Mẫu văn bản hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh mô hình F&B

Mẫu hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh F&B

Trong trường hợp kinh doanh nhà hàng phải đi thuê mặt bằng thì việc có cho mình hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh với đầy đủ những chứng từ pháp lý là điều cực kỳ cấp thiết. Vì điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển về lâu về dài của nhà hàng bạn. Nếu như bạn vừa mới bắt đầu kinh doanh, nhưng bạn không biết bắt đầu triển khai làm hợp đồng thuê mặt bằng như thế nào cho hợp lý thì đừng lo, trong bài viết ngày hôm nay MISA CukCuk sẻ thông tin ngay đến cho bạn.  

I. Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh là gì? Các loại thuê mặt bằng kinh doanh hiện nay. 

 1.1. Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh nhà hàng là gì?

Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh là một loại văn bản hành chính bắt buộc khi bạn muốn thuê một mặt bằng hay một không gian nào đó để tổ chức hoạt động kinh doanh nhà hàng. Một điều bắt buộc là bên cho thuê hoặc giao lại tài sản cho bên thuê sẽ được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, còn bên thuê sẽ phải trả tiền để sử dụng tài sản đó. 

Vậy vì sao hợp đồng này lại quan trọng. Đối với chủ nhà hàng, chủ quán ăn, việc có một hợp đồng thuê rõ ràng, đầy đủ những chứng từ pháp lý sẽ đảm bảo được quyền lợi của bên thuê cũng như bên cho thuê.

Ngoài ra, việc lập ra một hợp đồng thuê với những điều khoản rõ ràng, có chữ ký dấu mộc của cả hai bên sẽ tạo được sự tin cậy và buộc cả 2 bên phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những gì đã giao hạn từ trước. Đây là một loại giấy tờ bắt buộc mà bất kỳ ai khi kinh doanh trong ngành F&B cũng cần phải có. 

 1.2. Các loại  thuê mặt bằng kinh doanh phổ biến hiện nay 

Thuê ròng

Thuê gộp

Thuê theo phần trăm

Thuê ròng có thể hiểu là trong hợp đồng thuê ròng không có bất cứ chi phí hoạt động nào tính vào giá thuê chung. Điều đó nghĩa là người thuê sẽ phải trả tiền mặt bằng cho chủ nhà.

Ngoài ra, những khoản khác như nước, điện, wifi, ga,… người thuê cũng phải trả và tách biệt so với tiền thuê mặt bằng.

Thuê gộp khác với thuê ròng ở chỗ thuê gộp là dịch vụ thuê mà ở đó các khoản chi phí của nhà hàng từ tiền mặt bằng, tiện điện nước, tiền wifi,… đều đã bao gồm trong gói thuê.

Tuy nhiên tiền chi phí luôn thay đổi nên số tiền mà cửa hàng bạn buộc phải trả sẽ dao động theo từng quý chứ không cố định. 

Thuê theo phần trăm nghĩa là người thuê sẽ là người trả tiền đối với những trang thiết bị trong nhà hàng và số tiền thuê hàng tháng sẽ được trả theo doanh thu của nhà hàng.

Ví dụ như tháng đó nhà hàng của bạn bán được nhiều, thì bạn buộc phải trích ra một khoản theo phần trăm đã quy định để trả cho chủ. 

Ngược lại, nếu tháng đó nhà hàng bạn bán được ít, thì bạn cũng không cần lo lắng về tiền mặt bằng mà chỉ cần trích ra một số tiền theo đúng quy định của hợp đồng đã định sẵn.  

II. Thủ tục làm hợp đồng kinh doanh và những lưu ý khi ký kết hợp đồng thuê nhà kinh doanh (đối với cả bên cho thuê và bên thuê) 

2.1. Thủ tục làm hợp đồng kinh doanh

Khi nhà hàng làm hợp đồng kinh doanh, bên cho thuê và bên thuê buộc phải đảm bảo được những yêu cầu sau:

Quyền và nghĩa vụ  bên thuê

  • Nhận đủ những cơ sở vật chất, trang thiết bị và tiện ích theo đúng thỏa thuận của hai bên.
  • Có quyền thỏa thuận với chủ sở hữu với những yêu cầu riêng cũng như sửa chữa trang thiết bị cần thiết trong trường hợp hỏng hóc.
  • Được phép gia hạn hợp đồng nếu ngày thuê hết hạn và cơ sở vẫn đang được hoạt động với mục đích cho thuê.

Quyền và nghĩa vụ bên cho thuê

  • Yêu cầu bên thuê phải thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn với số tiền thuê mặt bằng đã yêu cầu từ trước.
  • Đối với trường hợp bên thuê muốn sửa chữa hay nâng cấp lại mặt bằng thì phải có sự đồng ý của bên cho thuê.
  • Được phép thảo luận với bên thuê về việc tăng giảm giá tiền thuê mặt bằng.
  • Khi thời hạn thuê kết thúc, bên thuê không có ý định gia hạn thì bên cho thuê sẽ được lấy lại mặt bằng.
  • Nếu có sự cố, hỏng hóc xảy ra, bên thuê sẽ có yêu cầu quyền sửa chữa và bồi thường thiệt hại đầy đủ. 

Sau khi cả bên thuê và bên cho thuê đã thống nhất được và đi đến quyết định cuối cùng thì 2 bên sẽ tiến hành làm thủ tục, hợp đồng thuê nhà theo quy định của pháp luật.  

2.2. Những lưu ý khi thuê nhà kinh doanh theo mô hình F&B.

Cần xác minh tính pháp lý của mặt bằng và tài sản của người cho thuê. 

Trong bộ luật hình sự tại Điều 188 Luật đất đai năm 2013 đã quy định rõ: “Người đang sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau:

  • Có đủ giấy chứng nhận xác thực theo yêu cầu của pháp luật.
  • Đất đai không xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo đúng yêu cầu của pháp luật ;
  • Đất đang trong thời hạn sử dụng và không được quá hạn. 

Việc chủ nhà hàng xác định được cụ thể, rõ ràng danh tính của bên cho thuê mặt bằng sẽ giúp cho bạn tránh được những hệ lụy về sau, điều đó còn hạn chế bạn gặp phải trường hợp lừa đảo.

Hãy kiểm tra thật kỹ càng những hiện trạng mặt bằng cho thuê trước khi quyết định ký vào giấy hợp đồng

Nhiều trường hợp, mặc dù bên cho thuê đã có lỗi từ trước nhưng do sự sơ suất của bên thuê, mà bên thuê phải bồi thường ngược lại cho chủ thuê. Nếu mặt bằng kinh doanh có hư hỏng thì bạn phải nhanh chóng báo ngay với bên cho thuê, để họ có thể giải quyết kịp thời, tránh trường hợp không như ý muốn xảy ra.

Người tham gia ký kết hợp đồng với bạn buộc phải đảm bảo đầy đủ những tư cách, năng lực và hành vi đúng

Trong nhiều trường hợp, đại diện ký hợp đồng với bạn không phải là họ mà là một người khác, vì thế chữ ký trong hợp đồng sẽ không có hiệu lực. Nếu như sau này bạn và bên chủ cho thuê có xảy ra tranh chấp hay tố tụng sẽ thực sự gây khó khăn cho bạn. 

Hãy hiểu rõ hợp đồng trước khi thuê

Nếu như trong điều khoản hợp đồng có bất kỳ một chi tiết nào khó hiểu, thì bạn hãy nhanh chóng hỏi lại. Vì việc nắm rõ hợp đồng là cực kỳ quan trọng, nếu như bạn không hiểu mà bỏ qua thì bạn sẽ rất khó khăn cho quá trình hoạt động sau này.

Hãy chú ý nhiều hơn đến những điều khoản sau để có thể đảm bảo tối đa quyền lợi của bạn:

  • Giá thuê (có thay đổi hay không), các chi phí khác.
  • Quyền và lợi ích, nghĩa vụ của cả hai bên.
  • Điều khoản về tiền cọc ( thời gian cọc, số tiền cọc, số tiền hoàn).
  • Vi phạm hợp đồng sẽ như thế nào? 

III. Mẫu hợp đồng thuê nhà mô hình F&B phổ biến hiện nay. 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu hợp đồng thuê nhà khác nhau và ở đây MISA CukCuk sẽ giới thiệu đến cho mọi người một mẫu hợp đồng thuê nhà phổ biến, mới nhất 2022. 

Hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh

(*Mẫu hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh này có tính chất tham khảo)

>> Bạn có thể tải mẫu hợp đồng thuê mặt bằng TẠI ĐÂY

IV. Kết luận 

Trên đây là những chia sẻ của MISA CukCuk về hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh cho mô hình F&B. Chủ nhà hàng cần phải chú ý, cẩn trọng và tìm hiểu thật kỹ trước khi ký hợp đồng thuê. Chúc bạn tìm và thuê được địa điểm kinh doanh tốt để phát triển kinh doanh. 

Đừng quên đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích!

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Mở tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn? Những lưu…
03/04/2024
Nhượng quyền xe cafe pha máy là gì? Tất tần…
31/01/2024
Tất tần tật về thương hiệu trà sữa nhượng quyền…
23/01/2024
Hướng dẫn lựa chọn màu sắc phong thủy rước tài…
11/01/2024
Noel bán gì? Ý tưởng kinh doanh kiếm tiền vào…
29/11/2023