nhà hàng, từ quản lý tài chính, lập kế hoạch kinh doanh, giải quyết sự cố, quản lý nhân viên và khách hàng. Mục tiêu đảm bảo cho hoạt động kinh doanh nhà hàng diễn ra một cách suôn sẻ nhất. Do đó, người quản lý nhà hàng không chỉ có kiến thức về ngành mà còn có nhiều kỹ năng mềm khác.

Quản lý nhà hàng là ai?

>> Cách quản lý nhà hàng hiệu quả giảm thất thoát, tăng doanh số hiệu quả

Chúng ta có thể thấy rằng trong nhà hàng có rất nhiều khâu để quản lý từ nhân viên cho đến tài chính… Thế nên trong công việc quản lý nhà hàng cũng có nhiều đầu công việc để quản lý mà cụ thể là:

  • Quản lý các nhân viên trong nhà hàng
  • Quản lý tài chính 
  • Quản lý tiêu chuẩn phục vụ
  • Điều hành các công việc
  • Quản lý tài sản nhà hàng
  • Giải quyết các vấn đề sự cố và khiếu nại trực tiếp của khách hàng.

Mỗi công việc sẽ yêu cầu những kiến thức và kỹ năng khác nhau, tiếp theo là bảng mô tả công việc quản lý nhà hàng.

II. Mô tả công việc chính của quản lý nhà hàng

2.1. Xây dựng hệ thống quản lý nhà hàng chuyên nghiệp

  • Xây dựng hệ thống những quy định, các nội quy, quy tắc của nhà hàng, bản mô tả công việc hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng cho các vị trí đảm nhiệm trong nhà hàng.
  • Tổ chức triển khai thực hiện các quy định, nội quy và quy trình hướng dẫn nghiệp vụ được ban hành 
  • Phối hợp cùng với các bộ phận liên quan trong nhà hàng cùng xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng món ăn cùng với thức uống, quy trình phục vụ của nhà hàng, vệ sinh… trong nhà hàng
  • Thực hiện giám sát các quy trình, tổ chức cải tiến các quy trình để nâng cao hiệu quả và tăng hiệu suất hoạt động của nhà hàng

quản lý nhà hàng

2.2. Điều hành và điều phối các hoạt động kinh doanh trong nhà hàng

  • Phối hợp định kỳ với bộ phận liên quan đến xây dựng kế hoạch hoạt động cho nhà hàng theo tháng, năm, quý
  • Đại diện cho nhà hàng làm việc, giải quyết những mối quan hệ với các cơ quan nhà nước, các tổ chức ở địa phương liên quan đến nhà hàng.
  • Phối hợp cùng với các bộ phận liên quan xây dựng kế hoạch truyền thông – Marketing cho nhà hàng và tổ chức thực hiện những kế hoạch đã được duyệt.
  • Thực hiện triển khai và giám sát việc sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu cho nhà hàng 
  • Thực hiện triển khai và giám sát việc tổ chức các chương trình khuyến mãi, ưu đãi của nhà hàng 
  • Là người đại diện nhà hàng ký kết các hợp đồng với khách hàng sử dụng dịch vụ và thực hiện phối hợp cùng các bộ phận liên quan sẽ tổ chức triển khai giám sát tiến độ thực hiện 
  • Tổ chức triển khai các kế hoạch về chương trình khuyến mãi ưu đãi của nhà hàng
  • Gặp gỡ trực tiếp với khách hàng, đối tác, những khách hàng thân thiết, khách hàng VIP khi đến dùng bữa tại nhà hàng để thu thập thông tin về chất lượng dịch vụ
  • Là người thực hiện tìm kiếm nguồn khách tiềm năng cho nhà hàng.

2.3. Quản lý tài chính nhà hàng

  • Người được thẩm quyền phân công sẽ đại diện cho nhà hàng ký kết các hợp đồng về cung ứng với các nhà cung cấp cho nhà hàng 
  • Thực hiện giám sát tổ chức kế hoạch tài chính đã được duyệt. đảm bảo chỉ tiêu KPI 
  • Nhận báo cáo thu chi trong ngày từ các bộ phận và theo dõi giám sát các báo cáo đó
  • Phối hợp cùng với các bộ phận liên quan theo định kỳ thực hiện việc thống kê, lập báo cáo tài chính của nhà hàng và báo cáo cho cấp trên

2.4. Quản lý nhân sự

  • Là người đưa ra bộ máy nhân sự cho nhà hàng, quản lý  – giám sát sao cho đảm bảo đủ nhân lực thực hiện các yêu cầu được quản lý giao.
  • Xây dựng chính sách nhân sự cho nhà hàng, quy định về mức thưởng – phạt áp dụng cho nhân sự nhà hàng.
  • Tham gia vào quá trình phỏng vấn tuyển dụng, thực hiện đàm phán lương các vị trí nhân viên của nhà hàng.
  • Là người tổ chức, giám sát thực hiện công việc đào tạo nhân viên mới, training nâng cao nghiệp vụ cho những nhân viên tiềm năng, phân công công việc chính cho từng người, đánh giá kết quả công việc theo định kỳ đã đạt hay chưa.

đào tạo nhân viên nhà hàng

  • Là người quan sát, triển khai và giám sát quá trình thực hiện nội quy, chính sách nhân sự của nhà hàng.
  • Tham gia đề xuất khen thưởng những nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, mang lại kết quả kinh doanh tốt cho nhà hàng.
  • Giải quyết những vấn đề mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ trong nhà hàng.

2.5. Quản lý tài sản hàng hóa

  • Chịu trách nhiệm theo dõi việc thu mua hàng hóa, đảm bảo hạn mức tồn kho tối thiểu cho nhà hàng,  điều chỉnh định mức sử dụng sao cho phù hợp.
  • Theo dõi công tác bảo trì, bảo dưỡng định kỳ các loại thiết bị và máy móc trong nhà hàng, đồng thời tổ chức sửa chữa khi có hư hỏng phát sinh.
  • Chịu trách nhiệm trong việc đổi mới,  thực hiện bổ sung các trang thiết bị, máy móc,công cụ – dụng cụ, nội thất, … phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhà hàng.

2.6. Các công việc khác

  • Phối hợp vùng với bếp trưởng lên thực đơn, thiết kế menu theo chủ đề các dịp lễ lớn trong năm để đáp ứng yêu cầu của thực khách.
  • Phối hợp cùng với các bộ phận khác nhằm đảm bảo các vấn đề về an ninh và an toàn trong nhà hàng.

Nhân viên kế toán nội bộ nhà hàng

  • Theo sát các hoạt động kinh doanh của nhà hàng và đề xuất ra những giải pháp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh.
  • Chủ động tổ chức các cuộc họp cùng với nhân viên  để triển khai những hoạt động kinh doanh hay giải quyết các vấn đề xảy ra của nhà hàng.
  • Tham gia vào các cuộc họp với Giám đốc, Ban quản lý nhà hàng khi được yêu cầu.
  • Thực hiện các công việc khác khi được giao phó từ cấp trên.

>> Một nhà quản lý nhà hàng giỏi cần những tố chất gì? <<

III. Những kỹ năng mà người quản lý nhà hàng cần có

Một người có thể đứng điều phối và lãnh đạo người khác chắc hẳn là những người hội tụ đầy đủ những kỹ năng cần thiết của quản lý. Đối với công việc quản lý nhà hàng cũng thế bạn cần phải nắm vững những kỹ năng sau thì mới được gọi là một người quản lý tốt. 

3.1. Có khả năng giao tiếp tốt

Khả năng ứng xử nhạy bén là một trong những kỹ năng mềm đóng vai trò hết sức quan trọng. Yếu tố cần thiết để phát triển chính là truyền đạt, diễn giải được thông điệp của mình đến với mọi người một cách rõ ràng và thuyết phục nhất.

3.2. Có đủ kiến thức, kỹ năng để đào tạo nhân viên 

Công việc chính của quản lý nhà hàng là tạo ra được kết quả thông qua nhân viên, nên việc tích cực tăng năng suất làm việc của nhân viên để đạt hiệu quả mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Những cách thức để giúp người quản lý  đưa ra những phương án giúp đội ngũ nhân viên của mình phát triển hơn đó là:

  • Khai thác và sử dụng tiềm năng vốn có của nhân viên
  • Phát triển khả năng của nhân viên thông qua việc đào tạo, hướng dẫn thích hợp.
  • Trao quyền cho nhân viên bằng cách cấp quyền, kiểm soát nguồn lực và phân bổ trách nhiệm đối với từng vị trí.
  • Cung cấp sự hỗ trợ và giúp đỡ tối đa hóa hiệu suất.
  • Giải quyết các vấn đề nhân viên khưu nại
  • Công nhận những nỗ lực, thưởng phạt để cải thiện, đánh giá năng lực làm việc của từng người.

3.3. Xử lý khủng hoảng (khả năng giải quyết vấn đề)

Khi có một vấn đề xảy, việc xử lý chậm trễ sẽ làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến quá trình hoạt động và thương hiệu của nhà hàng. Để có khả năng giải quyết vấn đề nhanh gọn, êm xuôi, vừa lòng các khách hàng khó tính mà vẫn đảm bảo quy chế của nhà hàng là điều không phải ai cũng làm được, nhưng yếu tố này lại vô cùng cần thiết đối với một người quản lý giỏi.

Việc mà người quản lý giỏi nên làm khi xảy ra những bất cập đó là:

  • Xác định rõ bản chất vấn đề là gì
  • Thu thập, phân tích các thông tin xoay quanh vấn đề
  • Xác định tầm ảnh hưởng của vấn đề, mối quan hệ nhân quả
  • Xây dựng các phương hướng giải quyết khả thi
  • Thông báo và thực hiện các giải pháp tốt nhất có thể.

3.4. Lập kế hoạch và định hướng rõ ràng 

Việc xây dựng một kế hoạch cụ thể trong kinh doanh là rất cần thiết cho việc định hướng phát triển nhà hàng. Những gì người quản lý cần làm để lập kế hoạch quản lý đó là:

  • Thiết lập các mục tiêu.
  • Phát triển các chương trình cùng hành động để hướng tới mục tiêu
  • Xác định nguồn thu nhập và phân công nhân lực rõ ràng
  • Đánh giá và kiểm tra tiến độ đạt được thường xuyên.

3.5. Không ngừng học hỏi –  thay đổi để phát triển

Để có được thành công chúng ta phải không ngừng học hỏi và tiếp thu kiến thức mới. Trong sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ 4.0, phải kể đến việc áp dụng những ứng dụng công nghệ – trợ thủ đắc lực của các nhà quản lý để có thể quản trị hệ thống một cách tổng thể, hiệu quả.

Một trong những sản phẩm được ưa chuộng nhất hiện nay đó là phần mềm quản lý MISA CukCuk. Tầm quan trọng của phần mềm đối với người quản lý được đánh dấu thông qua việc:

  • Tạo ra môi trường làm việc khoa học, dễ dàng nắm bắt thông tin, số liệu.
  • Hỗ trợ đắc lực cho quản lý trong việc phát triển nhân viên trung thực, hiệu quả: phần mềm quản lý nhà hàng có chức năng phân quyền, mọi thao tác đều được theo dõi danh tính.
  • Hỗ trợ công tác quản lý kinh doanh: thông qua việc thống kê nhanh chóng, báo cáo chi tiết về tình hình bán hàng, doanh thu lãi lỗ..từ đó tạo ra định hướng phát triển những cái tốt và giảm thiểu những mặt hàng k được ưa chuộng.
  • Quản lý kinh doanh ở mọi lúc mọi nơi: Chỉ cần có phương tiện kết nối internet là đã có thể nắm bắt hết tình hình kinh doanh của nhà hàng. Điều này giúp công tác quản lý sát sao hơn, hiệu quả hơn và thuận tiện hơn.

Quản lý nhà hàng trên điện thoại

IV. Mức lương của quản lý nhà hàng là bao nhiêu?

Mức lương chắc hẳn sẽ là câu hỏi được đặt ra cho nhiều bạn, với công việc đòi hỏi nhiều kiến thức kỹ năng và sức lực thì chắc chắn sẽ được hưởng mức lương ở mức cao. Tùy thuộc vào nhà hàng mà bạn đang công tác, quy mô là lớn hay nhỏ mà mà trả mức lương phù hợp thường thì sẽ được trả với mức lương trung bình từ 15 – 45 triệu trong một tháng.  

V. Tạm kết

Quản lý nhà hàng không phải là một vị trí mà bạn muốn đảm nhận là được? Đó là vị trí đòi hỏi nhiều kiến thức cùng với kỹ năng chuyên môn cao. Đồng thời, để đảm nhận được các vị trí quản lý được hưởng những mức lương hấp dẫn thì sinh viên ngành nhà hàng sẽ cần một thời gian khá dài để tích lũy kiến thức chuyên môn lẫn kinh nghiệm quản lý cần thiết. Con đường thăng tiến sẽ được rút ngắn lại nếu bạn thực sự nghiêm túc theo đuổi và yêu thích nó thực sự.

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
4 cách quản lý nhà hàng nhiều chi nhánh chuyên…
27/03/2024
Phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới được tin…
01/04/2024
Phần mềm quản lý nhà hàng hải sản đặc sản…
23/03/2024
Review top 5 phần mềm quản lý nhà hàng tốt…
27/03/2024
Chuyển động F&B – Tổng quan thị trường ngành dịch…
18/01/2024