Marketing quán cafe: chữ P giá trị nhất trong Chiến lược The Coffee House

Được xem là một trong những thương hiệu cafe có xuất phát điểm đứng sau nhiều ông lớn trên thị trường, nhưng những gì The Coffee House đang thể hiện trên thị trường đã minh chứng cho một điều nhờ chính những chiến lược marketing đúng đắn. Trong bài viết này, CUKCUK sẽ cùng anh chị chủ quán tìm hiểu công thức thành công của chiến lược marketing the coffee house.

marketing quán cafe

Nắm bắt được khoảng trống thị trường cùng với xu hướng cafe trong tương lai, khi người dùng có mức sống cao, nhu cầu giao lưu, gặp gỡ ngày càng gia tăng, thức uống không chỉ ngon mà không gian còn cần phải thực sự đẹp.

Không chỉ có vậy, việc thị trường cafe thời điểm đó, không hiếm những thương hiệu ngoại nhập như Starbuck, The coffee bean… hay thân thuộc hơn là Trung Nguyên, Highlands tiếp cận được những đối tượng khách hàng của những hãng này quả thật không phải chuyện dễ dàng. Vậy có gì trong công thức thành công của họ?

A. Công thức 01: Thấu hiểu thị trường

1. Đối tượng khách hàng của The Coffee House 

Vào thời điểm những cửa hàng đầu tiên của The Coffee House ra đời, văn hoá “đi cafe” của người trẻ chưa trở nên phổ biến như bây giờ, thương hiệu này đã giúp kéo người tiêu dùng gần hơn với cafe. Bằng không gian hiện đại, cách thức tiếp cận khách hàng thân thiện, gần gũi, tư duy kinh doanh nhanh nhạy theo xu hướng, The Coffee House dần chinh phục được thiện cảm của khách hàng.

Cách bày trí không gian

Không theo lối mòn cafe không gian đẹp, sống ảo, The Coffee House định hướng về một mô hình kinh doanh đường dài giúp trải nghiệm khách hàng trọn vẹn nhất. Từ việc tìm đến một quán cafe có thể trò chuyện, giao lưu, thực khách có thể tìm đến để làm việc, học tập. Gọi là “nhà” vì người dùng có thể vừa tận hưởng hương vị dễ chịu của cafe vừa có thể thoải mái như ở nhà.

Bởi vậy mà mặc dù nhóm đối tượng khách hàng của The Coffee House là những người trẻ, thích tìm không gian có thể trao đổi, trò chuyện nhưng vẫn có những khách hàng trung niên yêu thích và lựa chọn thương hiệu này. Thậm chí nhiều mô hình kinh doanh cafe hiện tại, cũng mong muốn học tập cách thiết kế, bày trí cũng như thực đơn có thể tương tự như The Coffee House để phù hợp với nhiều tập khách hàng.

2. Đối thủ cạnh tranh của The Coffee House 

Nhóm các đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Highlands Coffee, Cộng Cà phê, Trung Nguyên Legend, Phúc Long… Đây đều là những mô hình chuỗi lớn trên toàn quốc, có mức giá cạnh tranh với The Coffee House. Đặc điểm của chung là các mô hình trên đều được đầu tư bài bản với thực đơn đa dạng, chất lượng dịch vụ với đội ngũ nhân viên thân thiện, nhiệt tình. Điều khiến họ khác biệt nằm ở cách định tính cho thương hiệu. Mỗi thương hiệu có một màu sắc khác nhau cùng cách xây dựng giá trị thương hiệu khác nhau.

chiến lược marketing the coffee house

Không chỉ có vậy, thị trường cafe hiện tại còn chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt của hàng loạt những mô hình mới mở, nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng của khách hàng, thiết kế ngày một chỉnh chu, hoàn thiện hơn. Đặc biệt là thời điểm hậu dịch, khi thị trường càng có thêm nhiều đối thủ, thách thức phát triển, làm mới mình và nhân rộng ngày một nhiều, áp lực để giữ vững vị trí là không hề dễ dàng.

B. Công thức 02: 5 chữ P giá trị của chiến lược marketing The Coffee House

1. Physical Evidence (Cơ sở vật chất)

Câu chuyện được đo ni đóng giày cho những chiếc bàn, cái ghế mà thực khách trải nghiệm vẫn được người ta nhắc đến, bởi khi thiết kế quầy thu ngân, làm sao để khách hàng gọi món thuận tiện nhất, không mỏi. Màu sắc phải hài hòa nhất để khách hàng luôn tìm được cảm giác thân thiện nhất như tại nhà nhưng cũng đủ hơi thở hiện đại. Để làm được điều đó, họ đã đầu tư không ít mô hình thử nghiệm, xây lại không biết bao nhiêu thiết kế cũng như việc quan sát, tìm hiểu tâm tư của biết bao nhiêu khách hàng ghé thăm quán.

không gian the coffee house

Cũng dễ hiểu với một không gian khiến người ta dễ chịu không cần quá xa hòa, thiết kế đủ tinh tế, thực khách có thể sẵn sàng cho điểm 10 về không gian dành tặng cho The Coffee House

Có thể bạn quan tâm: Đo ni đóng giầy cho từng chiếc bàn cái ghế và câu chuyện của một The Coffee House chuyển mình thành công

2. Product (Sản phẩm) trong chiến lược marketing The Coffee House

Quan điểm của “Nhà” vô cùng rõ ràng, chúng ta đâu chỉ đến quán cafe để thưởng thức mỗi cafe. Chính sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường khiến cho những quyết định cải tiến, phát triển sản phẩm phải thật thận trọng nhưng cũng đủ linh động trước sự biến đổi không ngừng của thị hiếu người dùng.

Được xem là một trong những thế mạnh của The Coffee House, sản phẩm hợp khẩu vị, không quá kén người thưởng thức. Bên cạnh những thức uống thông thường, khách hàng có thể nhâm nhi những món ăn vặt theo thói quen. Đây là một trong những yếu tố trọng điểm trong chiến lược marketing The Coffee House

đồ uống của The Coffee House

3. Price (Giá cả)

Đại diện hãng có nhận định: “Điều quan trọng đầu tiên khi xác định mức giá chung cho các sản phẩm của mình là khách hàng có cảm thấy xứng đáng với những gì họ đang nhận được cả về chất lượng đồ uống lẫn dịch vụ trải nghiệm. So với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, mức giá đó đã là mức giá ưu đãi hay chưa, có thể kéo khách hàng ghé thăm quán thường xuyên hay không?”

Khoảng giá cho một đồ uống của The Coffee House rơi vào khoảng từ 20.000 – 65.000đ, với đa dạng sự lựa chọn từ những người thích dùng cafe cho đến những thực khách muốn chọn những món lạ, đổi mới đều có thể có mức giá làm hài lòng họ.

bảng giá của the coffee house

4. Promotion (Quảng cáo)

The Coffee House có một đội ngũ marketing bài bản với các bước đi đúng đắn khi lựa chọn đặt khách hàng vào vị trí trung tâm và kể những câu chuyện xoay quanh họ. Thấu hiểu được khách hàng muốn nghe gì, xem gì, tâm tư của họ như thế nào. The Coffee House tiếp cận khách hàng của mình một cách gần gũi, dễ chịu. Đối tượng khách hàng mục tiêu được tận dụng, khai thác triệt để không quá ồn ào, đủ tinh tế, đủ sự hài lòng.

>> Khách hàng đưa voucher đã hết hạn, bạn từ chối hay sẵn lòng tặng họ cốc cà phê?

khuyến mãi của the coffee house

5. Place (Địa điểm)

Những khu phố sầm uất với mặt tiền đắc địa, thuận lợi đều có bóng dáng của những quán The Coffee House. Đặc điểm chung của những vị trí này là giao thông đông, mật độ dân cư đông, dễ dàng gửi xe, những view bắt mắt làm thế nào để khách hàng có thể tìm kiếm The Coffee House một cách dễ dàng nhất.

địa điểm the coffee house

C. Tạm kết

Có thể nhận thấy điểm kết nối chung giữa 5 yếu tố trong chiến lược marketing của The Coffee House chính là khách hàng, những người trực tiếp sử dụng và trải nghiệm dịch vụ. Sự chuyển mình mạnh mẽ của The Coffee House là kết quả tất yếu của một quá trình thay đổi, hoàn thiện mình không ngừng, sự khác biệt của họ nằm ở việc mang đến cho khách hàng nhiều hơn những giá trị mà họ mong đợi.

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Bài viết liên quan
Xem tất cả