10 bước để mở thành công quán cafe quy mô nhỏ

Bạn đã ấp ủ mở quán cafe quy mô nhỏ từ lâu nhưng đang ngại ngần vì chưa biết nên bắt đầu từ đâu. Bạn đừng lo, đã có 10 bước sau đây để bạn có thể đạt được ước mơ và thỏa sức vẫy vùng với đam mê của mình. Thực tế mở một quán cafe không khó nếu chúng ta có kế hoạch chi tiết rõ ràng, cụ thể. Vậy mở quán cafe bắt đầu từ đâu? Cùng MISA CukCuk tìm lời giải cho câu hỏi này ngay trong bài viết dưới đây.

Có thể bạn quan tâm:

Muốn mở quán cafe cần những gì?

Mở quán cafe là hình thức kinh doanh phổ biến hiện nay với nhiều quy mô với những cơ hội và rủi ro khác nhau. Vì vậy, việc đầu tiên bạn nên xác định rõ một mô hình kinh doanh phù hợp với khả năng tài chính và những lợi thế bạn sẵn có, đáp ứng được mô hình đó.

Xác định số vốn bạn có cho việc mở quán cafe là bao nhiêu? Mục tiêu kinh doanh của bạn là gì? Không có mục tiêu kinh doanh thì quá trình hoạt động quán rất dễ bị lệch hướng, thậm chí rơi vào tình trạng lỗ.

Hãy đặt ra cho mình những mục tiêu như trong 3 tháng đầu đạt doanh số bao nhiêu? Trong bao lâu thì thu hồi vốn? 1-2 năm tới cần làm những gì… Tuy nhiên, những mục tiêu đặt ra phải hợp lý, phù hợp với tiềm lực và thị trường và có khả năng thực hiện được.

Khi đã xác định được mô hình kinh doanh, mục tiêu hoạt động thì quy trình mở quán cafe sẽ cần bạn thực hiện với 10 bước sau:

Bước 1: Lên ý tưởng và lựa chọn phong cách cho quán café

Việc lên ý tưởng và phong cách của quán là rất quan trọng, bởi vì nó sẽ quyết định nguồn khách hàng mà quán hướng tới. Do vậy, các bạn nên hình thành cho mình ý tưởng và phong cách riêng của quán hoặc từ đối tượng khách hàng hướng tới thì đưa ra được ý tưởng.

Lên ý tưởng và lựa chọn phong cách cho quán cafe

Các loại quán cafe:

  • Cafe công sở: Nơi quán được bày biện lịch sự để dành những nhân viên văn phòng thưởng thức ly cafe vào buổi sáng hay buổi trưa sau khi ăn xong hoặc có thể là nơi gặp gỡ khách hàng. Quán thường có wifi tiện cho mọi người có thể truy cập internet.
  • Cafe bóng đá: Vào mỗi mùa bóng đá hay các dịp cuối tuần khi mà diễn ra các trận đấu ở các giải bóng đá hàng đầu thế giới như ngoại hạng anh hay Laliga thì các quán cafe bóng đá là nơi tập trung những người yêu môn thể thao vua này. Họ tụ tập nhau lại để thưởng thức những trận cầu bắt mắt và được bình luận về mọi thứ xung quanh bóng đá. Quán thường phải có màn hình LCD trên 40 inchs.
  • Cafe cá tính: Mang những nét tính cách độc đáo, để khi bước vào là thoát khỏi không gian bên ngoài, khách phải ngạc nhiên và nhớ về một không gian lạ.
  • Cafe vườn:Khung cảnh tự nhiên thoáng mát, riêng tư cho các đôi tâm sự.
  • Cafe bình dân: phục vụ đại trà cho người lao động, bạn bè thân thiết và là chỗ mà mọi người đến rồi đi rất nhanh.
  • Cafe thưởng thức: là nơi chỉ dành để thưởng thức cà phê, dành cho những người “sành miệng”.
  • Cafe ca nhạc, thời trang: nơi mọi người đến đó thưởng thức đồ uống và nghe nhạc.

Khảo sát các quán cafe cạnh tranh trong khu vực bạn định mở quán cafe quy mô nhỏ. Hãy ghi nhớ danh mục họ phục vụ và giá cả của chúng để từ đó quyết định danh mục đồ uống mà bạn muốn bán.

Bạn nên suy nghĩ bổ sung các kiểu đồ uống khác hoặc lựa chọn một đồ uống mang thương hiệu của quán để phân biệt với những quán đối thủ khác.

>> Kinh nghiệm quản lý quán cà phê thành công

Bước 2: Lập kế hoạch chi tiết chuẩn bị mở quán cafe

Lên kế hoạch kinh doanh chi tiết, liệt kê các đối thủ cạnh tranh trong khu vực, bao gồm những đối thủ trực tiếp (các nhà hàng phục vụ cùng loại) và đối thủ gián tiếp (các nhà hàng phục vụ loại đồ ăn khác).

Kế hoạch của bạn càng chi tiết thì khi ban thực hiện các công việc sẽ càng hiệu quả nên hãy lập một kế hoạch chi tiết nhất có thể nhé. Trong kế hoạch bạn cần vạch ra cần phải làm những việc gì, trong bao lâu, việc nào trước, việc nào sau, chi phí cho mỗi công việc như thế nào?

Lập kế hoạch chi tiết cho quán cafe quy mô nhỏ
Những quán cà phê tuy nhỏ nhưng vẫn cần một kế hoạch chi tiết để có thể thành công

Bước 3: Xác định nguồn vốn đầu tư cho quán cafe của bạn

Đó là số tiền bạn tiết kiệm, đi vay, hay được tài trợ từ một nguồn nào khác.

Nếu là số tiền đi vay ngân hàng thì bạn nên cân nhắc lãi suất cho vay của ngân hàng, bạn nên có 1 bảng tính toán thật chi tiết, tỉ mỉ về số tiền lãi, số tiền phải trả hàng tháng, hàng năm cho ngân hàng để theo dõi và “trả nợ”.

Nếu bạn huy động vốn từ các nhà đầu tư khác thì hãy chuẩn bị một bản kế hoạch kinh doanh cụ thể để chứng minh tính khả thi của kế hoạch với những nhà đầu tư tiềm năng.

Việc dự trù kinh phí khi mở quán cafe quy mô nhỏ luôn bao gồm việc dự đoán được những rủi ro khi kinh doanh. Có thể lúc đầu cửa hàng chưa có lãi, thậm chí bị lỗ, lãi ngân hàng vẫn phải trả trong vòng mấy tháng đầu đến một năm. Từ việc dự đoán này bạn có thể đưa ra những phương án kinh doanh và điều tiết chi phí phù hợp.

Hãy xác định rõ những chi phí cố định và chi phí duy trì hoạt động theo lượng vốn:

  • Chi phí cố định: tiền đặt cọc và thuê mặt bằng đợt 1, tiền thi công, trang trí quán, tiền dụng cụ, bàn ghế…
  • Chi phí duy trì: tiền thuê nhân công, tiền nguyên liệu, tiền điện nước, tiền pháp lý, tiền chi cho quảng cáo, khuyến mại…

>> Nhận trọn bộ kinh nghiệm quản lý nhà hàng, quán ăn TẠI ĐÂY

Bước 4: Lựa chọn và tiến hành thuê mặt bằng

a. Địa điểm

Mặt bằng luôn là yếu tố tiên quyết cho việc thành công của quán cafe. Khi có ý tưởng và phong cách của quán, bạn nên chú ý tìm địa điểm đặt quán sao cho phù hợp.

Bạn nên chọn khu vực có lưu lượng giao thông cao, gần một ngã tư, một trung tâm mua sắm, các cơ quan làm việc hoặc khu vực có đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn nhắm đến…Tuy nhiên, vị trí của quán cũng cần phù hợp với tối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng tới.

Nếu là khách công sở thì tất nhiên quán của bạn cần nằm ở những con phố tập trung nhiều tòa nhà văn phòng, nếu là quán cafe cho giới trẻ, sinh viên thì nên ở gần các trường đại học/cao đẳng, nếu là cửa hàng cafe dành cho đối tượng có thu nhập cao thì nên ở các trung tâm thương mại….

b. Vấn đề pháp lý

Điều tra địa điểm tiềm năng để mở quán cafe quy mô nhỏ, lập bảng so sánh về lợi nhuận và chi phí giữa các địa điểm khác nhau. Khi bạn thuê địa điểm nhớ thêm vào hợp đồng điều khoản cho phép bạn trang trí lại hoặc thay đổi nội thất.

Ngoài ra địa điểm triển khai kinh doanh nhà hàng phải được cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra trước khi cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó khi giao kết hợp đồng bạn nên lưu ý nhưng điểm sau:

  • Có điều khoản về sửa chữa, cải tạo lại kết cấu nhà trong đó có bao gồm dịch chuyển nhà vệ sinh,… để đảm bảo chấp hành đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều trường hợp kiểm tra địa điêm không đạt nhưng theo thỏa thuận chủ nhà không đồng ý cho sửa chữa lớn nên không thể bố trí địa điểm đạt chuẩn như yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
  • Nên thỏa thuận việc không hoàn thành thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm được coi là căn cứ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
  • Thỏa thuận về việc bồi thường của chủ nhà khi đơn phương chấm dứt hợp đồng với các khoản đầu tư, cải tạo của bên đi thuê.
mặt bằng mở quán cafe quy mô nhỏ

Bước 5: Làm thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng cafe

Tư vấn thủ tục mở nhà hàng và các giấy phép cần xin trước khi kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành. Bạn lưu ý cơ quan cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho đơn vị cũng chính là cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về an toàn thực phẩm của nhà hàng trong thực tế. Điều kiện đăng ký kinh doanh nhà hàng, quán ăn.

Thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật

  • Hộ kinh doanh đăng ký hoạt động theo ngành nghề: Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống.
  • Công ty đăng ký hoạt động theo ngành nghề kinh doanh: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; Dịch vụ cung cấp đồ uống.
  • Công ty vốn nước ngoài đăng ký mục tiêu dự án: Dịch vụ cung cấp đồ ăn, đồ uống.

 Hoàn thiện các giấy tờ pháp lý cần thiết theo quy định

– Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh nhà hàng

– Hoàn thành thủ tục về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Hay thường gọi là giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm) trước khi kinh doanh

  • Đối với hộ kinh doanh cá thể thẩm quyền cấp phép thuộc UBND quận, huyện.
  • Đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể kinh doanh nhà hàng có quy mô trên 200 suất ăn thì giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do chi cục an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố cấp.

– Hoàn thành thủ tục xin giấy phép con về bia rượu, thuốc lá nếu có kinh doanh thêm các mặt hàng này.

Xem thêm: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH VÀ MỞ QUÁN CAFE

Bước 6: Lên danh sách các nhà cung cấp

Việc tìm được nhà cung cấp với giá cả phải chăng sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho sự khởi đầu của quán cafe. Nó sẽ giúp bạn có những đồ uống giá thành thấp, tăng sức cạnh tranh hơn, đồng nghĩa tối ưu hóa lợi nhuận. Đặc biệt, hãy nhớ nói không với nhà cung cấp thiếu uy tín.

Bước 7: Đầu tư mua sắm nội thất và nguyên vật liệu

Sau khi đã xác định được nguồn tài chính, bạn nên đặt hàng những nhà cung ứng bàn ghế, nội thất, trang trí, thực phẩm, nguyên liệu để bắt đầu lên thực đơn và sẵn sàng khâu chuẩn bị.

dụng cụ quán cafe

Danh mục cần thiết khi mở quán café quy mô nhỏ
  • Nhà cung cấp thực phẩm, nguyên liệu pha chế
  • Tủ lạnh
  • Lò vi sóng
  • Bếp
  • Nồi nấu
  • Dụng cụ pha chế đồ
  • Ly/ cốc
  • Máy sinh tố
  • Máy ép
  • Bàn ghế
  • Quầy bar
  • Máy tính tiền
  • Đồ trang trí
  • Wifi

Bước 8: Tuyển dụng nhân viên và tiến hành đào tạo

Hãy hợp tác cùng một người bạn hoặc một thành viên của gia đình để giúp bạn hoàn thành quá trình mở quán cafe

  • Nếu quy mô của quán lớn thì nên thuê thêm nhân lực. Sinh viên sẽ là lựa chọn tối ưu khi chọn nhân viên cho quán.
  • Nếu thuê nhân viên thì quán nhỏ trả khoảng 12k – 15k/h + cơm nước ( làm từ sáng tới chiều ) tối có thể không cần.

Hãy đảm bảo chắc chắn tất cả các thành viên hợp tác và các nhân viên được đạo tạo pha chế đồ uống và nghiệp vụ một cách bài bản và được kiểm tra trình độ kĩ lưỡng trước ngày khai trương.

Bước 9: Lên phương án marketing cho quán của bạn

Phân phát tờ rơi tại các nơi đông người qua lại. Nếu có khả năng tài chính, bạn hoàn toàn có thể quảng cáo trên internet, đặc biệt là các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Tiktok,… Hoặc treo banner, áp phích ở nhiều cửa hàng khác.

Việc quảng bá, mở rộng hình ảnh và thương hiệu của quán với các nhiều ưu đãi giảm giá, các minigames sẽ thu hút được một lượng khách hàng nhất định.

Bước 10: Sử dụng phần mềm để quản lý quán cafe tốt hơn

Không phải lúc nào bạn cũng có mặt ở quán để quản lý toàn bộ hoạt động, chính vì vậy sử dụng một phần mềm tiện ích sẽ giúp bạn quản lý tốt hơn.
Sử dụng phần mềm để Quản lý quán cafe tốt hơn
CUKCUK.VN – phần mềm quản lý quán cafe được ưa chuộng nhất trên thị trường

Một trong những phần mềm đang được sử dụng hiện nay là phần mềm quản lý quán cafe MISA CukCuk. Chỉ với 3000 đồng/ngày bạn đã có thể quản lý hiệu quả quán cafe của mình thông qua tất cả các thiết bị di động mà không cần có mặt ở quán.

Đăng ký DÙNG THỬ MIỄN PHÍ ngay tại đây để trải nghiệm đầy đủ những tính năng cảu phần mềm.

Trên đây là các bước mở quán cafe với quy mô nhỏ. Hy vọng rằng chia sẻ này của MISA CukCuk sẽ hữu ích và giúp bạn thành công xây dựng cho mình một cửa hàng cafe. Vẫn còn rất nhiều những kiến thức về ngành F&B, cũng như lĩnh vực kinh doanh cafe, nếu bạn quan tâm hãy đăng ký để nhận được những thông tin mới nhất nhé!
Đăng ký nhận tin
Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Mở tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn? Những lưu…
03/04/2024
Nhượng quyền xe cafe pha máy là gì? Tất tần…
31/01/2024
Tất tần tật về thương hiệu trà sữa nhượng quyền…
23/01/2024
Hướng dẫn lựa chọn màu sắc phong thủy rước tài…
11/01/2024
Noel bán gì? Ý tưởng kinh doanh kiếm tiền vào…
29/11/2023