Kinh doanh tiệm bánh mì – Biết cách vận hành hoàn toàn có thể mở chuỗi

Sự nổi tiếng của bánh mì trong 2 – 3 năm trở lại đây, khiến cho thị trường ẩm thực xuất hiện thêm một ngạch mới, kinh doanh tiệm bánh mì. Thậm chí có những thương hiệu, trên cùng một con phố có tới 4, 5 chi nhánh mở cùng lúc, mà giờ cao điểm như đầu giờ sáng hay chiều tối đều đông nghịt khách. Thành công của họ được xây dựng dựa trên các yếu tố: món ăn dễ ăn, hợp khẩu vị nhiều người, giá thành vừa túi, rẻ, lựa chọn tối ưu chi phí mặt bằng và nhân công. Vậy nếu muốn kinh doanh tiệm bánh mì chúng ta cần chuẩn bị những gì

kinh doanh tiệm bánh mì

I. Lên ý tưởng mở tiệm bánh mì

1.1. Xác định khách hàng mục tiêu của cửa hàng bánh mì

Đây là bước vô cùng quan trọng quyết định hướng đi của hoạt động kinh doanh đường dài.  Vậy hãy đặt ra câu hỏi: Ai sẽ là người muốn thưởng thức bánh mì? Sở thích phục vụ của họ như thế nào? Đặc điểm của họ ra sao? Họ thường mua bánh mì ở đâu và có thường xuyên quay lại không? Sau khi giải quyết lần lượt từng câu hỏi xung quanh về khách hàng mục tiêu của mình, anh chị có thể phần nào phác họa sơ qua được đối tượng mình phục vụ là ai

Bánh mì là món ăn nhanh – phù hợp cho những đối tượng khách hàng muốn tiết kiệm thời gian mà vẫn muốn no bụng. Họ có thể là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng hoặc tất cả những người có nhu cầu ăn nhanh và thích bánh mì.

khách hàng mục tiêu cửa hàng bán bánh mì

Nhóm đối tượng này thường ở độ tuổi trẻ dưới 40, không quá khắt khe và sẵn sàng trải nghiệm hương vị mới. Nhóm đối tượng này thường có mức thu nhập trung bình. Họ thường ưu tiên sự tiện dụng khi lựa chọn bánh mì.

1.2. Phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh khi khởi nghiệp bán bánh mì

Mở tiệm bánh mì để kinh doanh hoàn toàn đơn giản, nhưng làm thế nào để tiệm bánh mì hoạt động bài bản, có thể phát triển lâu dài lại là câu chuyện khác. Bởi vậy, nếu anh chị đang có ý định khởi nghiệp bán bánh mình thì thực sự cần đánh giá thị trường. Dưới đây, CukCuk xịn làm rõ thông qua 4 yếu tố

  • Strengths (Điểm mạnh)
  • Weakness (Điểm yếu)
Món ăn phổ biến dễ chế biến, nhân sự không quá đông, tập khách hàng trải dài Khó để tạo được sự khác biệt. Có quá nhiều sản phẩm thay thế.
  • Opportunities (Cơ hội)
  • Threats (Thách thức)
Thị trường ngách, thay vì đầu tư cafe, nhà hàng là thị trường đỏ, số lượng thương hiệu phát triển, kinh doanh bánh mì bài bản chưa nhiều. Bánh mì cũng là món ăn từ lâu, các hàng quán vỉa hè, tiện lợi nhiều. Đặc biệt là các khu vực gần trường học, đông dân cư đã có một lượng khách quen nhất định từ trước

II. Kinh nghiệm mở tiệm bánh mì

2.1. Mở cửa hàng bánh mì cần bao nhiêu vốn? 

Để có thể setup một tiệm bánh mì cơ bản mất trung bình từ 50 – 100 triệu, phụ thuộc vào quy mô cũng như khả năng đầu tư và mong muốn vận hành chuyên nghiệp của anh chị. Trong đó, những chi phí cơ bản

  • Mặt bằng: 8 – 10 triệu/tháng
  • Chi phí cơ sở vật chất, thiết bị: 25 – 30 triệu
  • Chi phí nhân sự: 4 – 5 triệu/tháng
  • Chi phí nguyên vật liệu: 3 – 5 triệu/ngày
  • Vốn dự phòng

Có thể bạn quan tâm về Chi phí mở quán cafe chỉ trong 200 triệu, cần phân bổ ngân sách như thế nào?​

2.2. Kinh nghiệm lựa chọn mặt bằng kinh doanh tiệm bánh mì

Lựa chọn mặt bằng thích hợp là một trong những điểm cốt lõi để khách hàng biết đến và thưởng thức bánh mì ở quán của anh chị. Điều này phụ thuộc vào việc anh chị chọn đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là ai, sở thích, hành vi của họ như thế nào.

Nếu đối tượng là học sinh sinh \viên với địa điểm gần các trường học, giá thành và không gian sẽ hoàn toàn khác với những vị khách là nhân viên văn phòng họ cần bánh mì cho bữa sáng và bữa trưa, do đặc thù công việc, giá thành với những món ăn này sẽ tính ra sao?

mặt bằng kinh doanh

Hiện nay có một số cửa hàng bánh mì tập trung mở theo hướng người dùng vừa có thể ăn bánh mì vừa thưởng thức được cafe, trà sữa, nước ngọt… vô hình chung vừa mở rộng được loại hình kinh doanh vừa nâng cao được giá trị đơn hàng của thực khách. anh chị hoàn toàn có thể cân nhắc để áp dụng cho quán của mình nếu có không gian.

2.3. Kinh nghiệm lựa chọn menu sản phẩm phù hợp khi kinh doanh bánh mì

Có rất nhiều cách để anh chị có thể đúc kết được một công thức làm bánh mì ngon, anh chị có thể tự vận dụng bằng kinh nghiệm bản thân, từ những lớp học nấu ăn, các công thức qua sách báo, tin tức.

Tuy nhiên hãy ghi nhớ một điều, bánh mì là món ăn dễ chế biến nhưng cũng cần có hương vị riêng, nguyên liệu riêng. Khi trên thị trường cũng có rất nhiều hộ kinh doanh cũng lựa chọn mặt hàng này, điều gì khiến tiệm bánh mì của anh chị trở nên khác biệt hay khách hàng lựa chọn quán của anh chị chứ không phải là những hàng quán khác.

kinh doanh tiệm bánh mì

Anh chị có thể thử nghiệm những công thức như nguyên liệu làm bánh mì, nước sốt hãy các loại thành phần mới, các gia vị ăn kèm… Quan trọng công thức ngon, vừa miệng, anh chị có thể tự chuẩn bị nhưng cũng cần có nhân viên hỗ trợ, hãy đảm bảo nhân viên của anh chị thực hiện được công thức một cách chuẩn chỉnh để không làm lạc mất hương vị của ban đầu mà anh chị tạo ra.

2.4. Kinh nghiệm quản lý và vận hành cửa hàng bánh mì

Vấn đề quan trọng nữa là làm thế nào để có thể bảo đảm chất lượng dịch vụ tốt nhất. Hãy tập trung vào các yếu tố khách hàng muốn gì: bánh mì ngon, thanh toán nhanh, phục vụ tốt, đặc biệt là thức ăn vào những khung giờ vội vào làm hoặc tranh thủ lúc nghỉ trưa nghĩa là họ vừa đói vừa muốn mọi thứ được thực hiện nhanh chóng.

Vậy hãy xây dựng quy trình để rút ngắn khoảng thời gian từ lúc khách gọi món xong đến khi nhận được bánh không quá lâu, giảm thiểu những thao tác thanh toán dư thừa cũng như có không gian chờ cho khách hàng và tài xế giao hàng. Điều này cũng đồng nghĩa việc nhân viên do mệt và quá tải khi khách đông rất dễ xảy ra những tranh cãi không đáng có.

nhân viên tiệm bánh mì

Bởi vậy đặc biệt trong mọi tình huống phát sinh, đều cần bình tĩnh, lắng nghe cũng như đưa phương án thay thế cho khách hàng nhanh chóng nhất. Quan trọng nhất vẫn là việc làm hài lòng khách hàng và khiến họ cảm thấy được thỏa mãn khi ra về, nếu không chỉ một thời gian sau, anh chị sẽ thấy những vị khách của mình dần ít đi thay vào đó, họ lựa chọn những tiệm bánh mì khác, hoặc những quán ăn khác mà không phải quán anh chị. Đến lúc đó, việc cải tiến quy trình, đào tạo đội ngũ nhân viên cũng đã quá muộn.

2.5. Kinh nghiệm marketing tiệm bánh mì

Khi đã hoàn tất các bước chuẩn bị, nhiều anh chị thường băn khoăn làm thế nào để bán bánh mì đông khách? Đây là những lưu ý cho anh chị:

  • Thực đơn đa dạng

Đa dạng thực đơn có thể giúp anh chị thu hút được nhiều khách hàng hơn đơn giản, anh chị có thể có một thực đơn rút gọn như bánh mì thập cẩm, bánh mì thịt, bánh mì gà… Những nguyên liệu cơ bản có thể giống nhau, anh chị có thể dung nước chấm riêng biệt với từng loại bánh mì để tạo ra độ ngon riêng biệt cho từng loại bánh.

Khi có nhiều hơn một sự lựa chọn, anh chị hoàn toàn có thể khiến khách hàng chi tiêu nhiều hơn. Việc bán kèm các thức uống như sữa đậu nành, trà quất, nước ngọt với giá ưu đãi là một cách để tăng doanh thu.

thực đơn bánh mì

  • Tổ chức các chương trình khuyến mãi khi khai trương tiệm bánh mì

Thời điểm khai trương vô cùng quan trọng như một lời giới thiệu với khách hàng cũng như gây ấn tượng với họ rằng quán của anh chị hiện đang ở đây. Anh chị cũng có thể tham khảo một số chương trình khuyến mãi đã được áp dụng thành công của các thương hiệu bánh mì dưới đây

– Bán thử trước khi khai trương:  

Đây là một trong những hoạt động tạo ấn tượng với hình thức tặng bánh mì cho khách hàng thưởng thức. Hình thức này có thể miễn phí hoặc giảm giá 50% – 70% để khách hàng biết được hương vị của quán cho chất lượng không. Chương trình này vô cùng quan trọng ở chất lượng sản phẩm. Anh chị cũng cần cân nhắc thời gian chạy thử và số lượng bánh dùng thử cho thực khách.

– Tặng quà hoặc tặng đồ uống: 

Trong chuỗi ngày khai trương anh chị có thể tặng kèm khách hàng đồ uống để thu hút họ cũng như giới thiệu các món mà quán phục vụ một cách tự nhiên nhất. Việc tặng kèm trong chuỗi ngày khai trương sẽ hình thành cho thực khách việc mua combo. Từ đó, giá trị đơn hàng của bạn sau này có thể được cải thiện.

khuyến mãi bánh mì

– Like, share trên mạng xã hội để nhận được ưu đãi

Mục đích chính của hoạt động này là tăng sự tương tác của quán và khách hàng trên các trang mạng xã hội. Đây cũng là một một kênh truyền thông hiệu quả. Tuy nhiên, anh chị cần thực sự đưa ra khuyến mãi đủ hấp dẫn để khách hàng có thể thực hiện việc chia sẻ, để lại bình luận hoặc tham gia các minigame trên đó.

2.6. Liên kết với các đối tác giao hàng

Anh chị cũng có thể cân nhắc việc liên kết với các đối tác giao hàng như GrabFood, Baemin, ShopeeFood… Những đối tác này là mảnh đất vô cùng tiềm năng để chủ quán đặc biệt là nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng các món ăn nhanh… Khi thói quen tiêu dùng là sự tiện lợi thì việc có mặt trên những ứng dụng công nghệ là điều vô cùng cần thiết.

ShopeeFood GrabFood Baemin GoFood (Gojek)
Phí dịch vụ (chiết khấu bán hàng) 
  • 25% (có thể thương lượng 21%-23%)
  • 15% đối với cửa hàng Fresh Food
25% – 30% (có thể thương lượng) 25% 25%
Phí kích hoạt
  • Miễn phí: đối với Quán Shopee Food
  • 1.000.000đ: đối với cửa hàng Fresh
1.000.000đ Miễn phí Miễn phí

III. Tạm kết

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, anh chị đã có được những bản sơ lược đầu mục cần thực hiện khi quyết định kinh doanh tiệm bánh mì. Chúc anh chị thành công!

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Phần mềm quản lý quán nhậu, lẩu nướng đơn giản,…
03/04/2024
Top 5 phần mềm quản lý quán ăn tốt nhất…
21/03/2024
Kinh doanh quán nhậu bình dân: một đồng vốn bốn…
23/01/2024
Top 9 cách đốt vía giải đen bán hàng dân…
12/01/2024
Mâm cúng ngày vía Thần Tài 2024 đối với những…
16/02/2024