Quy trình làm việc của nhân viên bar, nhân viên quầy bar có cực không

Nhân viên quầy bar thường đảm nhận những công việc gì? Cần lưu ý gì khi đảm nhận quầy bar? Quy trình làm việc của nhân viên bar cụ thể như thế nào? Trong bài viết dưới đây, MISA CukCuk sẽ mô tả chi tiết các công việc mà nhân viên quầy bar cần phải nắm được, hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề này. 

nhân viên bar

I/ Một số tiêu chuẩn cần nắm rõ tại quầy bar

Hiện nay hầu hết trong tất cả các nhà hàng khách sạn nhằm tránh xảy ra các sự cố sai sót thực hiện công việc được trôi chảy thì người ta thường xây dựng lên một quy trình cho từng bộ phận. Trong đó quầy bar cũng không ngoại lệ, nếu bạn là một bartender thì bạn phải hiểu biết đầy đủ về quy chuẩn và quy trình làm việc tại quầy bar nơi mình đang công tác. Các tiêu chuẩn ấy bao gồm: 

1/ Công thức tiêu chuẩn trong pha chế

Công thức pha chế sẽ được sáng tạo theo từng mỗi cá nhân. Thế nhưng bộ phận bar vẫn phải đưa ra công thức chung nhằm cho tất cả nhân viên dựa vào đó để dễ dàng nắm bắt công việc, bộ phận bar được tiết kiệm một số chi phí. Điều này cũng nằm trong quy trình làm việc của nhân viên bar

bảng công thức tiêu chuẩn đã được xây dựng như sau:

  • Thành phần định lượng 
  • Cách thức sơ chế
  • Cách thức pha chế

Những công thức này không đơn thuần là ai xây dựng nên cũng được chấp thuận mà phải qua thử nghiệm và xem xét của quản lý nhà hàng thì mới được áp dụng vào pha chế.

2/ Các tiêu chuẩn đồ uống 

Tiêu chuẩn đồ uống được xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng đồ uống đặt mức tiêu chuẩn và được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Sử dụng trong việc đàm phán với các nhà cung cấp và làm căn cứ kiểm tra chất lượng nguyên liệu và hàng hóa khi nhận hàng
  • Những trường hợp bartender phát hiện nguyên liệu hàng hóa không đảm bảo theo tiêu chuẩn lúc nhận hàng hoặc lấy hàng thì phải lập báo cáo quản lý thủ tục hủy hàng
  • Căn cứ vào tiêu chuẩn và thực đơn, quản lý bar phải chịu trách nhiệm lập danh mục toàn bộ các loại mặt hàng hóa sử dụng cho quầy bar

Những tiêu chuẩn hàng hóa phải đạt những tiêu chuẩn sau đây:

  • Thời hạn sử dụng được đảm bảo
  • Tiêu chuẩn về trọng lượng
  • Tiêu chuẩn về màu sắc hàng hóa
  • Nhận dạng hàng không đảm bảo chất lượng đúng tiêu chuẩn

3/ Tiêu chuẩn pha chế

  • bartender chỉ được phép pha chế khi có sự đồng ý của quản lý  hoặc nhận order từ bộ phận phục vụ 
  • Khi nhận order, bartender phải đảm bảo theo đúng thời gian pha chế quy định, nếu không đảm bảo thời hạn pha chế theo công thức hoặc không đủ nguyên liệu pha chế thì phải báo cho bộ phận phục vụ để có biện pháp xử lý kịp thời
  • Khi thực hiện quá trình pha chế, bartender phải đảm bảo theo đúng quy trình sơ chế và các bước pha chế trong bảng công thức tiêu chuẩn.

pha chế trà lipton chanh

4/ Tiêu chuẩn vệ sinh

  • Bartender phải luôn đảm bảo khu vực làm việc trong trạng thái sạch sẽ, ly cốc pha chế, trang thiết bị dụng cụ phải đảm bảo sạch và để đúng nơi quy định, máy móc pha chế tươm tất và có kế hoạch lau chùi theo định kỳ, các đồ Inox và đồ sứ luôn bóng loáng , không vết dơ.
  • Phải vệ sinh thân thể thường xuyên, không để có mùi hôi, tác phong làm việc chuyên nghiệp bao gồm: đầu tóc gọn gàng, móng tay cắt ngắn và không sơn màu, trang phục đúng yêu cầu.
  • Tuân thủ và thực hiện nghiêm túc lịch vệ sinh định kỳ được đưa ra, sẵn sàng làm thêm giờ để hoàn thành nhiệm vụ.

II/ Quy trình làm việc tại quầy bar

Sau đây là các bước trong quy trình làm việc tại quầy bar:

  • Thực hiện bàn giao thẻ làm việc hoặc ký tên, đọc sổ giao ca hay còn gọi là logbook, kiểm phiếu nếu có. Sao đó giao ca.
  • Kiểm tra hàng hóa còn tồn
  • Thực hiện kiểm tra các loại dụng cụ, trang thiết bị tại quầy bar, chai, ly, các dụng dễ bị vỡ, đèn, nước, hệ thống bia, máy lạnh, quạt, thùng rác… nếu có sự cố xảy ra thì phải thông báo cho quản lý sớm nhất có thể để khắc phục
  • Thực hiện lau chùi và làm sạch quầy bar
  • Chuẩn bị các dụng cụ và thực phẩm sau: miếng lót quầy, khay, hộp đựng trái cây, menu nước uống, cây khuấy, ống hút, lót ly, khăn giấy, gạt tàn thuốc, hũ đường, que diêm, các loại ly,…
  • Bổ sung các loại hàng hóa làm đầy và sắp đặt theo vị trí đã định
  • Cắt trái cây và sắp xếp vào đĩa để trang trí 
  • Chuẩn bị nước trái cây để pha chế
  • Mở nắp sẵn các chai rượu trong ngày hôm đó
  • Đặt bảng quảng cáo khuyến mãi trên quầy bar
  • Kiểm tra lần cuối cùng các dụng cụ bar như công cụ mở chai rượu, xúc đá, kẹp trái cây,…
  • Ngoại hình, trang phục, đầu tóc cần được chỉnh chu.

bartender là gì

Trên đây là những bước cần chuẩn bị khi quán bar mở cửa chào đón khách hàng và cũng là những việc làm mà nhân viên quầy bar phải đảm nhiệm để quầy bar hoạt động một cách trôi chảy tránh gặp sự cố xảy ra.

III/ Quy trình pha chế

1/ Chuẩn bị các loại nguyên liệu và thành phần theo đúng công thức pha chế

  • Chuẩn bị thành phần nguyên liệu cần thiết theo công thức.
  • Kiểm tra hàng hóa, lên đơn nhập hàng.
  • Đảm bảo chất lượng ở mức chuẩn của các nguyên liệu.
  • Nguyên liệu tồn, xử lý các nguyên liệu bị hôi thối như trái cây.

2/ Thực hiện pha chế

  • Nhận order từ khách hàng
  • Pha chế các loại đồ uống theo yêu cầu sở thích của khách.
  • Đảm bảo chất lượng thức uống về màu sắc, mùi vị, trang trí của món nước trước khi phục vụ khách hàng.

3/ Chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ pha chế và đạt tiêu chuẩn

  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ sẵn sàng để pha chế cần thiết và đạt tiêu chuẩn
  • Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ trong suốt quá trình pha chế và sau khi pha chế 

4/ Dọn dẹp và sắp xếp ngăn nắp khu vực làm việc 

  • Luôn giữ khu vực làm việc trong tình trạng sạch sẽ.
  • Vệ sinh xung quanh tủ, kệ, các công cụ pha chế.
  • Sắp xếp các loại dụng cụ ngăn nắp, đúng nơi quy định.
  • Vệ sinh tủ lạnh, sắp xếp các nguyên vật liệu gọn gàng.

5/ Làm các công việc khác theo sự phân công của bar trưởng

  • Làm việc theo sự phân công của bar trưởng.
  • Phối hợp với các bộ phận khác để dịch vụ hoàn thiện hơn cho khách hàng
  • Kiểm tra các trang thiết bị trong quầy làm việc. Báo cáo trong trường hợp cần bảo trì, bảo dưỡng.
  • Báo cáo công việc tới bar trưởng.

IV/ Nhân viên quán bar khác với nhân viên phục vụ trong quán ăn nhà hàng như thế nào?

Mỗi công việc sẽ có những khó khăn và thử thách của riêng nó. Chỉ cần bạn là người có ý chí và kiên định với những quyết định của bản thân. Việc làm tại quầy bar cũng thế. Có nhiều ý kiến cho rằng người làm cho quầy bar gặp nhiều cạm bẫy? Đó có thể là một số tư tưởng khi chưa tìm hiểu cặn kẽ về những việc làm trên. Việc làm ở quầy bar là một phần việc làm của bất kỳ một nhà hàng khách sáng quy mô lớn.

Ở đó người làm tại quầy bar đảm nhận những vị trí khác nhau để tạo ra những sản phẩm cho khách hàng như pha chế là một điển hình. Đồng thời khi hoạt động trong lĩnh vực này đòi hỏi nhân viên cũng phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mà tuyển dụng đưa ra đồng thời khi được là nhân viên chính thức bạn cũng cần phải tuân theo những quy định mà cấp trên đã đưa ra nhằm đảm bảo tính trong sạch và lành mạnh.

Nói tóm lại làm việc tại quầy bar là một phần công việc trong hệ thống các nhà hàng thế nên không thể so sánh điểm khác biệt rõ ràng giữa những công việc này. 

V/ Kết luận

Phía trên là quy trình làm việc của nhân viên bar và những vấn đề xoay quanh công việc này. Nếu bạn đã tìm hiểu kỹ càng và mong muốn gắn bó lâu dài cùng với công việc này thì hãy nhanh tay trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng để có thể trở thành một nhân viên bar chính thức.

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Phần mềm quản lý quán nhậu, lẩu nướng đơn giản,…
03/04/2024
Top 5 phần mềm quản lý quán ăn tốt nhất…
21/03/2024
Kinh doanh quán nhậu bình dân: một đồng vốn bốn…
23/01/2024
Top 9 cách đốt vía giải đen bán hàng dân…
12/01/2024
Mâm cúng ngày vía Thần Tài 2024 đối với những…
16/02/2024