Tổ chức bộ máy kế toán trong nhà hàng như thế nào là chuẩn chỉnh?

kế toán nhà hàng

Trong quá trình cơ cấu tổ nhân sự trong nhà hàng, bạn đang băn khoăn không biết kế toán nhà hàng của mình cần phải đảm nhận những nhiệm vụ gì và tuyển dụng người như thế nào là đủ, sắp xếp nhân sư sao cho hợp lý. Ở bài viết dưới đây, CUKCUK sẽ tổng hợp giúp anh chị những vị trí kế toán nhà hàng cần thiết và chức năng chi tiết của họ để anh chị hình dung cụ thể hơn

I. Sơ đồ tổ chức bộ máy kết toán nhà hàng

Trước khi tìm hiểu công việc và vai trò cụ thể của các vị trí kế toán nhà hàng, bạn cần có cái nhìn khái quát về sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà hàng nói riêng và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống F&B nói chung. Cụ thể như sau:

kế toán nhà hàng

Như vậy, trong tổ chức bộ máy kế toán nhà hàng sẽ có các vị trí như: kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán nội bộ, kế toán thu ngân… Tùy từng mô hình kinh doanh sẽ có sự linh hoạt trong số lượng, vai trò và nhiệm vụ của các vị trí kế toán nhà hàng.

II. Chức năng chi tiết của từng vị trí kế toán nhà hàng

2.1. Kế toán nội bộ (Phụ trách tiếp phẩm)

Mô tả: là nhân viên phụ trách việc thu mua đầu vào, nhận số lượng dự báo của bếp trưởng (Ví dụ: số lượng người, thực đơn, giá thành…) và tiến hành mua hàng.

Đối với bếp trưởng: cần hoàn thiện bảng công thức định lượng nguyên vật liệu và giá gốc của món ăn theo từng loại hình như gọi món, buffet hoặc tiệc đặt trước., đảm bảo lượng nguyên vật liệu không được vượt quá định mức doanh thu bán ra. Đặc biệt cần đảm bảo nguyên liệu cung ứng đủ, kịp thời cho khách

Nhiệm vụ:

  • Lập bảng kê chi tiết các loại hàng hóa khi mua đầu vào: đơn giá, số lượng, thành tiền, thực hiện thanh toán cho nhà cung cấp, kê khai phiếu nhập kho, phiếu chi tiền
  • Kiểm soát, lưu trữ hóa đơn bán lẻ của nhà cung cấp, giấy đề nghị thanh toán, bảng kê nguyên vật liệu
  • Đảm bảo giá thành đầu vào của nguyên vật liệu luôn nằm trong định mức, nếu có thể thương lượng với nhà cung cấp để có được mức giá phù hợp nhất, tối ưu phần chi phí đầu vào

Tìm hiểu thêm: Kế toán nội bộ nhà hàng là gì? Những kỹ năng cần có của kế toán nội bộ nhà hàng

nguyên vật liệu

Lưu ý:

  • Tất cả hoạt động nhập hàng từ các nguyên vật liệu đến thiết bị, dụng cụ bắt buộc phải có hóa đơn bán lẻ của nhà cung cấp
  • Kiểm tra kỹ số lượng, chất lượng hàng hóa nhập kho, nếu không đúng, đủ yêu cầu từ chối nhận hàng.
  • Lập bảng đối chiếu, so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp để kế toán trưởng, đầu bếp cũng như chủ nhà hàng cũng theo dõi, có phương pháp điều chỉnh kịp thời.
  • Kiểm soát ngân sách phát sinh trong quá trình mua hóa

2.2. Kế toán thu ngân nhà hàng

  • Nhiệm vụ của kế toán là viết hóa đơn bán hàng, kiểm tra hàng hóa tại quầy, báo cáo thu chi cuối ngày. Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu viết hóa đơn, hỗ trợ khách điền đúng thông tin doanh nghiệp và thông tin hóa đơn.
  • Chịu trách tổng kết doanh thu trong ngày theo các hình thức tiền mặt, tiền chuyển khoản, thẻ thanh toán hoặc ví điện tử. Cùng với đó theo dõi tình hình xuất nhập hàng hóa tại nhà hàng
  • Báo cáo tổng kết hoạt động bán hàng trong ngày để chủ nhà hàng cập nhật được tình hình kinh doanh kịp thời.

gian lận quán ăn

2.3. Kế toán nội bộ nhà hàng (Phụ trách kho và đầu vào)

  • Theo dõi, quản lý việc xuất nhập tồn của hàng hóa ,nguyên vật liệu cũng như theo dõi tài sản đầu vào
  • Kiểm kê kho, đối chiếu với các bộ phận bếp, chế biến…
  • Báo cáo kiểm kê tài sản
  • Báo cáo kiểm hàng hóa số lượng, hạn dùng
  • Kiểm tra chứng từ, ghi nhận các hàng hóa lưu kho không có chứng từ hợp lệ, thiếu chữ kỹ của người nhận
  • Xử lý, điều chỉnh lượng hàng hóa còn tồn đọng
  • Phối hợp với các bộ phận kỹ thuật tiến hành bảo hành, bảo trì thiết bị

quản lý kho hàng của kế toán nhà hàng

2.4. Kế toán nội bộ nhà hàng (Phụ trách doanh thu)

  • Theo dõi ấn chỉ, hóa đơn chứng từ
  • Theo dõi công nợ
  • Báo cáo thuế
  • Báo cáo tổng hợp các hợp đồng đã ký
  • Báo cáo tổng hợp doanh thu
  • Kê khai các khoản chênh lệch, hoa hồng hoặc chiết khấu cho khách hàng
  • Đối chiếu công nợ
  • Xử lý các hợp đồng kinh tế phát sinh

Trên đây là bảng cơ cấu nhân sự cơ bản của bộ phận kế toán nhà hàng, anh chị có thể tham khảo. Tùy thuộc vào từng mô hình khác nhau, anh chị sẽ có những cách thức sắp xếp nhân sự hợp lý khác nhau. Hy vọng CUKCUK đã cung cấp những thông tin hữu ích cho anh chị.

Đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
4 cách quản lý nhà hàng nhiều chi nhánh chuyên…
27/03/2024
Phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới được tin…
01/04/2024
Phần mềm quản lý nhà hàng hải sản đặc sản…
23/03/2024
Review top 5 phần mềm quản lý nhà hàng tốt…
27/03/2024
Chuyển động F&B – Tổng quan thị trường ngành dịch…
18/01/2024