Những thủ tục cần có để đăng ký hộ kinh doanh cá thể nhà hàng, quán ăn

Để hiểu và kinh doanh tuân thủ quy định pháp luật, chủ nhà hàng, quán ăn cũng cần cập nhật những thông tin mới nhất về hoạt động đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Trong bài viết dưới đây, MISA CukCuk sẽ giải thích chi tiết cho chủ nhà hàng hàng, quán ăn từ khái niệm, quy định cũng như những thủ tục cần có để thực hiện đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

1. Hộ kinh doanh cá thể là gì? Tại sao cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể?

Điều 79 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về việc đăng ký doanh nghiệp, định nghĩa về hộ kinh doanh cá thể như sau: 

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh”. 

hộ kinh doanh nhà hàng, quán cafe

Những đặc điểm nổi bật của hộ kinh doanh cá thể nói chung gồm: 

  • Hộ kinh doanh cá thể sẽ không có tư cách pháp nhân và không có con dấu riêng.
  • Hộ kinh doanh cá thể có thể chỉ là 1 cá nhân hoặc cả gia đình.
  • Số lượng lao động được phép sử dụng là không quá 10 lao động.
  • Chủ hộ kinh doanh cá thể sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh cá thể của mình.
  • Hộ kinh doanh phải được đăng ký kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận đã đăng ký kinh doanh.

Hộ kinh doanh cá thể là một mô hình được sử dụng khá phổ biến, lợi thế của việc kinh doanh cá thể mang lại vô cùng to lớn. Các hộ kinh doanh có thể thay đổi nhanh chóng về quy mô, chất lượng… nhằm nhanh chóng tiếp cận với khách hàng, thúc đẩy phát triển các sản phẩm mới phù hợp hơn trong tương lai. Đặc điểm của mô hình này giúp chủ kinh doanh có thể tiết kiệm được nhiều nguồn chi tiêu. Ví dụ như việc đi lại, lao động, địa điểm kinh doanh… Ngoài ra, vận hành hộ kinh doanh cá thể có thể giảm số thuế mà bạn phải chi trả để bù đắp các chi phí kinh doanh và phí đầu tư khác.

2. Những đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Những điều kiện về đối tượng đăng ký hộ kinh doanh cá thể được quy định cụ thể tại Điều 67 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 về Đăng ký doanh nghiệp: 

  • Đối tượng được đăng ký là công dân Việt Nam đã đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
  • Các cá nhân hay hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Cá nhân hoặc hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh cá thể duy nhất trong phạm vi toàn quốc, nhưng được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp khác.
  • Cá nhân đã thành lập và tham gia vào góp vốn để thành lập hộ kinh doanh cá thể không được đồng thời là chủ của doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Một trường hợp loại trừ là trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Đối với trường hợp đăng ký hộ kinh doanh cá thể, chủ hộ kinh doanh đồng thời là người quyết định các vấn đề liên quan như: thực hiện đăng ký kinh doanh, quyết định mọi hoạt động kinh doanh, hoặc chấm dứt sự tồn tại của chủ hộ kinh doanh, san tên hộ kinh doanh…

Các cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối, bán hàng rong, kinh doanh lưu động, thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không cần phải đăng ký hộ kinh doanh. 

3. Thủ tục cần có để chủ nhà hàng đăng ký hộ kinh doanh cá thể

3.1. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể cho chủ nhà hàng

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm các giấy tờ:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo mẫu của pháp luật quy định;
  • Bản sao hợp lệ Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của chủ hộ kinh doanh;
  • Bản sao hợp đồng thuê nhà, mượn nhà hoặc sổ đỏ với trường hợp chủ hộ là người đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh;
  • Bản kê khai danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh, các hoạt động liên quan đến địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh…

3.2. Nơi giải quyết đăng ký kinh doanh theo hộ kinh doanh cá thể: 

Các thủ tục được giải quyết tại Phòng Kinh tế của Uỷ ban Nhân dân quận, huyện hoặc có thể đăng ký online tại trang dịch vụ công của Sở kế hoạch và Đầu tư phát triển tỉnh/thành phố. 

3.3. Thời gian cơ quan chức năng tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký

Chủ hộ kinh doanh được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong vòng 3 ngày kể từ thời gian tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo đến người nộp hồ sơ hay chủ hộ kinh doanh lý do từ chối hay yêu cầu sửa đổi và bổ sung hồ sơ nếu có.

Nếu sau 3 ngày tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ, chủ kinh doanh không nhận được Giấy đăng ký kinh doanh hoặc thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, thì người nộp hồ sơ hay chủ kinh doanh có quyền viết đơn tố cáo hay khiếu nại cơ quan đăng ký theo quy định của pháp luật. 

>> Thủ tục đăng ký bản quyền nhãn hiệu cho mô hình F&B <<

4. Những lưu ý cần nhớ khi kinh doanh hộ cá thể

4.1. Về địa điểm đăng ký kinh doanh

Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể là nơi để hộ kinh doanh thực hiện các hoạt động kinh doanh. Chủ hộ kinh doanh phải chọn ra một địa điểm để đăng ký trụ sở kinh doanh và thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, quản lý thị trường đối với các địa điểm kinh doanh còn lại. 

Địa điểm mở E - Coffee

Với các trường hợp có địa điểm kinh doanh là nhà thuê, nhà mượn, cần đến các cơ quan thực hiện việc đăng ký kinh doanh. Các cơ quan như UBND quận huyện để xác minh địa chỉ này đã đăng ký hộ kinh doanh hay đã giải thể hộ kinh doanh cũ hay chưa để yêu cầu UBND giải thể hộ kinh doanh đó. Địa điểm đăng ký kinh doanh tuyệt đối không được là khu dân cư hay là các địa điểm nằm trong khu quy hoạch của nhà nước.

4.2. Số lượng lao động tối đa của một hộ kinh doanh cá thể

Một hộ kinh doanh cá thể sẽ chỉ được phép sử dụng tối đa 9 lao động. Nếu hộ sử dụng quá 9 lao động bắt buộc phải chuyển sang hình thức kinh doanh theo doanh nghiệp. Nếu không chuyển đổi, hộ  kinh doanh đó sẽ bị các cơ quan hành chính xử phạt theo quy định của pháp luật. 

4.3. Những ngành nghề F&B mà hộ kinh doanh cá thể được kinh doanh theo quy định

Hộ kinh doanh phải ghi rõ ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị xác nhận kinh doanh. Các hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật và phải được đảm bảo trong suốt quá trình kinh doanh. Các hộ kinh doanh cá thể kinh doanh dịch vụ F&B là kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng, ăn uống, giải khát…

đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Ta thường hay bắt gặp những hộ kinh doanh cá thể kinh doanh độc lập các nhà hàng, quán Bar, quán nước, quán ăn, pub… với quy mô và số lượng lao động theo quy định. Trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh, cơ quan đăng ký cấp huyện sẽ ra thông báo ngừng kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Đồng thời các cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. 

4. Tạm kết

Việc đăng ký kinh doanh hộ cá thể là vừa là nghĩa vụ lại mang đến cho những chủ nhà hàng kinh doanh nhỏ lẻ sự tiết kiệm chi phí. Chủ nhà hàng hãy đăng ký thủ tục ngay tránh trường hợp bị phạt nặng khi cơ quan chức năng kiểm tra. MISA CukCuk hy vọng với những lưu ý về thủ tục đăng ký, chủ nhà hàng có thể chuẩn bị được hồ sơ tốt nhất để làm thủ tục nhanh chóng.

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Bài viết liên quan
Xem tất cả