Review chi tiết về quy trình, chi phí nhượng quyền bánh mì Má Hải

Hiện nay hình thức nhượng quyền thương hiệu đang trở nên khá phổ biến đặc biệt là với lĩnh vực F&B. Cách thức kinh doanh này không chỉ nhân rộng số lượng điểm bán, gia tăng doanh thu mà còn là phương pháp hiệu quả để tăng độ nhận diện thương hiệu. Bên cạnh các hình thức nhượng quyền cafe, trà sữa phổ biến thì nhượng quyền các thương hiệu bánh mì cũng đang dần nở rộ. Trong đó, phải kể đến nhượng quyền bánh mì Má Hải – một thương hiệu bánh mì được ưa chuộng và có uy tín trên thị trường. Vậy cụ thể, quy trình, chi phí nhượng quyền bánh mì Má Hải ra sao? MISA CukCuk sẽ làm rõ trong nội dung bài viết dưới đây.

1. Đôi nét về thương hiệu bánh mì Má Hải

a. Hành trình khởi nghiệp

Xuất phát điểm ban đầu là một xe bánh mì nhỏ nhận được sự ủng hộ của anh/chị bè và người thân vào năm 2013, trải qua 4 năm phát triển, đầu tư về thiết bị, cơ sở vật chất cũng như nghiên cứu chất lượng sản phẩm, đến năm 2017, số lượng cơ sở của bánh mì Má Hải đã đạt đến con số 8 cửa hàng bánh mì và 50 xe bánh mì lưu động. Một trong những con số đáng mơ ước khi kinh doanh F&B lúc bấy giờ.

logo bánh mì má hải

b. Giới thiệu về sản phẩm 

Sản phẩm chính của Má Hải đó là bánh mì kết hợp cùng với chả cá nóng và bánh mì ốp la. Nguyên liệu sử dụng là chả cá tươi ngon, đảm bảo được an toàn thực phẩm. Những ổ bánh mì Má Hải được sản xuất theo từng mẻ mỗi ngày trong công xưởng được đặt tại trung tâm thành phố. Khi xẻ dọc một đường thẳng theo chân bánh để lộ ra phần ruột trắng. Sau đó, nhân bánh và các nguyên liệu đã được chuẩn bị từ trước được xếp lần lượt, tiếp đến sẽ cho một lượng nước mắm tứ vị được pha từ công thức của Má Hải và tương ớt để kích thích vị giác.

Với quy trình sản xuất khép kín từ việc thu mua trực tiếp của bà con ngư dân cho đến khâu chế biến và đóng gói. Trực tiếp luân chuyển và phân phối sản phẩm đến những tỉnh thành trong ngày. Bánh mì Má Hải bảo vệ chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Và đã có giấy chứng nhận nguồn gốc loại sản phẩm và giá thành cực kỳ phải chăng.

c. Thời gian hoạt động

Có một điều đặc biệt là bánh mì Má Hải chỉ bán trong những giờ cao điểm cụ thể là chi bán từ 6h sáng cho đến 9h30 và 15 giờ đến 18h30. Đây được xem là khoảng thời gian bán ra số lượng bánh mì nhiều nhất và đây cũng được xem là nhược điểm của quán khi nhu cầu của khách hàng không được đáp ứng họ sẽ nhanh chóng tìm nguồn thay thế. Chính vì vậy mà bể bù lại nhược điểm trên Má Hải đã có những cửa hàng hoạt động từ 6 giờ đến 20h hàng ngày cùng với chương trình giao hàng tận nơi nhằm đáp ứng nhu cầu của khách tại TP.HCM.

2. Lợi ích khi tham gia nhượng quyền bánh mì Má Hải

  • Thương hiệu: đã có mặt trên thị trường hơn 6 năm, số lượng cửa hàng được nhân rộng và có số lượng kiot bán hàng lớn, đã có uy tín trên thị trường, việc tiếp cận khách hàng không quá khó khăn như các thương hiệu mới thành lập, vì đã có một lượng khách hàng ổn định
  • Thời gian triển khai: đội ngũ setup chuyên nghiệp quen nhận thi công nhanh chóng, chỉn chu, chỉ mất từ 7 – 10 ngày để có thể hoàn thiện điểm bán mới, tránh lãng phí của đơn vị đầu tư
  • Chi phí: làm một trong những thương hiệu có chi phí đầu tư tương đối thấp so với các thương hiệu nhượng quyền F&B trên thị trường.

  • Thời gian hoàn vốn: phụ thuộc vào chi phí về mặt bằng cũng như tình hình kinh doanh tại điểm bán, có thể thu hồi vốn từ 2 – 4 tháng cho chủ đầu tư
  • Mức lợi nhuận: mức lợi nhuận dao động trong khoảng 4 – 15 triệu/tháng/điểm bán, trong điều kiện đảm bảo giữ đúng định hướng, cũng như chất lượng sản phẩm và dịch vụ
  • Sự hỗ trợ: đội ngũ chuyên viên hỗ trợ mọi mặt từ khâu setup xuyên suốt quá trình vận hành.

3. Khi nhận nhượng quyền bánh mì má Hải, chủ đầu tư được hỗ trợ những gì?

  • Chứng nhận nhượng quyền thương hiệu: được sử dụng thương hiệu để thực hiện quảng cáo sản phẩm cũng như nhân rộng hệ thống điểm bán
  • Nguồn nguyên vật liệu chọn lọc, chính hãng của nhà máy sản xuất của bánh mì má Hải
  • Chuyển giao công nghệ, máy móc cũng như cách thức chế biến sản phẩm để đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn hương vị, nguyên liệu, tương đồng giữa các cửa hàng.

4. Quy trình nhượng quyền bánh mì má Hải

Quy trình nhượng quyền sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu thông tin

Để có thể tìm hiểu những thông tin về chuyển nhượng uỷ quyền kinh doanh thương mại bánh mì Má Hải anh/chị có thể khám phá tại Website: http://banhmimahai.vn. Tại đây anh/chị sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin bao gồm có thông tin về hình thức nhượng quyền cũng như những hướng dẫn cần tiết cho phương pháp hợp tác cùng với thương hiệu này. 

Bước 2: Tư vấn một cách cụ thể

Các anh/chị có thể đến trực tiếp tại văn phòng công ty bánh mì Má Hải tại số 51 Thành Thái, Phường 14, Quận 10. Hoặc có thể liên hệ qua số điện thoại 0904 053 904 để được tư vấn hợp tác kinh doanh thương mại nhượng quyền. Và đương nhiên quá trình tư vấn sẽ không tốn bất kì chi phí nào của anh/chị.

Bước 3: Ký kết hợp đồng

Sau khi đã nhận được tư vấn chi tiết từ nhân viên công ty, nếu các anh/chị có ý định hợp tác với bánh mì Má Hải thì hai bên sẽ đi đến thảo luận một số điều khoản ràng buộc và ký biên bản ghi nhớ. Việc này nhằm ghi nhớ lại những công việc đã và đang thực hiện dang dở. 

Bước 4: Tìm hiểu về khu vực kinh doanh nhượng quyền 

Sau khi các anh/chị đã hiểu rõ đầy đủ các thông tin về nhượng quyền kinh doanh bánh mì Má Hải, các anh/chị sẽ tự tìm kiếm được địa điểm mà mình dự định kinh doanh sau đó báo cho nhân viên phụ trách của công ty Cổ phần Bánh Mì Má Hải để xác nhận và kiểm duyệt.

Địa điểm kinh doanh bánh mì má hải nhượng quyền

Công ty có thể đưa ra quyết định đồng ý hoặc từ chối lời đề nghị hợp tác địa điểm kinh doanh mà các anh/chị đưa ra. Một số nguyên tắc từ chối địa điểm kinh doanh phụ thuộc vào các tiêu chí như sau: khoảng cách giữa các địa điểm, mật độ cư dân, người đi đường hay các yếu tố khác…

Công ty sẽ phản hồi lời kiểm duyệt địa điểm kinh doanh trong vòng 24 giờ từ lúc nhận được lời yêu cầu kiểm duyệt của các anh/chị để chắc chắn là không có sự ảnh hưởng đến các anh/chị.

Thông tin phản hồi từ công ty sẽ được gửi trực tiếp qua điện thoại hoặc email của các anh/chị.

Bước 5: Đào tạo và hướng dẫn

Khi đã chính thức trở thành đối tác của nhau và thanh toán chi phí hợp đồng. Các anh/chị sẽ được công ty bố trí sắp xếp tham gia khoá hướng dẫn hội nhập, làm bánh mì, chiên chả và vận hành phát triển. Cũng như một vài vấn đề kinh doanh, quản lý nguồn hàng và quản lý nhân viên.

Bước 6: Tiến hành Setup và chuyển giao quy trình

Các anh/chị sẽ nhận được thông báo cụ thể về thời gian và địa điểm để công ty bàn giao đầy đủ, công cụ dụng cụ và những nguyên vật liệu liên quan.

Bài viết cùng chủ đề nhượng quyền tiệm bánh mì

Bước 7: Khai trương điểm bán

Các anh/chị cần chuẩn bị bánh mì, rau răm, dưa và làm sạch tất cả các dụng cụ cũng như những thiết bị cần thiết phục vụ cho việc làm bánh mì và tiến hành khai trương địa điểm bán thuận lợi. Bánh mì Má Hải sẽ hỗ trợ cho các anh/chị quảng cáo khi các anh/chị khai trương điểm bán bánh mì Má Hải mới và có nhu cầu.

khai trương bánh mì má hải

Bước 8: Nghiệm thu

Hoàn tất hợp đồng và các anh/chị sẽ bắt tay vào việc kinh doanh. Hoàn thiện khâu thực thi, cả hai bên sẽ đi đến giai đoạn hoàn thành hợp đồng. Bên cạnh đó các anh/chị cũng tiến hành ký kết hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh. Nếu địa điểm kinh doanh không có chỗ gửi xe bánh mì thì các anh/chị phải tiến hành tìm kiếm. 

5. Chi phí nhượng quyền 

Chi phí nhượng quyền thương hiệu bánh mì Má Hải các anh/chị có thể tham khảo:

  • Phí sử dụng thương hiệu: hiện tại thương hiệu này không thu phí sử dụng thương hiệu
  • Phí setup ban đầu: 7.500.000 VND
  • Đặt cọc ký hợp đồng: 2.000.000 VND
  • Phí nhượng quyền thương hiệu: khách hàng không phải trả phí hàng tháng

6. Tạm kết

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của MISA CukCuk, anh chị có thể có thêm thông tin tham khảo về hoạt động nhượng quyền bánh mì Má Hải từ quy trình đến các chi phí tham khảo. Việc vận hành một cửa hàng bánh mì không phải chuyện nhỏ, nhưng công việc sẽ đơn giản hơn nếu anh chị có thể sự hướng dẫn của các đơn vị nhượng quyền, tuy nhiên việc lựa chọn đơn vị nào, đầu tư ra sao, chủ quán cũng cần nghiên cứu thật kỹ lưỡng về thương hiệu, các nhà đầu tư khác, để đưa ra được đánh giá khách quan nhất và phù hợp với định hướng kinh doanh đường dài của bản thân nhất. Bên cạnh đó, MISA CukCuk cũng tổng hợp những nội dung vận hành, quản lý các mô hình F&B để anh chị tham khảo tại chuyên trang Kiến thức. Mong rằng anh chị sẽ đón nhận!

dang-ky-nhan-tin

Bài viết liên quan
Xem tất cả