Chiến lược marketing cho quán cafe mới nhất 2025

cách marketing quán cafe

Xây dựng chiến lược marketing cho quán cà phê thành công sẽ giúp bạn biến khách hàng quen thành khách hàng trung thành, gia tăng doanh số hiệu quả. Đồng thời, cũng giúp tăng nhận thức về thương hiệu và thu hút khách hàng mới. Trong bài viết này, MISA CukCuk sẽ chia sẻ tới các anh chị về cách marketing cho quán cafe mới nhất dù là mô hình

1. Chiến lược marketing cho quán cà phê là gì? 

Chiến lược marketing quán cafe là một kế hoạch tiếp thị tổng thế giúp quán cafe tiếp cận đến nhiều khách hàng (thông qua các kênh online và offline). Đồng thời chuyển đổi họ trở thành khách hàng sử dụng sản phẩm của quán.

Chiến lược marketing của quán cafe bao gồm hững yếu tố chính sau:

  • Những sản phẩm chính hoặc phong cách quán cafe xây dựng
  • Các thông tin liên quan đến khách hàng mục tiêu: dân công sở, học sinh – sinh viên
  • Phương pháp thực hiện

Kinh doanh quán cafe cần có chiến lược để hạn chế tình trạng lãng phí tiền bạc cho các kênh không mang lại hiệu quả và tốn nguồn nhân lực, nhân sự.

Chiến lược marketing quán cafe

2. Các loại hình chiến lược marketing quán cafe cơ bản

2.1. Cách marketing quán cafe đại trà

Hình thức marketing này hướng đến phạm vi thị trường cực rộng, hướng đến tất cả nhóm khách hàng. Không gian và sản phẩm của bạn đa dạng đáp ứng được mọi đối tượng khách hàng, mức giá trung bình.

Cách marketing quán cafe đại trà sẽ bao phủ được nhiều nhóm đối tượng, ít phải đối mặt với rủi ro, không cần nghiên cứu thị trường, doanh số bán hàng dự kiến sẽ rất lớn.

Tuy nhiên, vì quán cafe của bạn không có sự khác biệt, nên rất dễ bị cạnh tranh, khách hàng cũng sẽ không ấn tượng lắm với thương hiệu của bạn

2.2. Cách marketing quán cafe phân biệt (Differentiated Marketing Strategy)

Thay vì phân khúc khách hàng như hình thức trên, marketing phân biệt đặc biệt chú trọng việc phân khúc thị trường, tập trung nghiên cứu từng phân khúc khách hàng. Quán cafe của bạn sẽ cung cấp những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu.

  • Khách hàng học sinh – sinh viên: cafe sách, cafe nhạc sống (acoustic)
  • Khách hàng dân công sở: cafe truyền thống, cafe coworking

Ưu điểm của cách marketing này là đáp ứng tốt nhu cầu của từng nhóm đối tượng riêng biệt, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường F&B sôi động.

2 cách marketing cho quán cafe

3. Cách xây dựng chiến lược marketing online cho quán cafe hiệu quả

Dưới đây là cách xây dựng chiến lược marketing online cho quán cà phê phù hợp với nhiều loại mô hình quán cafe khác nhau: từ cao cấp đến bình dân

3.1. Xác định các mục tiêu kinh doanh

Xác định xây dựng mục tiêu kinh doanh marketing trong ngắn hạn và dài hạn, và các chỉ số quan trọng cần chú ý tới như: doanh số, số lượng khách hàng ghé qua, số lượng nhắc nhớ thương hiệu trên các kênh social.

Khi đã liệt kê các mục tiêu cụ thể cho quán cà phê của mình, bạn sẽ dễ dàng xác định được các nỗ lực tiếp thị chính và xây dựng chương trình khuyến mãi phù hợp.

3.2. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu

Để xây dựng chiến lược marketing, bạn cần xác định đối tượng khác hàng đang nhắm đến. Hiểu khách hàng và biết lý do tại sao họ đến quán, tại sao họ ủng hộ menu đồ uống mới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hành động tiếp thị của bạn.

Dưới đây là một vài yếu tố nhân khẩu học giúp bạn phác thảo thói quen khách hàng:

  • Vị trí
  • Độ tuổi
  • Giới tính
  • Trình độ học vấn
  • Công việc: Lĩnh vực nào ?
  • Mức thu nhập
  • Tình trạng hôn nhân
  • Ngôn ngữ họ có thể sử dụng
  • Những website hoặc fanpage, group họ thường xuyên truy cập
  • Động lực mua hàng: Tại sao họ lại nên đến quán cafe và lựa chọn sản phẩm của bạn
  • Mối quan tâm khi mua hàng

Việc thấu hiểu thói quen của khách hàng sẽ giúp bạn có được kế hoạch marketing online hiệu quả.

3.3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 

Việc cạnh tranh khi kinh doanh quán cafe nói riêng hay trong ngành F&B nói chung là điều vô cùng khốc liệt. Một con phố nhỏ có đến hàng chục quán cafe, vậy làm thế nào để quán của bạn tồn tại và phát triển được?

Khi tìm hiểu những chiến lược marketing quán cà phê của đối thủ, cần nên nghiên cứu những việc họ đã làm và những việc bạn có thể làm tốt hơn, tìm những cơ hội chưa được khai thác.

Ví dụ: quán cafe đối thủ đang tập trung xây dựng, quảng bá hình ảnh trên Facebook thì quán bạn nên mở rộng hơn các kênh tiếp thị: Facebook, Instagram, TikTok… Đối thủ tập trung vào các loại cafe pha phin truyền thống thì quán của bạn có thể đa dạng menu để đáp ứng được nhiều nhóm khách hàng hơn.

3.4. Lựa chọn kênh marketing quán cafe phù hợp

Có nhiều cách để truyền đạt thông điệp marketing tới khách hàng tiềm năng như thông qua quảng cáo truyền thống tại điểm bán (banner, áp phích…), quảng cáo online (Facebook Ads, Google Ads, tham gia chương trình sale trên các app đặt đồ ăn trực tuyến…)

Dù sử dụng cách marketing nào thì việc hướng vào nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể (như đã phân tích trên) sẽ giúp bạn tiết kiệm ngân sách và chiến dịch quảng cáo hiệu quả hơn.

Ví dụ, kết quả nghiên cứu thị trường cho thấy, khách hàng đến quán cafe thuộc nhóm đối tượng từ 20 – 35 chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nhóm khách hàng và chỉ hơn nhóm kế tiếp khoảng vài %. Khi thực hiện quảng cáo, nội dung và thông điệp cũng sẽ hướng tới nhóm đối tượng này.

Trong những kênh marketing quán cafe thì hình thức “truyền miệng thông qua người quen” là kênh thông tin chiếm đến 20% trong các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng. Bạn có thể thuê các bạn KOL, KOC đến trải nghiệm đồ uống, không gian của quán để lên bài đánh giá trên các hội nhóm review ăn uống. Hoặc có thể tặng voucher ưu đãi khi đánh giá, giới thiệu quán cho bạn bè…

Điều quan trọng để hình ảnh quán cafe xuất hiện trên nhiều kênh quảng cáo (cả tự nhiên và trả phí) thì chất lượng đồ uống và dịch vụ vẫn là yếu tố quan trọng. Để đảm bảo cách marketing được vận hành hiệu quả và đạt được mục tiêu, quán cafe cần có những định hướng chi tiết, bám sát vào từng mục tiêu cụ thể, chuẩn bị những dự án phòng cho tình huống xấu có thể xảy ra.

3.5. Thực hiện và đánh giá

Trong bước này, bạn sẽ tiếp cận với khách hàng mục tiêu, giới thiệu và mời họ đến quán sử dụng sản phẩm. Kế hoạch marketing có thể chia theo năm, quý, tháng, tuần… càng chia nhỏ thì bạn sẽ càng dễ kiểm soát và điều chỉnh sao cho phù hợp với nguồn lực, điều kiện thực tế.

4. Kế hoạch marketing cho quán cafe

Marketing quán cafe là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của bất kỳ quán cà phê nào. Để tạo dựng một thương hiệu cà phê độc đáo và thu hút khách hàng, bạn cần có một kế hoạch marketing phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn xây dựng và triển khai chiến lược marketing hiệu quả cho quán cà phê của mình:

4.1. Xây dựng thương hiệu cho quán cà phê

  • Định vị thương hiệu: phong cách quán, cà phê cóc (gần gũi, bình dân), cà phê hiện đại (trẻ trung, phong cách), cà phê cao cấp (yên tĩnh, sang trọng), cà phê theo concept đặc biệt (cafe thú cưng, cafe sách,…)
  • Tên và logo: Chọn tên dễ nhớ, có tính liên tưởng (ví dụ: Mộc, Nắng, Gió, The Coffee Corner,..), logo đơn giản, tinh tế phản ánh phong cách của quán
  • Câu chuyện thương hiệu: Xây dựng một câu chuyện hấp dẫn về nguồn gốc và ý nghĩa của quán cà phê
  • Không gian quán: Tạo không gian ấn tượng phù hợp với khách hàng mục tiêu, tối ưu thiết kế để khách dễ chụp ảnh check-in, tạo góc đặc trưng (ví dụ: mẫu thiết kế menu ấn tượng, góc tường đặc trưng,…)

4.2. Nghiên cứu thị trường

  • Khách hàng mục tiêu: xác định nhóm khách hàng mục tiêu (học sinh, sinh viên, dân văn phòng, gia đình, khách du lịch,…), thói quen và mức chi tiêu trung bình của họ
  • Khảo sát địa điểm: gần văn phòng, khu dân cư, hoặc khu vực có đông người qua lại, lựa chọn mặt bằng dễ tiếp cận và có chỗ để xe
  • Đối thủ cạnh tranh: Phân tích các quán cà phê khác trong khu vực: menu, giá cả, phong cách,… tìm cách tạo ra sự khác biệt để thu hút khách hàng

4.3 Kế hoạch marketing online

  • Sự dụng mạng xã hội: Facebook (đăng bài thường xuyên với hình ảnh đồ uống, không gian quán, tạo event như “giảm giá 10% cho khách hàng check-in tại quán”,…), Instagram (đầu tư hình ảnh đồ uống, góc check-in, thiết kế menu, sử dụng hashtag,…), Tiktok (quay video quy trình pha chế, không gian quán, khách hàng vui vẻ,…)
  • Quảng cáo trực tiếp (chạy quảng cáo): chạy quảng cáo Facebook/Instagram nhắm đến nhóm khách hàng mục tiêu (độ tuổi, vị trí gần quán). Tạo google my business để khách hàng dễ tìm kiếm
  • Tương tác khách hàng: Trả lời tin nhắn, bình luận nhanh chóng, tạo mini game trên mạng xã hội

4.4 Kế hoạch marketing offline

  • Chương trình khuyến mãi: giảm giá cho khách lần đầu đến quán, tặng voucher giảm giá cho lần tiếp theo, miễn phí topping, tăng size trong khung giờ vàng,…
  • Sự kiện tại quán: ngày khai trương, ngày lễ tết, trang trí theo chủ đề (tết nguyên đán, giáng sinh,…), tổ chức sự kiện (workshop pha cà phê, nhạc acoustic, vẽ tranh,…)
  • Chăm sóc khách hàng: phát hành thẻ thành viên (giảm giá 5 -10% cho khách hàng quen thuộc), tặng quà sinh nhật (1 cốc cà phê miễn phí), chương trình tích điểm (mua 10 cốc tặng 1 cốc)

4.5 Hợp tác quảng bá

  • Hợp tác với KOLs/ food blogger: mời người nổi tiếng review về quán,…
  • Đối tác địa phương: Hợp tác với trường học, văn phòng gần quán để cung cấp đồ uống với giá ưu đãi, tài trợ đồ uống cho sự kiện cộng đồng nhỏ (ngày hội sách, hội thảo,…)
  • Quảng bá truyền miệng: Tạo ấn tượng tốt về chất lượng đồ uống, thái độ phục vụ, khuyến khích khách hàng giới thiệu bạn bè bằng các chương trình khuyến mãi

4.6 Đo lường và tối ưu

  • Thu thập phản hồi: Sử dụng bảng trực tiếp tại quán hoặc qua mạng xã hội, theo dõi đánh giá trên Google Maps, Facebook,…
  • Đo lường hiệu quả: Theo dõi lượng khách hàng quay lại, kiểm tra hiệu quả qua các chương trình khuyến mãi
  • Cải thiện liên tục: Bổ sung thêm món mới theo xu hướng, điều chỉnh chiến lược marketing dựa trên phản hồi và dữ liệu thực tế

5. Phân tích một số cách marketing hiệu quả của các thương hiệu cafe

Dưới đây là 1 số case study về cách làm marketing cho quán cà phê của các thương hiệu lớn mà bạn có thể tham khảo:

5.1. Chiến lược social media đỉnh cao của Starbucks 

Dưới sự phát triển mạnh mẽ của social media/social marketing, thương hiệu quán cafe hoặc sản phẩm của bạn dễ dàng lan tỏa tầm ảnh hưởng, xây dựng bản sắc riêng đối với khách hàng.

Starbucks là hãng đồ uống đã rất thành công trong việc tận dụng tầm lợi thế mà social marketing đem lại. Những tài khoản xã hội như Facebook, Instargram, Twitter của Starbucks có đến hàng triệu followers.

cách marketing của StarbucksBí quyết marketing của Starbucks:

  • Truyền tải thông điệp marketing trên nhiều nền tảng truyền thông xã hội
  • Chia sẽ mạnh mẽ tất cả các chiến dịch sẽ triển khi trên các nền tảng social media
  • Starbucks luôn biết cách tiếp cận với khách hàng và thỏa mãn nhu cầu của họ
  • Tại những sự kiện mà Starbucks luôn có sự hiện diện của những ngôi sao lớn
  • Hình ảnh mà Starbucks sử dụng luôn rất tinh tế và dễ dàng tạo trend

Nhờ vào những cách marketing quán cafe đó mà Stabucks đã khéo léo tạo dụng thương hiệu, nổi tiếng và được yêu thích trên thế giới.

Xem thêm: Chiến lược marketing của Starbucks

5.2. Dunkin Donuts với chiến lược marketing bằng mùi hương

Để cạnh tranh với những đối thủ mạnh mẽ trên thị trường, Dunkin Donuts đã quyết tâm thu hút khách hàng bằng một chiến dịch đặc biệt khi “tấn công” vào thị trường Hàn Quốc.

Được thiết kế như những bình xịt phòng tại nhà, thiết bị “Flavor Radio” được lập trình để phát ra mùi cà phê Dunkin Donuts mỗi khi nhạc nền của thương hiệu này được phát trong hệ thống loa trên xe bus.

Khi nhạc nền và mùi hương cà phê vừa kết thúc cũng là lúc xe bus dừng lại tại một cửa hàng Dunkin Donuts.

Cách marketing quán cafe nhờ chiến dịch “tấn công khứu giác” của Dunkin Donuts đã đem đến kết quả kinh doanh đáng ngạc nhiên.

cách marketing của Dunkin Donuts

5.3. Chiến lược marketing của The Coffee House

Với triết lý kinh doanh đúng đắn: “Bắt đầu từ khách hàng và làm mọi thứ dựa trên suy nghĩ của khách hàng”, việc thấu hiểu sâu sắc Customer Insight cùng việc vận dụng tốt chiến lược 5P đã giúp The Coffee House ngày càng tiến gần hơn đích đến Top-of-mind về thương hiệu Coffee trong lòng người tiêu dùng.

6. Tạm kết

Để tiếp cận và thu hút được nhiều khách hàng hơn, cần có chiến lược marketing cho quán cafe tổng thể. Linh hoạt điều chỉnh, thay đổi chiến lược nếu nhu cầu, thị trường thay đổi. Trên đây là những cách marketing cho quán cafe, bạn có thể tìm hiểu và áp dụng cho quán của mình. Chúc bạn thành công!

đăng ký nhận tin

Bài viết liên quan
Xem tất cả