Công cụ tính COGs giá vốn hàng bán trong kinh doanh F&B
Mỗi món ăn, đồ uống đều có một công thức pha chế riêng, vì thế cần xây dựng bảng tính COGs từng món để tính ra giá thành của từng sản phẩm Từ bảng tính COGs từng món, chúng ta có thể tính ra được giá bán đề xuất của sản phẩm.
Ví dụ: COGs của một cốc trà đào cam sả là 8600đ, giá bán có thể ở mức 35000đ (COGs chiếm 25%) hoặc 45000đ (COGs chiếm 19%)
Tên món của bạn:
Trường chứa dấu (*) là trường bắt buộc điền
Tính giá vốn hàng bán theo công thức % khấu hao nguyên vật liệu
*Khuyến nghị:
Lợi nhuận sau khấu hao nên nằm trong ngưỡng 20 - 25% tổng doanh thu để đảm bảo sức khỏe tài chính
Giá COGs quy đổi:
Thành phần Định lượng Giá mua đơn vị % hao hụt Đơn giá thành phần
Giá vốn món mới
Tải ngay file giá cogs
Có thể bạn quan tâm Công cụ tính điểm hòa vốn cho nhà hàng, quán ăn, quán cafe Miễn phí

COGs là gì?
Công cụ tính COGs chuyên nghiệp và chính xác nhất

 

Công cụ tính COGs là bước cần thiết trong kinh doanh F&B giúp anh chị chủ nhà hàng hoặc quản lý tính toán được giá bán của mỗi sản phẩm. Việc hiểu rõ COGs giúp nhà hàng đánh giá hiệu quả về chi phí chuẩn bị nguyên vật liệu, chế biến và bán hàng. Từ đó tối ưu hóa lợi nhuận và phát triển thương hiệu bền vững. Cùng MISA CukCuk tìm hiểu công cụ tính COGs chuyên nghiệp, cách thức đánh giá mức độ khả thi của thực đơn và cách thức kiểm soát chi phí COGs trong quá trình kinh doanh F&B dưới đây. 

I. COGs là gì? 

COGs (Cost Of Good Sold, Cost of Sale) là chi phí nguyên vật liệu bán hàng hay còn gọi là giá vốn bán hàng. Có thể hiểu đơn giản rằng đây là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc chế biến món ăn, đồ uống hoặc giá vốn của các mặt hàng tồn kho mà nhà hàng quán lưu trữ để phục vụ quá trình kinh doanh F&B. 

Chi phí nguyên vật hàng bán trong trong kinh doanh F&B gồm 5 nhóm chi phí dùng cho các việc như sau: 

  • Nguyên vật liệu chế biến đồ ăn, đồ uống
  • Vật phẩm bán hàng thêm trong hàng quán 
  • Bao bì trực tiếp hàng bán: giao hàng, bán hàng mang về 
  • Trung tâm chế biến và phân phối đối với chuỗi nhà hàng

COGs không bao gồm các chi phí liên quan đến hoạt động vận hành chung của nhà hàng, quán ăn, quán cafe… bao gồm chi phí thuê nhà, thuê nhân viên, marketing. 

Giá vốn bán hàng hay COGs là dòng chi phí quan trọng hàng đầu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí hoạt động kinh doanh F&B. Đây cũng là một trong những chỉ số quan trọng để tính toán lợi nhuận và hiệu suất kinh doanh của nhà hàng, quán ăn, quán cafe.

II. Tại sao kinh doanh F&B nhà hàng, quán ăn, quán cafe… cần tính COGs? 

Trong kinh doanh F&B, việc tính toán COGs (giá vốn bán hàng) rất quan trọng vì giúp quản lý hiểu rõ về cơ cấu chi phí của món ăn, đồ uống hoặc dịch vụ mà hàng quán cung cấp. 

Việc tính toán COGs giúp quản lý hiểu được chi phí sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm. Từ đó có thể đưa ra quyết định về hiến lược giá cả, chiến lược marketing và cách quản lý lợi nhuận đạt mức cao nhất. 

Ví dụ: Giá trị COGs của 1 đĩa bò xào tỏi (khoảng 300gr thịt bò) là 50.000đ thì giá của món ăn niêm yết trên menu phải cao hơn mức này thì mới có thể có lợi nhuận.

Tính toán giá vốn bán hàng COGs còn giúp quản lý theo dõi và kiểm soát kịp thời chi phí để tối ưu hóa lợi nhuận, hiệu suất kinh doanh. 

Ngoài việc tính toán thủ công hoặc dùng excel để tính COGs giá vốn bán hàng, sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng phù hợp sẽ giúp anh chị quản lý tồn kho nguyên vật liệu dễ dàng hơn, nắm bắt nhanh chóng, kịp thời NVL hao hụt (hao hụt ở đâu, món nào). Tham khảo cách quản lý thực đơn và theo dõi tình hình tồn kho nguyên vật liệu trên phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk:

Một số tính năng nổi bật của phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk: 

  • Theo dõi tồn kho và giá trị của nguyên vật liệu tồn kho để nắm được chi phí NVL đầu vào. 
  • Tính toán giá vốn của hàng bán dựa trên chi phí nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất khác. 
  • Báo cáo chi tiết thống kê tiêu hao nguyên vật liệu giúp anh chị theo dõi và phân tích chi phí để có các quyết định kinh doanh hiệu quả. 
  • Tổng hợp báo cáo doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo mặt hàng

Những tính năng trên của phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk hỗ trợ anh chị quản lý chi phí nguyên vật liệu và giá vốn hàng bán một cách hiệu quả. Từ đó tối ưu hóa quy trình kinh doanh và tăng cường lợi nhuận. 

Đăng ký 15 ngày dùng thử miễn phí phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk quản lý kho nguyên vật liệu khoa học, hạn chế gian lận thất thoát.

 

III. Công cụ tính COGs trong kinh doanh F&B chuyên nghiệp và chính xác nhất

Mỗi món ăn, đồ uống đều có một công thức chế biến, pha chế riêng. Do đó cần xây dựng bảng tính COGs từng món để tính ra giá thành phẩm của từng sản phẩm. Từ bảng tính COGs từng món, dễ dàng tính ra được giá bán đề xuất của từng sản phẩm.  

Thấu hiểu được nhu cầu của phần đông anh chị chủ hàng quán, MISA CukCuk giới thiệu tới anh chị công cụ tính COGs (giá vốn hàng bán) đơn giản, dễ sử dụng, tự động trả kết quả nhanh chóng và chính xác nhất. 

Sử dụng công cụ tính COGs của MISA CukCuk, anh chị có 2 phương án để tính giá vốn bán hàng: 

  • Phương án 1: Tính chi phí dựa trên định lượng và thành phần
  • Phương án 2: Tính giá vốn bán hàng theo công thức % khấu hao nguyên vật liệu. 

Sau khi tính được giá vốn hàng bán COGs, anh chị dễ dàng tính được điểm hòa vốn để có cái nhìn toàn diện về mối quan hệ của chi phí – số lượng đơn hàng bán ra – lợi nhuận, đảm bảo kinh doanh phải có lãi. 

Tính điểm hòa vốn F&B cũng là công cụ tính toán hoàn toàn miễn phí của MISA CukCuk, anh chị có thể sử dụng công cụ tại đây: 

Hướng dẫn sử dụng công cụ tính COGs hàng bán

Để thực hiện thao tác tính COGs trên công cụ của MISA CukCuk, anh chị chỉ cần điền đầy đủ thông tin vào các trường được đánh dấu (*) trên bảng công cụ. 

Tại bảng công cụ có một số trường dữ liệu anh chị cần hiểu cách đo lường, cụ thể: 

  • Định lượng mua: Được hiểu là khối lượng NVL anh chị mua về nhằm phục vụ cho công việc chế biến món ăn hoặc pha chế đồ uống. 
  • Định lượng dùng: Là khối lượng dùng thực tế để chế biến món ăn hoặc đồ uống cụ thể. 

Hai trường dữ liệu “Định lượng” này có đơn vị tính là ml và gram. Ví dụ, anh chị mua 1kg trà/hoa quả sẽ tương đương là 1000 gram; 1 lít nước sẽ tương đương với 1000ml. 

  • Giá NVL (nguyên vật liệu): Là giá chủ quán mua/nhập NVL về kho, đơn vị tính của giá là VNĐ. Ví dụ, NVL trà có giá 55.000VNĐ thì khi nhập trong trường dữ liệu sẽ là 55000 hoặc NVL A có giá 138.000VNĐ sẽ tương đương 138000 trong trường dữ liệu. 
  • %Hao hụt: Là tỷ lệ % hao hụt NVL trong quá trình lưu trữ và chế biến món ăn/pha chế đồ uống (Tỷ trọng: %). 

Sau khi nhập đầy đủ các trường thông tin được đánh dấu (*) anh chị click vào “Tính Giá Vốn Hàng Bán”, kết quả chi tiết cho từng NVL và cho món ăn sẽ được hiển thị bên dưới. 

Ví dụ: Quán chuẩn bị ra mắt món Trà thạch găng, nên cần tính toán định lượng NVL, giá vốn của món. Và để pha chế được 1 cốc trà thạch găng nhân viên bếp bar cần 50 gram thạch găng và 120ml Trà, được biết chủ quán nhập trà với giá 55.000vnđ/kg và 16.0000/kg thạch. Vậy giá COGs của món sẽ vào khoảng ~15.000vnđ.

 

Tính toán giá vốn bán hàng rất quan trọng trong kinh doanh F&B. Tuy nhiên, việc tính toán thủ công hoặc làm hàm excel đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Do đó, để giúp công việc dễ dàng hơn, MISA CukCuk phát triển công cụ tính COGs miễn phí hỗ trợ xử lý dữ liệu nhanh chóng. 

Anh chị chủ hàng quán chỉ cần nhập số liệu vào các trường thông tin, việc tính toán hệ thống MISA CukCuk sẽ hỗ trợ. Ngoài ra, nếu anh chị có nhu cầu xuất ra file excel hoặc tính giá vốn bán hàng cho nhiều món ăn, MISA CukCuk đều đáp ứng được. 

Nhằm hỗ trợ anh chị quản lý kinh doanh F&B chuyên nghiệp hơn, MISA CukCuk đã tổng hợp bộ mẫu: 

  • File excel dự toán chi phí mở nhà hàng
  • File excel quản lý thu chi 
  • File excel quản lý công nơ
  • File excel quản lý kho NVL 
  • File tính cost nhà hàng
  • File tính giá vốn hàng bán COGs
  • Và còn nhiều hơn thế

Đăng ký nhận trọn bộ template excel từ MISA CukCuk ngay:

 

Với sự tiện dụng và hiệu quả, công cụ tính COGs của MISA CukCuk là lựa chọn hàng đầu của nhiều đơn vị, doanh nghiệp F&B. Tính toán giá vốn hàng bán trong kinh doanh F&B ngay: 

IV. Những lưu ý khi sử dụng công thức tính COGs trong kinh doanh F&B

 

Trong một mô hình F&B có rất nhiều nguyên liệu bán thành phẩm. Do đó, cần phải xây dựng bảng tính COGs nguyên liệu bán thành phẩm để tiết kiệm thời gian tính chi phí. Ví dụ, thay vì tính chi phí của một loại nước sốt, anh chị sẽ cần tính chi phí của nhiều nguyên vật liệu cấu thành nên nước sốt đó.  

Khi tính toán COGs giá vốn món ăn, đồ uống cần quan tâm tới % hao hụt – số lượng nguyên liệu thực sử dụng và số lượng nguyên liệu định mức sử dụng trong công thức món ăn. Nếu % hao hụt cao, có thể dẫn đến tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận. Do đó việc quản lý % hao hụt là một phần quan trọng trong việc tính toán COGs món ăn, đồ uống.

Hao hụt nguyên vật liệu có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm: 

  • Quá trình chế biến: Trong quá trình nấu nướng và chế biến món ăn, có thể có một phần nguyên liệu bị mất do quá trình chế biến như gọt bỏ phần vỏ, phần không sử dụng được của thực phẩm hoặc do sự biến đối của nguyên liệu trong quá trình nấu nướng. 
  • Vận chuyển hoặc bảo quản kho nguyên vật liệu: Có thể xảy ra hao hụt, thất thoát đặc biệt đối với các nguyên liệu thực phẩm tươi. 
  • Đo lường và định mức: Sai sót trong việc đo lường và định mức nguyên liệu cũng có thể dẫn đến hao hụt. 

V. Tạm kết 

 

Trong kinh doanh F&B, việc tính toán chi phí hàng hóa (COGs) là một phần quan trọng của quản lý kinh doanh. Để giúp các doanh nghiệp F&B quản lý chi phí hiệu quả, công cụ tính COGs miễn phí của MISA CukCuk là một trong những công cụ không thể thiếu. 

Với sự tiện lợi và tính chính xác, công cụ tính COGs của MISA CukCuk sẽ giúp tính toán chi phí chế biến/pha chế một cách dễ dàng và nhanh chóng. Quản lý dễ dàng theo dõi và kiểm soát chi phí hàng hóa một cách hiệu quả. Từ đó, tối ưu hóa lợi nhuận và quản lý kinh doanh một cách hiệu quả. Khám phá ngay công cụ tính COGs để nâng cao hiệu quả kinh doanh ngay hôm nay. 

 

Hotline
090 488 5833