Kinh nghiệm kinh doanh chuỗi bánh mì thành công năm 2024

Kinh doanh chuỗi bánh mì

Kinh doanh chuỗi bánh mì là ý tưởng khởi nghiệp vốn ít lời cao được nhiều bạn đầu tư. Bánh mì không chỉ là món ăn truyền thống của Việt Nam mà nó còn là một loại đồ ăn nhanh tiện lợi được tất cả mọi người yêu thích. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm kinh doanh bánh mì và phát triển chuỗi cửa hàng bánh mì thành công qua bài viết sau. 

I. Tiềm năng kinh doanh chuỗi bánh mì thành công

Từ lâu bánh mì đã là một món ăn quen thuộc đối với người Việt Nam, giá cả phải chăng, đầy đủ dinh dưỡng, tiện lợi có thể ăn sáng, ăn xế chiều hoặc bất cứ lúc nào thấy đói.

Kinh doanh cửa hàng, chuỗi bánh mì

Bánh mì Việt Nam cũng tạo ấn tượng đối với du khách nước ngoài. Ví dụ như “banh mi thit nguoi” (bánh mì thịt nguội) mà thế giới đã quen thuộc thường được xếp vào loại bánh mì đặc biệt ở Việt Nam – tên gọi khác của loại bánh với thập cẩm loại nhân bên trong. Đây chính là thứ bánh mà mọi du khách mê thịt đều tìm kiếm khi họ tới Việt Nam.

Sẽ không tránh được sự cạnh tranh của nhiều loại hình dịch vụ ẩm thực khác như kinh doanh bún, kinh doanh phở… Song bánh mì vẫn luôn là món ăn giữ được vị trí và sức hút với đông đảo thực khách.

Kinh doanh chuỗi bánh mìCó thể bạn đã từng là khách hàng hoặc nghe đến những thương hiệu chuỗi bánh mì sau: Bami Bread, Bami King, bánh mì que Pháp BMQ, BreadTalk, bánh mì Minh Nhật… Những địa chỉ cửa hàng bánh mì lúc nào cũng đông khách, shipper ra vào tấp nập phục vụ nhu cầu ăn uống của đông đảo thực khách. Qua đó có thể thấy kinh doanh chuỗi bánh mì là mô hình tiềm năng, vốn ít lợi nhuận nhiều.

Khi kinh doanh chuỗi bánh mì, bạn có thể đa dạng menu thu hút thêm khách hàng và gia tăng doanh thu với các loại đồ uống và các loại bánh ngọt khác.

Trên một dãy phố có rất nhiều chi nhánh bánh mì mở cùng lúc, với nhiều thương hiệu khác nhau. Tuy vậy, mỗi cửa hàng bánh mì đều thu hút một số lượng lớn khách hành ghé thăm vào mọi lúc, đặc biệt giờ cao điểm như buổi sáng hay chiều tối.

Bí quyết thành công của những cửa hàng bánh mì là xây dựng được các yếu tố như: khẩu vị, giá thành, vị trí,… phù hợp với nhiều người. Vậy nếu muốn kinh doanh tiệm bánh mì chúng ta cần chuẩn bị một kế hoạch chi tiết và hiệu quả.

II. Kế hoạch kinh doanh chuỗi bánh mì hiệu quả

2.1. Xác định khách hàng của chuỗi bánh mì

Việc xác định khách hàng mục tiêu là bước vô cùng quan trọng quyết định hướng đi, hoạt động hạn chế rủi ro về doanh thu cho quán. Vì thế, ngay khi bắt tay vào xác định mục tiêu tương lai, cụ thể là bánh mì của bạn cho khách hàng nào? 

Ví dụ: Bánh mì là món ăn nhanh – phù hợp cho những đối tượng khách hàng muốn tiết kiệm thời gian mà vẫn muốn no bụng. Họ có thể là học sinh, sinh viên, người đi làm, người lao động, người có nhu cầu ăn nhanh hay khách hàng của bạn chủ yếu là khách du lịch, người nước ngoài

Dựa trên việc xác được đối tượng khách hàng sẽ giúp bạn dễ dàng định hình được các phục vụ dưới hình thức phù hợp. Phục vụ mang đi, hay mở cửa hàng trên các phố? Lựa chọn địa điểm mở các cửa hàng gần trường học, khu văn phòng hay gần các khu du lịch, danh lam thắng cảnh. 

Bánh mì Phượng Hội An

2.2. Phân tích thị trường 

Phân tích thị trường (market analysis) đây là hoạt động phân tích: hành vi khách hàng, đối thủ cạnh tranh, tài nguyên quảng cáo, cơ hội phát triển,… Khi bạn muốn kinh doanh các lĩnh vực nói chung và mở chuỗi bánh mì nói riêng thì việc đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ giúp cửa hàng  tiếp cận được khách hàng tiềm năng và phát triển thương hiệu.

Những yếu tố cạnh tranh của sản phẩm thường thường được thể hiện qua các yếu tố như sau: Giá cả, chất lượng, phục vụ, văn hóa, thị hiếu… 

Ví dụ chuỗi cửa hàng bánh mì của bạn bán bánh mì Hội An thì món ăn cần có những đặc trưng như lớp vỏ giòn rụm, phần nhân đẫm nước sốt, pate, thịt xíu, rau sống… Còn nếu chuỗi cửa hàng bánh bánh mì doner kebab thì lớp vỏ ngoài hình tam giacs mềm, ở giữa kẹp thịt nướng, rau thơm, hành tây và nước sốt đặc trưng.

Từ việc phân tích khách hàng mục tiêu và thị trường sẽ giúp bạn chọn được loại bánh mì với mức giá bán phù hợp.

2.3. Lựa chọn địa điểm phù hợp kinh doanh chuỗi bánh mì

Lượng người qua lại địa điểm là rất quan trọng đối với hầu hết mô hình kinh doanh F&B, việc kinh doanh bánh mì cũng không ngoại lệ. Địa điểm sẽ quyết định khả năng tiếp xúc được với nhiều khách hàng. 

Vì vậy, khi lựa chọn mặt bằng kinh doanh chuỗi cafe không nên kẹt trong một hẻm nhỏ, thực khách khó nhận ra. Một lưu ý khi chọn địa điểm kinh doanh là cần quan sát tình trạng giao thông bên ngoài vị trí đó tại những thời điểm khác nhau trong ngày và trong tuần. Để biết được lưu lượng người qua lại có đáp ứng được nhu cầu kinh doanh không. Bên cạnh đó, bạn cần cân nhắc bảo đảm có đủ chỗ đậu xe cho cả khách hàng và nhân viên. 

Tải miễn phí 10+ mẫu file excel chuyên nghiệp & hiệu quả cho nhà hàng, quán ăn, quán cafe 

2.4. Lên menu và phong cách của chuỗi cửa hàng bánh mì

  • Xây dựng phong cách cửa hàng bánh mì

Với các xu hướng mới, tiệm bánh mì không chỉ là nơi để khách đến thưởng thức chiếc bánh mì thơm ngon, hấp dẫn. Mà dần dần được mọi người lựa chọn, nhất là những tín đồ nghiện check-in thì không gian này còn là nơi để thực khách tán gẫu với bạn bè, check – in, nghỉ ngơi…Bởi vậy thiết kế một tiệm bánh mì đẹp mang lại sự mới mẻ. 

Bạn cần đầu đầu tư thiết kế cho không gian bên ngoài bắt mắt, nổi bật để dễ dàng gây được sự chú ý vì bên ngoài của quán còn thể hiện một mặt mặt của tiệm, tạo ấn tượng đầu tiên của khách hàng. Để thực hiện tốt khôn gian bên ngoài bạn có thể lưu ý về: Logo, Biển hiệu, đi kèm với đó là hình ảnh những chiếc bánh mì thơm ngon để kích thích vị giác của khách hàng. 

Khác với các mô hình kinh doanh như trà trà sữa, cafe,…, khi kinh doanh cửa hàng bánh mì bạn cần chú ý cách bài trí của kệ, tủ đựng bánh có tính trưng bày đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không gian tiệm bánh thì cần luôn được khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc. 

Không nên đặt kệ bánh ở các góc khuất, ẩm thấp thì có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào. Bạn cũng không nên để các tủ bánh tiếp xúc trực tiếp với mặt trời, như thế sẽ làm giảm chất lượng của bánh. 

  • Xây dựng menu cho chuỗi cửa hàng bánh mì

Đối với menu, các loại menu bánh mì pate truyền thống, bánh mì que cay, hay bánh mì Doner Kebab là những lựa chọn cơ bản trong mô hình kinh doanh bánh mì. Tuy nhiên, nếu muốn tạo nên những dấu ấn mới bạn cũng có thể sáng tạo ra những loại bánh mì khác với cách chế biến đặc biệt theo thương hiệu và sở thích thích của mình. 

Ngoài ra bạn cũng có thể thêm vào menu các sản phẩm khác để có thể phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn như bạn có thể thêm các loại bánh quen thuộc như xôi, bánh kem, bánh bao… cùng với menu đồ uống giải khát như trà sữa, các loại trà… 

Chú ý đến chiến lược giá, xác định giá bán phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu và cạnh tranh trên thị trường.

Menu chuỗi cửa hàng bánh mì Bami Bread

2.5. Xây dựng kế hoạch xử lý sự cố (nếu có)

Khi lựa chọn kinh doanh, mở cửa hàng bánh mì. Để việc định hướng cũng như quá trình phát triển trong tương lai được thuận buồm xuôi gió bạn cần lưu ý phòng chống một số rủi ro sau: 

  • Rủi ro khi thuê mặt bằng
  • Nhân viên không trung thực
  • Khách hàng khó chịu với sản phẩm, dịch vụ
  • Chất lượng sản phẩm không đảm bảo ví dụ như bánh mì không tươi cần kiểm tra lại quá trình sản xuất, liên hệ với nhà cung cấp

Kế hoạch xử lý sự cố cần phải linh hoạt và có khả năng thích nghi với các tình huống cụ thể. Cần đào tạo nhân viên về quy trình xử lý sự cố và cách thức đối phó với các tình huống khẩn cấp.

2.6. Mở chuỗi bánh mì cần bao nhiêu vốn?

Dự trù vốn mở cửa hàng bánh mì và chuỗi bánh mì rất quan trọng, giúp bạn quản lý chi tiêu hợp lý, check list những khoản cần đầu tư, hạn chế được tình trạng lãng phí tiền và thời gian.

Tham khỏa những khoản chi phí cố định khi mở chuỗi cửa hàng bánh mì:

  • Chi phí thuê mặt bằng.
  • Chi phí nội thất, trang trí.
  • Sắm sửa máy móc như lò nướng, máy sấy, lò vi sóng, quầy, tủ, kệ hàng…
  • Chi phí thuê nhân viên
  • Chi phí nguyên vật liệu
  • Quảng cáo, marketing
  • Phần mềm quản lý bán hàng, thiết bị tính tiền in hóa đơn chuyên nghiệp

Đăng ký 15 ngày dùng thử miễn phí phần mềm quản lý cửa hàng bánh mì MISA CukCuk:


Những khoản dự trù kinh phí này để tính ra con số cụ thể còn phụ thuộc vào mô hình kinh doanh. Từ đó giúp bạn ước tính chi phí chính xác nhất, chủ động nguồn vốn khi mở chuỗi cửa hàng bánh mì.

Thông thường vốn mở chuỗi bánh mì tùy thuộc vào quy mô, vị trí, cơ sở vật chất và các yếu tố khác. Theo khảo sát, để mở chuỗi bánh mì có thể cần ít nhất từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng, bao gồm chi phí cho thiết bị, nguyên vật liệu, thuê mặt bằng, quảng cáo và các chi phí khác.

III. Tạm kết

Kinh doanh chuỗi bánh mì hiện nay có rất nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, để phát triển chuỗi thành công là một quá trình dài. Hy vọng với những chia sẻ trên của MISA CukCuk sẽ giúp bạn xây dựng được kế hoạch kinh doanh chuỗi bánh mì thành công.

Đừng quên đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích.

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Cách đăng ký GrabFood cho hàng quán (Cập nhật mới…
21/12/2023
5 bí quyết kinh doanh chuỗi nhà hàng đa chi…
04/08/2023
4 cách quản lý nhà hàng nhiều chi nhánh chuyên…
24/07/2023
Đến thời mở chuỗi của thương hiệu F&B Việt danh…
12/04/2023
Kinh nghiệm kinh doanh chuỗi bánh mì thành công năm…
05/03/2024