Mở quán trà sữa ở nông thôn bạn cần phải chuẩn bị những gì?

Để bắt đầu với một mô hình kinh doanh nào đi nữa, thì việc tìm hiểu và nghiên cứu các yếu tố cần chuẩn bị để mở quán là điều cần thiết. Nếu bạn có sự chuẩn bị chu đáo và chi tiết thì công việc kinh doanh của bạn cũng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. Dưới đây là những việc bạn cần chuẩn bị để mở quán trà sữa ở nông thôn, bạn tham khảo ngay nhé!

Xác định khách hàng tiềm năng 

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là bước đầu tiên cần làm khi muốn bắt đầu một mô hình kinh doanh. Việc này rất quan trọng bởi nó sẽ là yếu tố chi phối tới việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh, cũng như phong cách trang trí quán trà sữa của bạn.

đối tượng khách hàng của quán trà sữa nông thôn

Nếu bạn xác định học sinh các trường tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông là đối tượng khách hàng tiềm năng của quán, đây là đối tượng đông đảo và yêu thích uống trà sữa, đặc biệt họ thường đi theo nhóm. Với yêu cầu là thức uống ngon, giá thành không quá cao.

Còn nếu khách hàng tiềm năng của bạn là các hộ gia đình… thì họ sẽ có yêu cầu cao hơn về không gian quán đẹp cũng như thực đơn đồ ăn, thức uống cần phải đa dạng, đặc biệt là phải “chất lượng”.

Xác định nguồn vốn đầu tư ban đầu

Tài chính được coi là một yếu tố quan trọng nhất để chuẩn bị cho việc mở quán trà sữa và công việc kinh doanh của bạn có thể kéo dài không. Việc có rất nhiều ý tưởng hay, độc đáo nhưng lại thiếu đi nguồn vốn chắc chắn sẽ khiến con đường kinh doanh của bạn trở nên khó khăn rất nhiều.

Các chi phí cần dự toán trước

Đầu tiên bạn cần phải hiểu rõ để mở quán trà sữa ở nông thôn cần chi trả những loại chi phí nào, sau đó dựa trên nguồn vốn ban đầu mà bạn đang sẵn có để xác định quy mô của quán. Một vài loại chi phí cần chi trả khi mở quán:

  • Chi phí thuê mặt bằng nếu chưa sẵn có (Cần xác định chi phí thuê theo kì hạn 6 tháng là tối thiểu theo hợp đồng)
  • Chi phí thuê nhà thiết kế nội thất và thi công xây dựng
  • Chi phí cho nhân sự (nhân viên quản lý, nhân viên phục vụ…)
  • Chi phí trang thiết bị, nguyên liệu cần thiết phục vụ cho quán
  • Các chi phí duy trì hoạt động hàng tháng: tiền điện, nước, thuế…
  • Các khoản phí phát sinh khác: chi phí cho việc đăng ký kinh doanh, các chiến dịch truyền thông…

Lưu ý

Bạn cần chuẩn bị dư một khoản tiền dự phòng để có thể bù lỗ và duy trì hoạt động của quán trong khoảng thời gian đầu khai trương – khi việc kinh doanh chưa ổn định, và chưa có lợi nhuận.

Giai đoạn đầu mới khai trương bạn nên đầu tư cho việc cần đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, các chiến dịch quảng cáo bởi vì việc này sẽ giúp khách hàng bị thu hút mà có ý định trải nghiệm các sản phẩm của quán, đây là bước đầu để tạo ấn tượng với khách hàng về các sản phẩm mà bạn kinh doanh. 

Vì vậy, hãy lên kế hoạch thật cụ thể về các khoản chi phí và xác định nguồn vốn bạn có thể bỏ ra nhằm giúp quán đi vào hoạt động ổn định.

Đảm bảo chất lượng đồ uống

Điều kiện tiên quyết để đảm bảo bạn có thể kinh doanh lâu dài và ổn định với mô hình quán trà sữa của mình hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đồ uống của quán. Chất lượng ở đây bao gồm cả về vệ sinh an toàn thực phẩm, hình thức đẹp mắt và hương vị phải ngon, phù hợp với đa số khách hàng mục tiêu của bạn. Vì vậy, tìm kiếm một người có chuyên môn về pha chế là điều cần thiết để quán của bạn có thể mang lại những trải nghiệm tốt cho khách.

Menu đồ uống đa dạng cũng là một trong những yếu tố cần để mở quán trà sữa ở nông thôn

Lựa chọn địa điểm mở quán phù hợp

Nếu bạn có một địa điểm mặt tiền, thuận lợi cho việc đi lại, gửi xe… để mở quán thì việc thu hút khách hàng sẽ dễ dàng hơn nhiều. Có 2 loại hình thức lựa chọn địa điểm để mở quán bán trà sữa:

  • Sử dụng mặt bằng có sẵn 
  • Thuê mặt bằng mới

Việc lựa chọn mặt bằng để kinh doanh cũng phụ thuộc vào đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn, ví dụ như

Đối tượng khách hàng mục tiêu là học sinh

Bạn hướng đến khách hàng là học sinh thì mở quán gần trường học, khu trọ, ký túc xá… là một lợi thế bởi đây sẽ có nhiều học sinh, sinh viên tụ tập.

Đối tượng khách hàng mục tiêu là dân văn phòng

Còn đối với khách là hộ gia đình nên mở quán gần nhà văn hoá, phố đi bộ, khu vui chơi giải trí sẽ có tiềm năng hơn cho quán. Quy tắc quan trọng bạn cần nhớ khi chọn địa điểm để mở quán là phải là nơi có khách hàng tiềm năng mà bạn hướng đến.

Trang trí và bố trí nội thất 

Trước khi bắt đầu trang trí và bố trí nội thất bạn cần hiểu rõ về phong cách quán mà mình muốn hướng tới là gì? Từ đó liên hệ với bên thiết kế nội thất để trao đổi ý tưởng và đưa ra những phương án tối ưu cho quán của mình. Việc bố trí nội thất nên chú ý một vài nguyên tắc sau: cân đối, hài hòa, khoa học…

Lưu ý: Nếu quán bạn hướng tới những đối tượng gồm học sinh thì nên thiết kế quán chạy theo xu hướng, phong cách nên trẻ trung, sáng tạo, nhiều sắc màu để phù hợp để các bạn check in. Còn nếu hướng đến đối tượng là các cặp đôi hay gia đình thì không gian nên lãng mạn và ấm cúng sẽ phù hợp hơn.

Trang trí theo phong cách trẻ trung sẽ phù hợp với đa số đối tượng học sinh

Nhập máy móc, dụng cụ, nguyên liệu pha chế trà sữa

Để mở quán trà sữa điều chắc ăn không thể thiếu là bạn cần phải nhập các máy móc trang thiết bị, nhằm hỗ trợ việc buôn bán trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn. Cũng như việc tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên liệu uy tín, giá thành tốt để đảm bảo chi phí bỏ ra không quá cao nhằm dễ dàng thu hồi lợi nhuận hơn.

Một số trang thiết bị, dụng cụ và máy móc cần có khi mở quán trà sữa ở nông thôn như: nồi nấu trà sữa, máy xay đá, bình ủ trà sữa, máy dán miệng cốc, các loại trà, trân châu, bột trà sữa…

Việc lên danh sách các nguyên liệu cần phải có phụ thuộc vào menu đồ uống của quán để đảm bảo nhập đủ loại nguyên liệu và chuẩn bị số lượng cần nhập, từ đó bạn có thể ước tính được số tiền mình cần phải có để duy trì hoạt động của quán trong khoảng thời gian đầu khai trương và tối thiểu là 3 tháng tiếp sau đó.

Hoàn tất giấy tờ pháp lý

Để đảm bảo sự quán trà sữa của bạn có thể hoạt động xuyên suốt và ổn định, bạn nên chủ động tiến hành hoàn thiện những thủ tục pháp lý cần thiết như xin giấy phép kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu trà sữa độc quyền riêng (đối với những mô hình kinh doanh lớn, có ý định mở theo chuỗi) …

Nếu muốn phát triển thương hiệu riêng biệt và lâu dài thì không nên coi thường bước này. Bởi vì mọi thủ tục pháp lý khi đã đăng ký với các cơ quan chức năng thì đều được pháp luật bảo vệ, bạn hoàn toàn có thể yên tâm kinh doanh mà không phải lo nghĩ những tranh chấp về bản quyền.

Đào tạo nhân viên phục vụ 

Để đảm bảo trải nghiệm tốt cho khách hàng thì ngoài đồ uống chất lượng, nhân viên phục vụ vui vẻ, nhiệt tình và cẩn thận cũng là yếu tố giúp khách hàng có ấn tượng tốt hơn về quán. Để đảm bảo chất lượng phục vụ của nhân viên với thực khách, bạn nên liệt kê ra một số yêu cầu để đào tạo cho nhân viên của mình, trước khi quán bắt đầu bước vào hoạt động như:

  • Chào đón khách hàng (nụ cười, câu nói, cử chỉ, hành động…)
  • Luôn niềm nở và nhiệt tình tư vấn cho khách khi khách có yêu cầu
  • Trong quá trình làm việc cần tập trung và không xao nhãng công việc
  • Luôn tôn trọng khách hàng, ghi nhớ những yêu cầu khách hàng đặt ra
  • Cách sử dụng các loại máy order, cách đặt đơn và chuyển đơn sang bộ phận pha chế…

>> Tham khảo Mẫu nội quy nhân viên phục vụ quán cafe mới nhất 2022

nhân viên quán trà sữa nông thôn

Lên ý tưởng marketing cho quán trà sữa

Sau quá trình vận hành thử và quán bắt đầu hoạt động ổn định, bước tiếp cần làm là chuẩn bị cho giai đoạn khai trương và phát triển sau đó. Bạn cần lên những chiến lược kinh doanh cụ thể, chi tiết… để khi nhìn vào đó, bạn sẽ biết mình đang ở giai đoạn nào và cần có những hoạt động gì để đẩy mạnh quán phát triển.

Giai đoạn đầu – khai trương đặc biệt cực kỳ quan trọng, ở thời điểm này bạn không nên quá chú trọng vào doanh thu – lợi nhuận, mà nên đặt vấn đề càng nhiều khách hàng biết quán – thương hiệu của bạn càng tốt, bởi đây là bước đầu để họ trải nghiệm và có ấn tượng về quán của bạn. Việc chi trả các chi phí truyền thông như tờ rơi, băng rôn… các chương trình khuyến mãi là điều cần thiết.

Lưu ý: Nếu có thể, hãy xin khách hàng một ít phút để làm khảo sát chất lượng (không gian, đồ uống, nhân viên) của quán. Từ đó, rút ra những thiếu sót để hoàn thiện quán ngày càng tốt hơn.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về những điều bạn cần lưu ý để chuẩn bị cho việc mở quán trà sữa ở nông thôn. Hy vọng bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích đến bạn!

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Chuyện sản phẩm MISA: Hành trình Design Thinking và bí…
17/04/2024
Quy định hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống…
17/04/2024
Ra mắt MISA Inspirers – Series nội dung chia sẻ…
08/04/2024
Thủ tục đăng ký hoá đơn điện tử trên thiết…
17/04/2024
Phần mềm quản lý nhà hàng tích hợp xuất hóa…
22/04/2024