Cần tìm hiểu gì khi mở nhượng quyền thương hiệu sữa chua trân châu?

Nhượng quyền sữa chua trân châu là từ khoá “siêu hot” trong 2 năm trở lại đây. Bởi lẽ, sữa chua trân châu là thức uống có lợi cho sức khỏe, giá thành rẻ, lại phù hợp với nhu cầu của đa dạng người tiêu dùng. Từ người lớn tuổi đến trẻ nhỏ, từ học sinh, sinh viên đến giới văn phòng, kinh doanh… đều dễ dàng ưa chuộng món giải khát này. Nếu 2018 là cơn số trà sữa, 2019 là những mô hình trà chanh thì 2020 đánh dấu mốc đánh nhớ của nhượng quyền sữa chua trân châu. Mảnh đất mới này của ngành F&B đã giúp cho nhiều chủ đầu tư nhanh nhạy nắm bắt cơ hội và cũng không ít người thành công khi khởi điểm chỉ là 1 cửa hàng nhỏ. 

Những điều cần biết về nhượng quyền sữa chua trân châu

Nhượng quyền sữa chua trân châu là gì?

Nhượng quyền sữa chua trân châu là hình thức một cá nhân/doanh nghiệp được quyền sử dụng tên/thương hiệu sữa chua trân châu đang triển khai trước đó để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Hai bên có sự ràng buộc nhất định về pháp lý và tài chính bao gồm chi phí, doanh thu và lợi nhuận.

Có nên nhượng quyền sữa chua trân châu không?

So với trà sữa hay cà phê, sữa chua trân châu là sản phẩm đầu tư kinh doanh với chi phí đầu tư thấp hơn cả. Mặt bằng chung, menu sữa chua trân châu ở mức giá trung bình thấp (chỉ từ 20.000 đồng). Đó cũng là lý do, món ăn này dễ dàng tiếp cận với đa dạng phân khúc khách hàng.

Một điểm cộng rất lớn nữa đến từ việc sữa chua là món uống rất tốt cho sức khoẻ, cung cấp nhiều lợi khuẩn giúp người dùng có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh hơn. Song song với đó, xu hướng của người tiêu dùng hiện nay chính là sử dụng những thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, an toàn. Vì vậy, nhượng quyền hay mua thương hiệu sữa chua trân châu là mô hình kinh doanh được đánh giá là vô cùng triển vọng trong tương lai.

Ưu và nhược điểm khi nhượng quyền thương hiệu sữa chua trân châu

Xuất hiện lần đầu vào năm 2019 với màn chào sân của thương hiệu sữa chua trân châu Hạ Long, sữa chua trân châu lập tức trở thành món đồ uống gây sốt từ Nam ra Bắc. So với việc tự đứng ra mở thương hiệu riêng, nhượng quyền sữa chua sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm được khá nhiều thời gian, chi phí và công sức nhờ có loạt ưu điểm.

a. Ưu điểm

  • Tiếp cận được nguồn khách hàng lớn nhờ danh tiếng đã được tạo dựng trước của thương hiệu mẹ
  • Chủ đầu tư được hướng dẫn cụ thể từng công đoạn, từ setup quán, pha chế, đào tạo nhân viên đến lên menu quán…
  • Hỗ trợ marketing và bán hàng trong suốt quá trình kinh doanh sẽ giúp cửa hàng duy trì nguồn thu ổn định hàng tháng

b. Nhược điểm của việc nhượng quyền thương hiệu nằm ở chỗ

  • Người kinh doanh bị hạn chế sáng tạo, làm mới bởi mọi thứ cần có sự nhất quán và tôn trọng tính nguyên bản từ trước. Với những cá nhân yêu sáng tạo, mê tìm tòi và hy vọng tạo nên một sản phẩm thật bùng nổ và trước nay chưa từng có, rất có thể nhượng quyền thương hiệu không phải là mô hình kinh doanh phù hợp.
  • Đây là hình thức kinh doanh phù hợp với những cá nhân, tổ chức đam mê kinh doanh nhưng hạn chế ở khâu ý tưởng, quảng bá và khiêm tốn về mặt tài chính.

Do đó, trước khi quyết định có bắt tay vào làm hay không, anh chị cần xác định rõ mục tiêu, định hướng đường dài mình mong muốnf để xác suất thành công luôn là cao nhất.

sữa chua cô thỏ

Trước khi mua nhượng quyền cần chuẩn bị những gì?

Trang bị đầy đủ kiến thức là việc làm vô cùng cần thiết trong kinh doanh, việc mua nhượng quyền thương hiệu sữa chua trân châu cũng không ngoại lệ. Để việc mua nhượng quyền diễn ra thuận lợi và suôn sẻ, anh chị cần trang bị kỹ những thứ sau:

  • Nghiên cứu thị trường
  • Tính pháp lý của hợp đồng, thương hiệu nhượng quyền
  • Tính toán và dự trù trước các chi phí phát sinh
  • Tôn trọng tính nhất quán và không được tự do sáng tạo
  • Phân tích các rủi ro và cạnh tranh đến từ các thương hiệu sữa chua khác.
  • Cần lưu ý gì khi nhượng quyền sữa chua trân châu?
“Khi có nhu cầu mua nhượng quyền thương hiệu sữa chua trân châu, cần tìm đến những thương hiệu lớn, nổi tiếng, uy tín, chuyên nghiệp để việc kinh doanh về sau dễ dàng, thuận lợi nhất”
  • Cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ những thứ cần chuẩn bị trước khi mua nhượng quyền thương hiệu để tránh những sai lầm đáng tiếc.
  • Tuyệt đối tôn trọng tính nguyên bản của sản phẩm, không được tự ý thêm thắt hay sáng tạo khiến hương vị của sản phẩm trở nên sai khác.
  • Hiểu, nắm rõ luật, tuân thủ nghiêm chỉnh các điều khoản có trong hợp đồng nhượng quyền thương hiệu sữa chua.
  • Tìm hiểu, nghiên cứu kỹ để chọn đúng thương hiệu nhượng quyền sữa chua uy tín, chuyên nghiệp, có sản phẩm chất lượng và nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dùng.

Top 10 thương hiệu nhượng quyền sữa chua trân châu

Nếu còn băn khoăn chưa biết chọn đồng hành cùng thương hiệu nào, thì trong bài viết này, Misa CukCuk sẽ gợi ý cho anh chị 10 thương hiệu sữa chua trân châu được xem là uy tín, chất lượng nhất khi nhận nhượng quyền thương hiệu hiện nay.

TOP 1. Nhượng quyền sữa chua trân châu Hạ Long

Đây là một trong những thương hiệu đầu tiên góp phần tạo nên cơn sốt sữa chua trân châu.

Hệ thống sữa chua trân châu Hạ Long đã phát triển hơn 200 cơ sở ở khắp cả nước chỉ trong vòng 2 năm. Trao đổi với đại diện thương hiệu, hãng cho biết hiện tại mức phí nhượng quyền là 580 triệu đồng.

Tuy nhiên để đảm bảo số lượng cửa hàng tại khu vực cũng như chất lượng đồng đều tại các chi nhánh, thương hiệu này hiện đã tạm dừng nhượng quyền tại Hà Nội mà hiện tại chỉ tập trung vào các khu vực phía Nam và các tỉnh thành khác.

Trong 580 triệu đồng phí nhượng quyền sữa chua trân châu Hạ Long, hãng chưa bao gồm chi phí thiết bị và các nguyên vật liệu hỗ trợ khác.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: Tầng 2, Lô 58, bt4 x2 KĐT Bắc Linh Đàm, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0967897557
  • Website: suachuahalong

TOP2. Nhượng quyền sữa chua trân châu Cô Thỏ

 sữa chua trân châu Cô ThỏThương hiệu sữa chua trân châu Cô Thỏ là thương hiệu của vợ chồng ca sĩ Tuấn Hưng. Tính đến nay, hệ thống đã có tới hơn 30 cơ sở từ Nam ra Bắc. Đây cũng là một trong những thương hiệu sữa chua trân châu được đầu tư bài bản về nhận diện thương hiệu.

Hãng này cũng đưa ra các chính sách cam kết về hoạt động hỗ trợ vận hành cũng như hoạt động marketing cùng đại diện hình ảnh từ vợ chồng ca sĩ Tuấn Hưng hậu thuẫn.

Thông tin liên hệ nhượng quyền

TOP3. Nhượng quyền sữa chua trân châu Quảng Ninh

sữa chua trân châu Quảng NinhHệ thống sữa chua trân châu Quảng Ninh cũng ghi dấu với chuỗi 76 cửa hàng, cùng mức chi phí nhượng quyền trung bình từ 200 – 300 triệu.

Mức giá trung bình trên thực đơn của sữa chua trân châu Quảng Ninh là 20.000đ – 30.000đ, phù hợp với học sinh, sinh viên, phải chăng.

Hãng này cũng có quy trình đăng ký nhận nhượng quyền rõ ràng, chi tiết với từng hạn mức đầu tư khác nhau để chủ quán lựa chọn.

Thông tin liên hệ nhượng quyền

TOP4. Nhượng quyền sữa chua Neca

 sữa chua NecaMô hình sữa chua trân châu Neca có phong cách, định vị trẻ trung, đầu tư về hình ảnh gần gũi với tệp khách hàng mục tiêu của mình. Hãng cũng luôn sáng tạo ra những món ăn mới lạ, theo xu hướng. Về hoạt động nhượng quyền, chi phí nhượng quyền thương hiệu Neca là 250 triệu đồng với mức hồi vốn chỉ sau 3 – 6 tháng.

Hãng này cũng đặt ra một số tiêu chuẩn cho hệ thống nhượng quyền của mình về mặt bằng và chi phí. Đặc biệt, mặt bằng cần đảm bảo trên 20m2, tại các khu vực đông dân cư, văn phòng.

Thông tin liên hệ nhượng quyền

TOP5. Nhượng quyền sữa chua trân châu Jinju

nhượng quyền sữa chua jinjuSưa chua trân châu Jinju thông báo về chi phí nhượng quyền của mình cụ thể như sau

  • Phí nhượng quyền 50 triệu
  • Phí đầu tư mặt bằng 120 – 150 triệu
  • Khả năng thu hồi vốn từ 3 – 6 tháng

Jinju cũng có thực đơn khá đa dạng với giá thành phải chăng. Bên cạnh sữa chua còn có các món ăn theo trend như trà chanh, trà đào, trân châu đường đen…

Thông tin liên hệ nhượng quyền: 

TOP6. Nhượng quyền sữa chua trân châu Houjicha

thương hiệu sữa chua trân châu Houjicha nhượng quyềnTạo ấn tượng với thị trường bằng 2 món ăn độc đáo là sữa chua bát bảo và sữa chua trứng muối, sản phẩm của Houjicha được làm từ sữa chua Nhật Bản.

Hương vị mới lạ,  ngọt dịu nhẹ, thơm, béo ngậy. Chính vì điều này mà có rất nhiều khách hàng ưa thích thương hiệu sữa chua trân châu này.

 

Thông tin nhượng quyền 

  • Địa chỉ: Số 50, TT 16 khu đô thị Văn phú, Hà Đông, Hà Nội
  • Điện thoại: 036.793.9876
  • Website:

TOP7. Nhượng quyền sữa chua Cô Oanh 

nhượng quyền sữa chua trân châu cô OanhVới sữa chua trân châu Cô Oanh, hương vị lại hoàn toàn mang đến cảm giá “nhà làm” gần gũi, một phần vì các làm sữa chua thủ công, kiểu truyền thống nên sữa chua cũng mềm mịn và độ chua nhẹ nhàng, dễ chịu vô cùng.

Bên cạnh đó các món ăn vặt cũng được đặt trong menu sữa chua trân châu cô Oanh giúp thực đơn đa dạng hơn.

Khi được hỏi về giá nhượng quyền của thương hiệu này, hiện mô hình chưa công khai chi tiết giá trị và thông tin. Anh chị quan tâm đầu tư có thể tham khảo thông tin dưới đây.

Thông tin nhượng quyền:

TOP8. Nhượng quyền sữa chua trân châu YoFresh

nhượng quyền sữa chua trân châu tươi YofreshSo với mặt bằng chung các thương hiệu sữa chua trân châu thì YoFresh có mức giá nhỉnh hơn. Giá thấp nhấp của món sữa chua trân châu YoFresh là 23.000đ. Hãng cũng đầu tư hệ thống nhận diện thương hiệu. Cụ thể là các hoạt động truyền thông, marketing trên các báo điện tử lớn.

Về hoạt động nhượng quyền, phụ thuộc vào điều kiện mặt bằng từ vị trí, quy mô mà bộ phận hỗ trợ đối tác sẽ trao đổi và đánh giá từ đó đề xuất mức phí nhượng quyền phù hợp. Để có thể biết thêm thông tin chi tiết về hoạt động nhượng quyền của thương hiệu YoFresh, anh chị có thể tham khảo:

Thông tin nhượng quyền:

TOP9. Nhượng quyền sữa chua Suke King

nhượng quyền sữa chua suke kingThương hiệu sữa chua này cũng góp tên vào bản đồ sữa chua trân châu với thế mạnh về kem, sữa chua. Hương vị dịu nhẹ, dễ ăn. Hãng này cũng đang tiếp nhận nhượng quyền với chi phí từ 60 triệu đồng.

Mô hình này nhận nhượng quyền với giá phải chăng, thời gian thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận lại lớn. Anh chị quan tâm đến chính sách nhượng quyền của hãng này có thể tham khảo tại đây.

Thông tin nhượng quyền

TOP10. Nhượng quyền sữa chua Mizy

nhượng quyền sữa chua mizyDù mới xuất hiện nhưng sữa chua trân châu Mizy cũng đã chạm mốc 30 cửa hàng trên toàn quốc. Hãng này đã kết hợp với các đối tác giao hàng vô cùng bài bản. Bởi vậy, các thực khách muốn gọi món mang về không quá khó để tìm thấy thương hiệu Mizy.

Về hoạt động nhượng quyền, đại diện hãng trao đổi chi phí nhượng quyền cho một cửa hàng rơi vào 70 – 300 triệu. Tỷ suất lợi nhuận dự tính lên đến 40% – một con số đánh để chủ đầu tư chú tâm.

Thông tin nhượng quyền 

Tạm kết

Với tất tần tật những thông tin về nhượng quyền sữa chua trân châu mà bài viết cung cấp, hy vọng rằng các cá nhân, tổ chức có hứng thú với mô hình nhượng quyền kinh doanh sữa chua đã có thể có cho mình lựa chọn phù hợp nhất. Mến chúc bạn khai trương hồng phát và sớm thu được quả ngọt từ công việc kinh doanh của mình.

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Nhượng quyền xe cafe pha máy là gì? Tất tần…
31/01/2024
Chi phí để nhượng quyền cafe ông Bầu là bao…
15/01/2024
Tất tần tật về thương hiệu trà sữa nhượng quyền…
23/01/2024
Nhượng quyền trà sữa Tiên Hưởng – Quy trình ra…
16/01/2024
Review chi tiết về quy trình, chi phí nhượng quyền…
16/01/2024