Trước Covid-19, nhiều chuỗi ẩm thực chấp nhận đóng cửa, rời đường đua

chuỗi ẩm thực

Không thể phụ nhận ảnh hưởng to lớn của đại dịch toàn cầu Covid – 19, nền kinh tế nói chung và các đơn vị kinh doanh dịch vụ nói riêng đều đã bắt đầu dấu hiệu của sự suy thoái. Những động thái ban đầu như đóng cửa chi nhánh, cắt giảm nhân sự, trả mặt bằng dần lộ rõ việc dù quy mô lớn nhỏ, tiềm lực tài chính vững vàng hay không, khi thị trường giảm cầu, chi phí vận hành vẫn giữ nguyên quả thực là thách thức to lớn. Và ở thời điểm hiện tại, chuỗi ẩm thực của Golden Gate, Mr Bean, TooCha bắt đầu tạm dừng hoạt động những cửa hàng đầu tiên

chuỗi ẩm thực

Sự sàng lọc khốc liệt nhất thị trường F&B 5 năm trở lại đây

Phải nói khoảng đầu 2020 thực sự là những chuỗi ngày “lao đao” của không ít chủ quán khi Nghị định 100 vừa ban hành chưa kịp thích nghi lại đến đại dịch Covid – 19. Đồng nghĩa với việc, những hàng quán kinh doanh duy trì trước ít khách giờ có ế ẩm hơn, tất nhiên, đóng cửa là câu chuyện không tránh khỏi. Chủ thương hiệu gà rán Otoke và chuỗi cửa hàng bánh Chewy Junior chia sẻ thẳng thắn: “Hôm nay rồi cũng phải quyết định đóng bớt nhà hàng bị lỗ không cứu được. Cảm giác buồn không thể tả… Chỉ mong mọi chuyện qua nhanh”.

chuỗi ẩm thực

Chi tiêu của khách hàng ngày dành cho các dịch vụ ăn uống bên ngoài giảm sút, hạn chế tụ tập. Đơn cử như việc mỗi khi phát hiện Hà Nội có thêm ca mắc bệnh mới là là một lần lao đao. Hàng quán thì đóng cửa, có mở phải chăng cũng vắng vẻ, chẳng có khách. Điều đó sẽ đến nhanh thôi.Roc ràng không chỉ có quán nhỏ, đến ngay cả chuỗi ẩm thực để duy trì thời điểm này, đến khi hết dịch, câu chuyện lại trở về vị trí ban đầu, giống như việc phải khởi nghiệp lần 2 vậy.

Điều gì cứu được chúng tôi?

Nhiều hàng quán lựa chọn dịch vụ giao hàng tận nơi như một biện pháp tạm thời khi chúng chỉ có thể khiến nhà hàng tăng doanh thu nhưng hoàn toàn không thể hỗ trợ chủ quán đảm bảo được chi phí vận hành cơ bản. Ngắn hạn còn được, nếu dịch kéo dài, chúng ta phải làm gì đây? Bản thân chính những ông lớn chuỗi ẩm thực cũng đang cố gắng tận dụng mọi công cụ để có thể duy trì doanh thu, hay nói đúng hơn là làm lại từ đầu.

kinh doanh chuỗi

Đơn cử, lão làng trong ngành ẩm thực như Golden Gate cũng phải đắn đo, cân nhắc kỹ. Họ buộc phải tạm dừng hoạt động tại các khu vực là trung tâm thương mại để hạn chế ảnh hưởng của dịch đến cộng đồng, mặt khác do lượng khách của chi nhánh này hoàn toàn không mang lại đủ doanh thu. Những thương hiệu con của chuỗi này như Gogi, Kichi Kichi đã có quyết định tạm dừng hoạt động với 1 số cửa hàng miền Bắc, một số khác chỉ mở cửa vào buổi tối.

Cách thức lựa chọn cắt giảm chi phí, đóng cửa cũng được Toocha áp dụng nhưng là trong “lặng thầm”. Địa điểm được trả lại, nhân viên thôi việc nhưng dù trên fanpage hay website của hãng này hoàn toàn không có động tĩnh thông báo chính thức nào. Tuy nhiên, việc đóng cửa này kéo cùng đó là tình trạng chậm lương, nợ lương và điều này được phản ánh trên các trang mạng xã hội như một làn sóng biểu tình để đòi quyền lợi của chính những người lao động.

>>> Mách chủ quán cách hạn chế tác động của dịch đến tình hình kinh doanh

Đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Chuyển động F&B – Tổng quan thị trường ngành dịch…
18/01/2024
Đón đầu và gia tăng doanh thu với những xu…
28/12/2023
Đọc vị chiến lược marketing của Haidilao “Vua lẩu xứ…
27/12/2023
Phân tích chiến lược marketing của Lotteria – người “anh…
03/01/2024
Chiến lược marketing của Circle K – thành công từ…
02/01/2024