Các chuỗi thương hiệu trà sữa nhượng quyền đông khách nhất tại Việt Nam

Các chuỗi thương hiệu trà sữa nhượng quyền đông khách tại Việt Nam

Nhượng quyền thương hiệu là mô hình kinh doanh đang rất được ưa chuộng trong những năm gần đây với rất nhiều lợi thế nổi bật như tiết kiệm chi phí đầu tư, lợi nhuận cao và khả năng thu hồi vốn nhanh. Trong đó có các chuỗi thương hiệu trà sữa càng sôi động hơn trong thị trường nhượng quyền khi đây là loại thức uống thu hút khách hàng bậc nhất, đặc biệt là khách hàng gen Z. Rất nhiều thương hiệu trà sữa đã du nhập vào Việt Nam và tạo dựng được tên tuổi nhất định trên thị trường. Nếu bạn cũng đang muốn kinh doanh một cửa hàng trà sữa nhượng quyền thì đừng bỏ qua những cái tên sau.

1. Mixue

Mixue, tên đầy đủ là Mixue Bingcheng được Trương Hồng Siêu thành lập từ năm 1997. Đây là chuỗi cửa hàng kinh doanh các sản phẩm về kem tươi và thức uống từ trà. Trong suốt những năm hoạt động, Mixue không ngừng phát triển và mở rộng hệ thống của mình, không riêng gì phạm vi Trung Quốc mà còn phủ rộng tại nhiều nước khác trên thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, Mixue đã có hơn 21.000 cửa hàng trên toàn cầu, và hơn 350 cửa hàng tại Việt Nam.

Chính vì điều này mà Mixue là một trong những thương hiệu nhượng quyền trà sữa đang được săn đón nhất hiện nay. Bên cạnh tiềm năng kinh doanh thành công, Mixue còn có chi phí nhượng quyền thấp càng thu hút nhiều người tìm đến hợp tác. Không giống như nhiều thương hiệu nhượng quyền trà sữa khác khi chi phí có thể lên đến mức tỷ đồng, thì với Mixue lại chỉ cần vài chục triệu đồng là đủ. Cụ thể:

  • Phí nhượng quyền: 70 triệu đồng
  • Phí quản lý: 13 triệu đồng/năm
  • Chi phí hệ thống máy móc: 250 triệu đồng
  • Chi phí mặt bằng: Dao động trong khoảng 200-300 triệu tùy vị trí
  • Một số chi phí khác như bảo lãnh hợp đồng, đào tạo, nguyên vật liệu,…
  • Đặc biệt, Mixue không thu chiết khấu doanh thu.

thương hiệu trà sữa nhượng quyền mixue

>> Có gì trong Mixue menu – Thương hiệu đang hot rần rần trên mạng xã hội?

2. Phê La

Phê La là thương hiệu vô cùng nổi tiếng với các tín đồ trà sữa Ô Long. Phê La tự hào là thương hiệu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tập trung vào phát triển dòng trà Ô Long đặc sản Đà Lạt, mang chúng tiếp cận gần hơn với cộng đồng. Phê La ra đời với niềm vinh hạnh có thể đồng hành cùng người nông dân để mang đến dòng trà Ô Long đặc sản cao cấp, thông qua đó chung tay nâng tầm nông sản Việt trên thị trường trong nước và quốc tế.

Không chỉ vậy, bất chấp tình hình đại dịch khi ra mắt vào năm 2021, thương hiệu trà Đà Lạt này vẫn có thể bán được hơn 210.000 chỉ với 5 tháng kinh doanh ngay giữa thời điểm dịch bệnh căng thẳng. Sau đó tiếp tục mở rộng và phát triển vượt bậc với nhiều cơ sở mới tại các thành phố lớn như Hà Nội Và TP. HCM, đưa Phê La trở thành cái tên nổi trội trong thị trường nhượng quyền trà sữa. Tuy nhiên hiện nay, mọi thông tin về chi phí hay điều kiện nhượng quyền trà sữa Phê La vẫn chưa được công khai hoàn toàn. Các bên nhượng quyền khi có nhu cầu hợp tác cần liên hệ trực tiếp thông qua số điện thoại hoặc email của thương hiệu để được trao đổi chi tiết.

thương hiệu trà sữa nhượng quyền Phê La

>> Menu Phê La có gì ngon? Review Phê La từ A – Z

3. The Alley

Thương hiệu trà sữa với hình ảnh “con hươu” đến từ Đài Loan đã vô cùng quen thuộc với các bạn trẻ Việt Nam. Du nhập vào thị trường Việt khá muộn vào năm 2017 với giá thành gần như cao nhất trong thời điểm đó, thế nhưng The Alley vẫn khẳng định được vị trí của mình và được khách hàng yêu thích nhờ vào những nét đặc trưng riêng trong menu, hương vị và phong cách. Đặc biệt, The Alley cũng chính là khởi nguồn của trào lưu “trà sữa trân châu đường đen” cực hot trong suốt thời gian dài.

Hiện tại, The Alley có hơn 40 cửa hàng trên khắp cả nước trải dài từ Bắc vào Nam tại những thành phố du lịch như TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Huế, cùng nhiều tỉnh thành khác. Là thương hiệu nhượng quyền trà sữa nổi bật, The Alley cho phép các đối tác tham gia nhượng quyền với mức chi phí từ 600 triệu đến 1 tỷ 2 tùy quy mô cửa hàng. Chi phí này áp dụng trong thời gian nhượng quyền ba năm và bao gồm các hỗ trợ từ A-Z như tư vấn thiết kế cửa hàng theo phong cách The Alley, nhập nguyên vật liệu chính hãng từ nhà sản xuất tại Đài Loan với giá gốc, chia sẻ công thức pha chế độc quyền, hỗ trợ tuyển dụng nhân sự, đào tạo nghiệp vụ, và tiếp thị quảng bá,…

thương hiệu trà sữa nhượng quyền the alley

>> Menu The Alley: review các món trong thực đơn, điểm tên các best seller

4. Gong Cha

Gong Cha trong tiếng Hoa là Trà cung đình với giá trị là các loại trà tốt nhất dùng để tiến cung. Như chính tên gọi thương hiệu, Gong Cha luôn nỗ lực mang đến các loại trà tốt nhất để phục vụ cho thực khách của mình. Lần đầu tiên ra mắt vào năm 2006 tại Đài Loan, đến nay Gong Cha đã mở rộng và phát triển lên thành chuỗi hệ thống với hơn 1600 cửa hàng trên khắp 19 quốc gia, trong đó có hơn 40 cửa hàng được vận hành tại Việt Nam.

Với mỗi cửa hàng nhượng quyền trà sữa của Gong Cha đều được quản lý nghiêm ngặt cả về chất lượng thức uống lẫn chất lượng dịch vụ để đảm bảo uy tín thương hiệu. Điều này mang đến lòng tin cho các đối tác nhượng quyền của Gong Cha là thương hiệu trà sữa được khách hàng yêu thích và tiềm năng kinh doanh thành công cao.

Tổng chi phí để kinh doanh nhượng quyền trà sữa của Gong Cha khá cao, thường dao động trong khoảng 3-4 tỷ, nhưng đổi lại bên nhận quyền sẽ được nhận thương hiệu, công thức độc quyền, quy trình hoạt động, nguyên vật liệu chính hãng, các tiêu chuẩn hoạt động và tham gia các buổi đào tạo nghiệp vụ của Gong Cha trước khi chính thức vận hành cửa hàng. Các chi phí nhượng quyền trà sữa Gong Cha cụ thể bao gồm:

  • Phí nhượng quyền: 1 tỷ đồng
  • Phí bảo đảm 30% giá trị nhượng quyền: 300 triệu đồng.
  • Phí mua nguyên vật liệu: 900 triệu đồng (Chưa bao gồm vận chuyển ra khu vực khác).
  • Phí dự phòng phát sinh trong quá trình kinh doanh: 800 triệu đồng.

thương hiệu trà sữa nhượng quyền Gong cha

>> Gong Cha Việt Nam bán thêm cà phê, mở lại hoạt động nhượng quyền

5. Dingtea

Dingtea là một trong những thương hiệu trà sữa đầu tiên gia nhập thị trường Việt Nam. Nhanh chóng được khách hàng đón nhận, hiện Dingtea đang sở hữu hơn 80 cửa hàng trên khắp các thành phố lớn của nước ta như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng và Nghệ An. Trong suốt quá trình phát triển của mình, Dingtea luôn tập trung vào nỗ lực kết hợp nguyên liệu và sáng tạo những món thức uống chất lượng cao, có nét riêng biệt so với các sản phẩm trên thị trường. Cũng chính vì thế mà Dingtea là thương hiệu nhượng quyền trà sữa được nhiều người quan tâm hiện nay.

Các điều kiện mua thương hiệu nhượng quyền trà sữa Dingtea khá đơn giản như chủ quán phải từ 20 tuổi trở lên, cam kết tham gia đầy đủ các buổi đào tạo nghiệp vụ của Dingtea, chỉ mua nguyên vật liệu chính hãng từ Dingtea Đài Loan, không pha trộn nguyên liệu bên ngoài để duy trì chất lượng sản phẩm đồng nhất, có sẵn hoặc tự thuê mặt bằng kinh doanh và phải được Dingtea chấp thuận,… Đồng thời, theo nghiên cứu của Cafebiz cho biết, bên nhận quyền sẽ cần chuẩn bị số vốn từ 1,5 tỷ đến 3 tỷ đồng để mua thương hiệu nhượng quyền trà sữa Dingtea. Tổng chi phí này sẽ bao gồm các khoản:

  • Phí nhượng quyền thương hiệu: 500 triệu đồng (Dùng vĩnh viễn cho một cửa hàng)
  • Phí quản lý thương hiệu: 3 triệu/tháng
  • Chi phí nguyên vật liệu: Dao động 100-200 triệu/tháng
  • Chi phí nhân công: 200-500 triệu đồng/năm tùy quy mô và khu vực
  • Các khoản chi phí khác (Mặt bằng, sửa chữa,..): 400 triệu – 1 tỷ đồng.

thương hiệu trà sữa nhượng quyền Ding tea

>> Chiến lược marketing của Ding Tea: trà sữa quốc dân

6. Bobapop

Bobapop là thương hiệu nhượng quyền trà sữa đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2013 với mô hình take away. Vừa mang đến thức uống mới, lại vừa tiếp cận bằng mô hình hot trend lúc bấy giờ nên Bobapop đã nhanh chóng tạo dựng được tên tuổi của mình trên thị trường. Đến năm 2019, là giai đoạn cơn sốt trà sữa trở thành thói quen không thể thiếu với giới trẻ Việt, Bobapop đã có bước chuyển mình với hình ảnh hiện đại hơn, quy mô lớn hơn khi bắt đầu có chỗ ngồi lại và nâng cấp menu với các món nước uống “limited và signature”. Ngoài Đài Loan và Việt Nam, Bobapop còn có mặt tại Mỹ, Thái Lan,… theo hình thức là một thương hiệu nhượng quyền trà sữa.

Để tham gia nhượng quyền trà sữa Bobapop, bạn sẽ cần chuẩn bị 1 tỷ cho phí mua nhượng quyền thương hiệu, và một khoản ngân sách cho những chi phí khác như thuê mặt bằng, đầu tư thiết bị máy móc, mua nguyên vật liệu, nhân công,… Tuy nhiên đến năm 2017, Bobapop không còn triển khai mô hình nhượng quyền trà sữa tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM, nhưng vẫn sẽ tiếp tục mở rộng tại các tỉnh thành khác trên toàn quốc.

>> Review menu Bobapop – Taiwan Lattea và list đồ uống nên thử

7. Cing Hu Tang

Chỉ vừa ra mắt vào năm 2020, thế nhưng bất chấp tình hình đại dịch, Cing Hu Tang vẫn nỗ lực phát triển thần kỳ và đạt đến con số 115 cửa hàng trong vòng ba năm hoạt động. Bắt đầu tư một cửa hàng take away nhỏ tại Bắc Ninh, đến nay, Cing Hu Tang đã phủ sóng toàn quốc, đặc biệt là khu vực phía Bắc với nhiều cơ sở tại Bắc Ninh, Hà Nội, Lào Cai, Thanh Hóa, Thái Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Lai Châu,… Ngoài ra, khu vực phía Nam có TP. HCM, Đồng Nai, và Vũng Tàu.

Cing Hu Tang tự hào mình là thương hiệu nhượng quyền trà sữa có khả năng thu hồi vốn nhanh chóng, cam kết chỉ trong 5-6 tháng sau khi khai trương. Tham gia nhượng quyền cùng Cing Hu Tang, bên nhận quyền sẽ được thương hiệu hỗ trợ xuyên suốt không chỉ trước khi khai trương mà còn trong thời gian vận hành nhằm đảm bảo tất cả cửa hàng đều có thể đạt được tối đa hiệu quả kinh doanh. Chi phí nhượng quyền trà sữa của Cing Hu Tang không được công khai, nhưng bạn có thể trao đổi trực tiếp với thương hiệu thông qua hotline, email, nhắn tin qua fanpage hoặc điền form đăng ký Google.

8. Te Amo

Ra đời giữa thời điểm trà sữa đang là cơn sốt với rất nhiều cạnh tranh đến từ các thương hiệu tên tuổi, thế nhưng Te Amo vẫn từng bước xây dựng độ nhận diện của mình đến với khách hàng. Nhờ vào menu đa dạng, tập hợp những món thức uống thịnh hành nhất hiện nay với mức giá phải chăng chỉ từ 19.000 đồng/ ly trà sữa đã giúp Te Amo nhanh chóng được khách hàng yêu thích, đặc biệt là đối tượng học sinh sinh viên. Thêm vào đó, với bao bì ấn tượng, khác biệt hoàn toàn với những thương hiệu đã có mặt trên thị trường càng giúp Te Amo dễ dàng nhận diện hơn.

Không chỉ kinh doanh trà sữa giá rẻ, mà chi phí nhượng quyền trà sữa của Te Amo cũng rất lý tưởng. Te Amo tự tin khẳng định tham gia nhượng quyền trà sữa của mình chính là “một vốn bốn lời”, dễ dàng làm chủ chỉ với 369 triệu đã bao gồm chi phí nhượng quyền thương hiệu, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí Marketing và chi phí thiết bị. Đồng thời, bên nhận quyền cũng sẽ được hỗ trợ toàn diện từ tìm kiếm mặt bằng, đào tạo nhân sự, cung cấp thiết bị, nhập nguyên vật liệu chất lượng, và quảng bá cửa hàng.

thương hiệu trà sữa nhượng quyền Te amo

>> Tất tần tật về thương hiệu trà sữa nhượng quyền 19 triệu

Trà sữa là thức uống yêu thích của giới trẻ và luôn giữ được sức hút của mình. Hợp tác cùng các thương hiệu nhượng quyền trà sữa để bạn bắt đầu kinh doanh F&B với tiềm năng thành công và tỷ lệ lợi nhuận cao. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể tìm được thương hiệu trà sữa phù hợp với nhu cầu của mình.

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Check list top quán cafe riêng tư cho các cặp…
10/09/2024
Review từ A-Z thương hiệu cafe “được lòng” giới trẻ:…
05/09/2024
List quán cà phê xem đá bóng ở TPHCM đông…
10/06/2024
TOP 10 quán cafe xem đá bóng lý tưởng ở…
10/06/2024
Three O’clock: Review đồ uống, không gian chuỗi cafe “không…
27/02/2024