Những bài học kinh doanh F&B bạn nhất định không được bỏ qua

F&B là mô hình kinh doanh nhà hàng – ăn uống, là lĩnh vực rất nhiều cơ hội kinh doanh tiềm năng và được nhiều người lựa chọn khởi nghiệp. Tuy nhiên không phải ai ngay từ lần đầu tư đầu tiên đã thành công, có nhiều người khởi nghiệp lần thứ 4, thứ 5 vẫn thất bại. Có nhiều nguyên nhân trong đó yếu tố chưa am hiểu thị trường và hời hợt trong kinh doanh quyết định đến thành – bại. Nếu như bạn cũng đang dự định mở nhà hàng, khách sạn, quán ăn… đừng bỏ lỡ những bài học kinh doanh F&B sau.   

Bài học 1: Kinh doanh F&B phải thật sáng suốt

Kinh doanh nhà hàng, quán ăn, quán cafe là một ngành HOT thu hút nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, không phải ai mở quán cũng thành công, không phải mô hình nào cũng có thể phát triển thành chuỗi.

Trong giai đoạn đầu mới khai trường nhà hàng, có thể bạn đã chuẩn bị một kế hoạch phát triển chuỗi, mở rộng nhiều chi nhánh khác nhau. Tuy nhiên thị trường hiện nay đang vô cùng biến động, không phải bạn muốn là có thể và một yếu tố bắt buộc đầu tiên nữa đó là phải theo dõi tình hình chung của thị trường hiện nay. 

bài học kinh doanh F&B

Soya Garden – thương hiệu đồ uống với menu đặc trưng từ đậu nành chuẩn hữu cơ rất nổi tiếng trong thời gian những năm 2018 – 2019, thậm chí thương hiệu này còn kêu gọi vốn vô cùng thành công và mở được chuỗi nhà hàng lớn trên toàn Việt Nam.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vào năm 2022 thì Soya Garden chỉ có vỏn vẹn 4 – 5 chi nhánh trên toàn quốc. Thời gian đầu, Soya Garden tham vọng hoạt động với mô hình chuỗi cửa hàng, tập trung vào trải nghiệm khách hàng tại chỗ. Các cửa hàng đều được đặt ở vị trí đắc địa, không gian được thiết kế mở: 70% là vườn, 30% trong nhà. Diện tích quán lớn, chi phí vận hành cugnf khả năng quản lý kém khiến chi phí bị đội lên rất cao. Mô hình kinh doanh chưa phù hợp là một trong những nguyên nhân khiến Soya Garden thất bại. 

Ví dụ điển hình khác về mô hình kinh doanh mô hình cafe 10k (mỗi ly cafe đồng giá là 10k). Doanh thu sẽ được tính vào số ly cafe mà quán bán được. Quán cafe xuất hiện thu hút nhiều đối tượng ở nhiều độ tuổi khác nhau yêu thích. 

Tuy nhiên, khi mở chuỗi nếu để giá 10k/ly sẽ không đảm bảo lợi nhuận. Sau một thời gian thì quán tăng giá sản phẩm lên 12k/ly với việc tiền thuê mặt bằng tại thành phố lớn này càng ngày càng tăng nên mô hình của quán cafe này cũng chỉ biết ngậm ngùi tạm dừng tại đây.

Nhận thấy sự thay đổi khác biệt của thị trường và để bắt kịp trend thì chủ nhà hàng đã quyết định thay đổi hoàn toàn quy mô, hình thức và tính chất của quán cafe này. Thay thế từ một quán cafe truyền thống thành một quán cafe teen, với việc trang trí bày biện vô cùng sáng tạo và hợp với phong cách của giới trẻ ngày nay.

Nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn khoảng 2 – 3 năm thì quán cafe đã không thể trụ vững được nữa, vì sự cạnh tranh ngày càng lớn của nhiều hãng cafe lớn, những quán cafe độc đáo khác bắt đầu xuất hiện ồ ạt. Điều dĩ nhiên quán cafe không thể nào phát triển được như trước nữa. 

Điều đó nói lên rằng thiết kế một quán cafe theo chuỗi được hay không là một hành trình cần sự nhìn nhận đánh giá từ khách quan cho tới chủ quan. Bạn có ước mơ, hoài bão nhưng phải nhìn nhận vào khách hàng, nhìn nhận vào thị trường và những bài học thất bại của những hãng lớn hiện nay. 

Cùng không nên mở quán chỉ vì theo trend, bởi lẽ xu hướng luôn thay đổi từng phút, từng giờ, từng ngày. Trong thời điểm đó quán của bạn phát triển rất mạnh, nhưng chỉ khoảng nửa năm thôi thì mọi thứ đã không thể trong tầm kiểm soát nữa rồi. 

Do đó, hãy thật sáng suốt khi kinh doanh F&B: một quyết định của thời điểm hiện tại có thể ảnh hưởng rất lớn tới sự thành – bại của quán.  

Bài học 2: Phải luôn ưu tiên sự phù hợp

Sự phù hợp nhắc đến ở đây là với thị trường, địa điểm kinh doanh và thói quen của người tiêu dùng địa phương đó. Những chuỗi thức ăn nhanh như McDonald’s, Jollibee, KFC… du nhập vào Việt Nam vào khoảng đầu những năm 2012 – 2013. Ở một số thị trường Đông Nam Á như Philippin, Singapore… những thương hiệu này đã phát triển rất mạnh mẽ và đem lại lợi nhuận khổng lồ. 

Tuy nhiên, khi gia nhập thị trường Việt Nam thì mọi thứ lại thay đổi hoàn toàn. Mặc dù những nhà hàng này đều nằm ở vị trí vô cùng đắc địa và cực kì hút mắt khách hàng, nhưng việc làm ăn thì cũng không được khá khẩm hơn là bao. Nhiều nhà hàng thậm chí chỉ trong 1,2 năm đã không đủ sức để trụ lại ở thị trường Việt Nam nữa. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Tại một số quốc gia, mọi người có thói quen ăn gà, khoai tây, ăn bột mì thay thế bữa ăn chính nên những nhà hàng fast food này phát triển vô cùng mạnh. Tuy nhiên tại Việt Nam, đất nước của lúa nước và dĩ nhiên không thứ gì có thể thay thế bữa ăn chính bằng một bát cơm. Ngoài ra, ẩm thực Việt Nam cũng rất phong phú, ngon và rẻ hơn 2-3 lần so với menu của một số thương hiệu đồ ăn nhanh đó. 

Sự khác biệt trong những nét văn hóa về thói quen ăn uống và hình thức món ăn đã tạo áp lực cạnh tranh cực kỳ lớn cho McDonald’s, KFC tại thị trường Việt Nam.

Qua đó để thấy rằng, dù thương hiệu có nổi tiếng, lâu đời và phát triển mạnh đến mấy cũng khó có thể tồn tại nếu không cung cấp những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với khách hàng. Khi bắt đầu xây dựng một thương hiệu hãy tìm hiểu, phân tích thị trường, tìm hiểu khách hàng (thích gì, muốn gì, thói quen ăn uống tiêu dùng ra sao…) để đảm bảo sự thành công. Đây cũng là bài học kinh doanh F&B mà anh chị chủ quán mới bắt đầu kinh doanh không thể bỏ qua.

Bài học 3: Lợi nhuận càng nhiều, khách hàng càng đông thì càng phải cẩn thận

Khi nhà hàng của bạn đã thành công và có tiếng nói tên tuổi trên thị trường F&B thì bạn khoan đã vội mừng. Khi nhà hàng càng lớn, chuỗi kinh doanh ngày càng mở rộng càng dễ dàng phát sinh ra nhiều vấn đề.

Ví dụ như chất lượng món ăn không ổn định, sự cạnh tranh trên thị trường, khó kiểm soát khi đông khách hay là đối thủ chơi xấu… Vì thế nên khi nhà hàng bắt đầu phát triển mạnh nên thường xuyên kiểm tra, giám sát các bộ phận và quy trình vận hành – bán hàng: từ bộ phận quản lý, bộ phận điều hành đến cả những nhân viên phục vụ. 

Ngoài ra, quản lý doanh thu – lợi nhuận rõ ràng để hạn chế tình trạng lãi giả lỗ thật. Với quy mô kinh doanh lớn, bạn nên tham khảo một số phần mềm quản lý bán hàng F&B trên thị trường để hỗ trợ hạch toán, tự động cập nhật các loại báo cáo.

Quản lý doanh thu nhà hàng, quán ăn

Phần mềm quản lý nhà hàng, quán cafe MISA CukCuk do Công ty cổ phần MISA phát hành đáp ứng đầy đủ những nghiệp vụ quản lý bán hàng. Với giao diện thân thiện, dễ sử dụng và cài đặt được trên nhiều thiết bị nên bạn dễ dàng tận dụng được những thiết bị sẵn có như PC, tablet, mobi, POS mini cầm tay.

Bán hàng chuyên nghiệp hơn với MISA CukCuk ngay hôm nay:


Tạm kết 

Trên đây là 3 bài học kinh doanh F&B xương máu từ nhiều anh chị giàu kinh nghiệm trong nhành, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để khởi nghiệp thành công. MISA CukCuk chúc bạn luôn có được sự sáng suốt để phát triển tầm nhìn chiến lược của mình trong kinh doanh nhà hàng, phát triển bền vững.

Đừng quên đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích!

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Chuyển động F&B – Tổng quan thị trường ngành dịch…
18/01/2024
Đón đầu và gia tăng doanh thu với những xu…
28/12/2023
Đọc vị chiến lược marketing của Haidilao “Vua lẩu xứ…
27/12/2023
Phân tích chiến lược marketing của Lotteria – người “anh…
03/01/2024
Chiến lược marketing của Circle K – thành công từ…
02/01/2024