Toocha thế chỗ Ten Ren, The Coffee House đang toan tính gì để dành lấy thị phần là gì?

Chưa đầy 1 tuần kể từ ngày thông báo ngừng hoạt động, các cửa hàng Ten Ren đã thay bảng hiệu một thương hiệu trà sữa khác là Toocha. Hoạt động này được thực hiện ngay sau khi The Coffee House thay CEO. Vậy họ đang toan tính điều gì và chiến lược của họ là gì?

Thanh lý hàng tồn, ổn định chuỗi The Coffee House

Ông Võ Duy Phú, Giám đốc Thương Mại và Marketing The Coffee House cho biết, có 3 giải pháp để xử lý 23 “xác” cửa hàng Ten Ren Việt Nam, trong đó, khoảng 90% cửa hàng có thể được sang nhượng lại cho một đối tác khác, mà thương hiệu trà sữa Toocha là cái tên được nhắc đến.

Đây là một thương vụ mang tính chất “thanh lý hàng tồn”. Tức là Toocha mua lại cơ sở vật chất, nhận một phần nhân viên của Ten Ren và không có bất cứ quan hệ hợp tác làm ăn nào với The Coffee House hay Seedcom. Đây đơn thuần chỉ là mua và bán.

Với thương vụ này, Toocha bỗng nhiên trở thành chuỗi trà sữa có nhiều cửa hàng nhất tại TPHCM, nếu không tính các chuỗi nhượng quyền.

Toocha thế chỗ Ten Ren

Xu hướng thị trường: Cửa hàng trà sữa không chỉ bán trà sữa

Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng chọn sản phẩm thành phần tự nhiên, có lợi cho sức khoẻ. Đây là xu hướng khiến các thương hiệu trà sữa phải thường xuyên bổ sung các thức uống khác vào menu ngoài trà sữa. Ông Trần Phan Tế, Tổng giám đốc Công ty TNHH Nước giải khát Lai Phú cho biết, cùng với trà sữa, sản phẩm nước trái cây đóng chai đang có tốc độ tăng trưởng nhanh trong ngành hàng nước giải khát, với khoảng 15%/năm. Chính vì vậy, cũng thu hút nhiều đối thủ lớn với sản phẩm Adew của Lai Phú trong ngành nước giải khát như Twister (Pepsico), Teppy (Coca Cola),…

Trà sữa mang về chưa đến 50% doanh thu của Meet Fresh bởi theo định hướng của thương hiệu này cả ở thị trường Đài Loan lẫn nước ngoài đều tập trung vào các món tráng miệng và đồ ngọt.

Toocha

Bà Bích Ngọc chia sẻ và cho biết, kinh doanh trà sữa là mảng mà bất cứ đơn vị trong hay ngoài nước đều có thể tham gia vào. Tuy nhiên, cần nhìn nhận, thức uống theo xu hướng này có vòng đời chỉ từ 2-4 năm sẽ dần bước vào giai đoạn thoái trào, đặc biệt, người tiêu dùng ngày càng chú trọng sức khoẻ cũng như ưa chuộng các loại thức uống có thành phần tự nhiên.

Chiến lược của Toocha

Tại giai đoạn đầu, khi mới có khoảng 8 cửa hàng, đại diện của Toocha chia sẻ rằng họ chọn chiến lược cạnh tranh trực tiếp với thương hiệu số 1 lúc bấy giờ là Gong cha. Tức cứ chỗ nào có cửa hàng của Gong cha thì Toocha sẽ mở cửa hàng và mở với quy mô lớn hơn.

Tuy nhiên có một điều cần nhìn nhận là từ ngày Toocha hoạt động cũng là giai đoạn bắt đầu “đẫm máu” của thị trường giao đồ ăn. Hiện Toocha đang dùng chiến lược giá để giành thị phần, liên tục giảm 50% từ ứng dụng này qua ứng dụng khác, cho đến các chương trình ưu đãi của ngân hàng.

Chiến lược của Toocha

The Coffee House sẽ tập trung vào chiến lược New Retail và được cho là chuẩn bị ra mắt các tính năng mới nhằm gia tăng trải nghiệm cho khách hàng.

Có một điều thú vị, The Coffee House hiện không có trên bất cứ các ứng dụng giao đồ ăn nào như Grabfood hay Now, trong khi đó các đơn vị này lần lượt đốt tiền cho các thương hiệu đối thủ như Starbucks, Highlands Coffee hay Phúc Long. Đây chắc chắn cũng là chủ đích của ông chủ Seedcom.

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Three O’clock: Review đồ uống, không gian chuỗi cafe “không…
27/02/2024
Nguyễn Sơn Bakery: review menu của thương hiệu bánh 20…
23/02/2024
Beard Papa’s: review menu, không gian và địa chỉ các…
21/02/2024
An Café: Review menu, không gian cũng như địa chỉ…
20/02/2024
Là Việt Coffee – Review menu, best seller và không…
19/02/2024