Chuyện sản phẩm MISA: Hành trình Design Thinking và bí quyết tạo ra sản phẩm phổ biến nhất 

Design Thinking là giải pháp sáng tạo trong giải quyết vấn đề được nhiều doanh nghiệp áp dụng như Apple, Google và Samsung… Tại MISA, phương pháp này được áp dụng thế nào để tạo ra sản phẩm được sử dụng phổ biến nhất? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Design Thinking hay còn được gọi là Tư duy thiết kế, là một giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề. Design Thinking được thực hiện theo 5 bước:

  1. Thấu hiểu (Empathize)  – tìm hiểu về tập khách hàng mục tiêu
  2. Xác định vấn đề (Define problem)  – xác định nhu cầu của người dùng, vấn đề của họ
  3. Sáng tạo (Ideate)  – đưa ra những ý tưởng và giải pháp
  4. Xây dựng mẫu (Prototype)  – bắt đầu phát triển khai các ý tưởng
  5. Thử nghiệm (Test)  – thử nghiệm và thu thập phản hồi

Các bước để design thinking

Design Thinking là một công cụ rất cần thiết cho các doanh nghiệp, không chỉ giúp thấu hiểu khách hàng, mà còn kết nối các hoạt động đội nhóm và phối hợp liên phòng ban trong quá trình phát triển sản phẩm và dịch vụ. Dựa trên phương pháp đặt con người vào vị trí trung tâm, Design Thinking tập trung vào việc phân tích kỹ lưỡng hành vi và nhu cầu của người dùng để giải quyết các vấn đề của họ một cách kịp thời và hiệu quả.

Một số thương hiệu hàng đầu thế giới như Apple, Google và Samsung… đã nhanh chóng áp dụng phương pháp tư duy thiết kế vào cải tiến sản phẩm và đạt được những kết quả vượt mong đợi. Khoảng 7-8 năm trước, trong bối cảnh MISA làm ra sản phẩm bị khách hàng phàn nàn, khiến các nhà sáng lập phải tìm kiếm giải pháp để tối ưu sản phẩm. Sau đó, MISA nghiên cứu về Design Thinking và quyết định áp dụng phương pháp này vào việc phát triển sáng tạo và cải tiến sản phẩm, đặc biệt tập trung vào khía cạnh thấu cảm khách hàng và các điểm khác biệt. 

Theo chia sẻ từ ông Nguyễn Xuân Hoàng – PCT Công ty Cổ phần MISA: “Trong quá trình doanh nghiệp còn nhỏ, đặc biệt là các Startups, việc thấu cảm khách hàng được triển khai rất hiệu quả. Nhưng khi doanh nghiệp càng lớn lên lại càng xa rời khách hàng vì có nhiều bộ phận và người trực tiếp làm sản phẩm gần như không bao giờ phải ra ngoài gặp khách. Vì vậy họ không “thấm” được nỗi đau của khách hàng để làm sản phẩm tốt hơn, nếu như không có một quy trình bài bản giải quyết bài toán này. Theo MISA, kinh nghiệm và bài học lớn nhất đó là phải sâu sát với khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm để hiểu rõ các vấn đề cũng như nhu cầu của họ. Chính khách hàng là người thử sản phẩm cho mình, qua quá trình làm rồi dùng thử và sửa lỗi, sản phẩm sẽ hoàn thiện dần. Cả quá trình này cũng chính là bản chất của phương pháp Design Thinking.”

Ở MISA, phương pháp Design Thinking được MISA nghiên cứu và đưa vào ứng dụng từ cách đây 7-8 năm trước, bắt nguồn từ phiên bản 5 giai đoạn do trường Đại học Stanford đề xuất. Tuy nhiên, phương pháp này có chút khác biệt khi ứng dụng để phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp và mang lại hiệu quả cao nhất. 

Phương pháp Design Thinking áp dụng tại MISA bắt nguồn từ phiên bản do trường Đại học Stanford đề xuất, tuy nhiên có nhiều điều chỉnh và cải tiến để phù hợp và hiệu quả với doanh nghiệp

Tại MISA có bộ nguyên tắc chung cho việc thực hiện phương pháp Design Thinking trong làm sản phẩm. Đó là nhóm Design Thinking phải trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và phỏng vấn, khảo sát khách để chính mình thấu hiểu các vấn đề và nhu cầu của họ. Trong việc khảo sát khách hàng cũng có bộ nguyên tắc riêng cho việc đặt câu hỏi như làm thế nào để khai thác được vấn đề một cách “trúng” nhất, trong đó ưu tiên sử dụng các câu hỏi mở thay vì câu hỏi đóng.  

Một trong những sản phẩm của MISA ứng dụng triệt để phương pháp Design Thinking trong quá trình cải tiến, đó là nền tảng kế toán dịch vụ MISA ASP. Thời điểm đầu khi ra mắt, sản phẩm nhận được ý kiến phản hồi chưa được như mong đợi, ban lãnh đạo MISA và đội ngũ làm dự án đã họp bàn với nhau, đưa ra quyết định cải tiến phần mềm thông qua phương pháp Design Thinking. Đội ngũ dự án MISA ASP được phân thành các nhóm để đi gặp các đơn vị kế toán dịch vụ là khách hàng đang sử dụng sản phẩm này để khảo sát và thấu hiểu những khó khăn, bất cập mà họ đang gặp phải trong quá trình sử dụng phần mềm. 

Design Thinking đóng vai trò quan trọng, là khâu mấu chốt để đội ngũ làm sản phẩm hiểu và giải bài toán mà khách hàng mong muốn. đọc toàn bộ bài viết về hành trình Design Thinking để cải thiện, sáng tạo sản phẩmứng dụng Design Thinking tại MISA để tạo ra sản phẩm phổ biến nhất để có cái nhìn đa chiều ứng dụng cho doanh nghiệp mình.

———————

MISA Inspirers là series chuỗi bài viết chia sẻ bài học Khởi nghiệp & Quản trị doanh nghiệp của MISA nhằm truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp SMEs, Startup. 

Follow kênh kiến thức, cập nhật thông tin mới nhất hằng tuần về chuỗi bài viết tại:

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Giải pháp thanh toán với QR đa năng của MoMo…
11/07/2024
Chuyện sản phẩm MISA: Hành trình Design Thinking và bí…
17/04/2024
Ra mắt MISA Inspirers – Series nội dung chia sẻ…
08/04/2024
Hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử trên thiết bị…
17/04/2024
Self Order là gì? Các hình thức Self Order phổ…
22/12/2023