Thủ tục đăng ký bản quyền nhãn hiệu cho mô hình F&B

Đăng ký bản quyền nhãn hiệu cho mô hình F&B là để chủ nhà hàng minh chứng cho sự độc quyền sở hữu trí tuệ phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau, giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Hãy cùng MISA CukCuk tìm hiểu rõ hơn về thủ tục đăng ký bản quyền cho nhãn hiệu nhà hàng ở bài viết dưới đây. 

I. Đăng ký bản quyền nhãn hiệu là gì?

Đăng ký bản quyền nhãn hiệu là việc chủ quán làm thủ tục đăng ký bản quyền nhãn hiệu của nhà hàng mình để nộp lên các cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy công nhận nhà hàng bạn là một nhãn hiệu của quốc gia, là minh chứng sở hữu trí tuệ độc quyền của một nhãn hàng độc lập. 

Dưới đây là thông tin về đơn đăng ký nhãn hiệu của Khách hàng N.V.T đã được cấp văn bằng năm 2021 bởi Cục sở hữu trí tuệ.

Đăng ký bản quyền nhãn hiệu

Thông tin chủ đơn: N.V.T

Địa chỉ: Thôn Gáo, xã Hương Gián, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

Số đơn: 4-2019-49361

Mô tả nhãn hiệu:

  • Màu sắc: Màu đỏ
  • Mô tả: Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ bao gồm phần hình và phần chữ trên nền màu trắng

Phần chữ: Là phần chữ “BUMTRO Bún Trộn Nam Bộ” có màu đỏ và được trình bày thành hai hàng. Hàng thứ nhất là chữ “BUMTRO” có cỡ chữ lớn, được viết in hoa, in đậm với kiểu chữ nghệ thuật và không có ý nghĩa. Hàng thứ hai là chữ “Bún Trộn Nam Bộ” có cỡ chữ nhỏ, các chữ cái đầu tiên của các tiếng được viết in hoa, các chữ cái còn lại viết in thường

Phần hình: là hình ảnh một bát bún, phía trên bát bún là một đôi đũa, trên đôi đũa có ba sợi bún. Tất cả phần hình có màu đỏ

Nhãn hiệu đăng kí bảo hộ tổng thể.

Danh mục và phân loại hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu:

Nhóm 43: Dịch vụ cung cấp thức ăn, đồ uống do nhà hàng thực hiện; Dịch vụ nhà hàng ăn uống; Dịch vụ căng tin; Dịch vụ nhà hàng ăn uống tự phục vụ.

 

Để phân biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu, mời bạn đọc thêm bài viết Cách đăng ký nhãn hiệu quán cafe, nhà hàng mới nhất năm 2022

II. Tại sao phải đăng ký bản quyền thương hiệu cho nhà hàng?

Khách hàng sẽ dựa trên các hình vẽ, chữ cái, con số được thể hiện trên nhãn hiệu đã được đăng ký của nhà hàng để phân biệt món ăn, đồ uống này thuộc các chủ sở hữu này so với các chủ hữu khác. Vậy nên việc đăng ký bản quyền cho nhãn hiệu nhà hàng là vô cùng quan trọng và cần thiết cho bất kỳ các chủ nhà hàng kinh doanh nào. 

Khi đăng ký bản quyền cho nhãn hiệu, bạn sẽ được xác định là chủ sở hữu có cơ sở pháp lý thông qua đối với các nhãn hiệu, logo kinh doanh của nhà hàng này so với nhà hàng khác. Ngoài ra, việc đăng ký bản quyền cho nhãn hiệu còn tránh được việc bạn bị đánh cắp, trộm ý tưởng, sao chép sản phẩm dịch vụ của nhà hàng mình.

Việc đăng ký bản quyền sẽ thể hiện được tiếng vang của dịch vụ nhà hàng, cũng như nhãn hiệu của nhà hàng mà bạn tạo lên. Điều này cũng ngăn chặn các đối thủ lấy ý tưởng, nhãn hiệu của bạn đi làm thủ tục đăng ký bản quyền cho nhãn hiệu của họ. 

Đặc biệt, khi đăng ký bản quyền cho nhãn hiệu sẽ góp phần thúc đẩy, hỗ trợ đắc lực trong việc nhượng quyền thương hiệu nhà hàng bạn. Việc đăng ký ấy nhằm mục đích để mở rộng kinh doanh sản phẩm thương hiệu của bạn, thúc đẩy doanh thu nhà hàng ngày càng phát triển vượt bậc. Điều này vô cùng thu hút và lôi cuốn được nhiều khách hàng tiềm năng và rộng mở. 

III. Đối tượng cần phải làm thủ tục đăng ký bản quyền cho nhãn hiệu nhà hàng

Thủ tục đăng ký bản quyền cho nhãn hiệu là xuất phát từ mong muốn của các thương hiệu nhà hàng, nên việc này không ép buộc bất kỳ thương hiệu nào phải làm thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu. Nhưng một khi thương hiệu của bạn thành công đăng ký bản quyền vậy chính thương hiệu bạn đã có sự bảo hộ hoàn toàn thông qua pháp lý, pháp luật của nước nhà.

Vì vậy bất kỳ thương hiệu nhà hàng nào có dịch vụ ăn uống do chính mình sáng tạo lên, bạn hãy đăng ký làm thủ tục nhãn hiệu độc quyền. Điều đó để giúp thương hiệu nhà hàng bạn được pháp luật bảo hộ trong trường hợp khó khăn tranh chấp nhất. 

Ngoài ra, một số ít trường hợp không được phép làm thủ tục đăng ký bản quyền cho nhãn hiệu như:

  • Thứ nhất: Nhãn hiệu mà bạn định đăng ký có phần giống, dễ gây nhầm lẫn đối với các nhãn hiệu nhà hàng đã được đăng ký có mặt trên thị trường khác. Nhãn hiệu nhà hàng của bạn định đăng ký đã được nộp đơn, làm hồ sơ đăng ký bản quyền trước lúc bạn làm.
  • Thứ hai: Nhãn hiệu của bạn sẽ không được đăng ký nếu nhãn hiệu bạn trùng hoặc tương tự như với hình dáng, chữ, kí hiệu của các nhãn hiệu nhà hàng nổi tiếng khác.
  • Thứ ba: Đơn đăng ký của bạn chắc chắn sẽ bị từ chối nếu trùng với các tên riêng của quốc gia, địa phương, doanh nhân hay bất kỳ tổ chức nước ngoài nào. Điều ấy sẽ gây nhầm lẫn và hệ quả xấu khi có chuyện xảy ra với nhãn hiệu nhà hàng của bạn. 
  • Thứ tư: Đơn đăng ký của bạn cũng không được chấp nhận nếu nhãn hiệu thông qua con số, chữ viết, hình vẽ, ký hiệu vi phạm vào chuẩn mực đạo đức và xã hội. 

Thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền cho nhãn hiệu nhà hàng là một việc cần thiết, nên làm và tốt cho nhà hàng của bạn. Nhưng trước khi làm hồ sơ thủ tục đăng ký làm bản quyền nhãn hiệu, chủ nhà hàng cần phải chú ý chuẩn bị hồ sơ thật kỹ, bạn cần tránh mắc lỗi như trên. 

IV. Thủ tục đăng ký bản quyền cho nhãn hiệu lĩnh vực F&B

Thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu cần được thực hiện có trình tự và lần lượt những bước sau đây.

4.1. Lựa chọn mô hình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thuộc tổ chức hoặc cá nhân

Theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định:

  • Tổ chức hoặc cá nhân tự sản xuất kinh doanh và cung cấp các hàng hoá hoặc dịch vụ đều có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
  • Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để các thành viên thuộc tập thể đó sử dụng the quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Như vậy, bất kỳ một doanh nghiệp hay cá nhân nào, thậm chí một mô hình F&B được sở hữu bởi hai doanh nghiệp khác nhau đều có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Đối với hộ kinh doanh cá thể, hoạt động kinh doanh giới hạn nhân sự dưới 10 người là một nhược điểm trong quá trình phát triển chuỗi. Vì thế để mô hình F&B vận hành ổn định trong thời gian dài, MISA CukCuk đưa ra lời khuyên cho các chủ đầu tư nên lựa chọn một trong hai mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần để đăng ký quyền bảo hộ nhãn hiệu.  

4.2. Thiết kế, lựa chọn đăng ký bộ nhận diện của nhà hàng

Bộ nhận diện thương hiệu thường bao gồm:

  • LOGO thương hiệu
  • Bộ hướng dẫn sử dụng thương hiệu
  • Bộ ấn phẩm nhận diện 

Đầu tiên để có được thương hiệu, bạn cần phải thiết kế, đưa ra lựa chọn thật tỉ mỉ và cẩn thận. Thương hiệu được tạo ra cần phải đảm bảo đủ các yếu tố độc lạ, phong cách riêng thể hiện được bộ mặt của thương hiệu nhà hàng mình. Vậy nên bước đầu tiên là điều kiện tiên quyết để có một thương hiệu đẹp cũng như độc lạ, bạn hãy có cho thương hiệu mình một thiết kế riêng, độc đáo.

4.3. Tra cứu đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu trước khi bảo hộ

Chủ nhà hàng sau khi thiết kế và lựa chọn cho mình được nhãn hiệu riêng hãy đi tới bước xem xét độ thành công của việc đăng ký bản quyền thương hiệu của nhà hàng. Đây là một bước kiểm tra vô cùng cần thiết trước khi tạo lập hồ sơ làm thủ tục đăng ký bản quyền.

Bạn cần xác minh được nhãn hiệu này có thực sự không sao chép, những hình vẽ, kí hiệu, hình ảnh, ngôn từ có trong nhãn hiệu là độc, riêng biệt không bị trùng hay tương tư như các nhãn hiệu nhà hàng khác có mặt trên thị trường. Điều này giúp bạn rút ngắn được thời gian và không lãng phí đợi kết quả phê duyệt thành công. 

Truy cập vào IP Viet Nam (wipopublish.ipvietnam.gov.vn) để tra cứu nhãn hiệu:

Tra cứu nhãn hiệu

4.4. Soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền cho nhãn hiệu cho nhà hàng

Chủ nhà hàng khi đã xác minh đầy đủ thông tin cũng như độ tin cậy về khả năng thành công của việc làm thủ tục đăng ký bản quyền, thì bạn bắt đầu soạn thảo hồ sơ. Những điều cần thiết cần chuẩn bị phải có trong một hồ sơ làm thủ tục đăng ký bản quyền cho nhãn hiệu như:

  • Mẫu nhãn hiệu theo quy định cùng 9 giấy tờ mẫu kèm theo.
  • Chuẩn bị các tài liệu chứng minh quyền được đăng ký bản quyền nhãn hiệu như: hợp đồng thỏa thuận, giấy phép đăng ký kinh doanh, thư xác nhận, điều lệ tổ chức, quyết định hoặc giấy phép thành lập thương hiệu nhà hàng bạn).
  • Các tài liệu liệu chứng minh khác như: các giấy tờ chứa các dấu hiệu đặc biệt, tên biểu tượng, cờ huy hiệu, tên thương mại, giải thưởng, huy chương, dấu kiểm tra, dấu bảo hành…của nhà hàng bạn.
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu của cá nhân hoặc tập thể đã được chứng nhận.
  • Giấy tờ chứng minh thương hiệu nhà hàng bạn được hưởng quyền ưu tiên.
  • Doanh mục, phân loại hàng hóa bao hàm sản phẩm thương hiệu bạn định đăng ký. 
  • Ngoài ra, bạn cần có các chứng từ liên quan cũng như chuẩn bị đầy đủ các khoản lệ phí khác 

4.5. Nộp đơn đăng ký làm thủ tục bản quyền thương hiệu cho nhà hàng

Hồ sơ cần chuẩn bị làm thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu nhà hàng đã sẵn sàng, thì chủ nhà hàng cần nộp đơn cho các cơ quan có thẩm quyền được phép duyệt và cấp phép bản quyền thương hiệu cho nhà hàng mình.

Địa chỉ để chủ nhà hàng nộp xác nhận cấp phép bản quyền là tại Cục Bản quyền tác giả có trụ sở ở cả ba miền: Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. Ngoài ra, có thể nộp thông qua hệ thống bưu điện đến một trong ba địa điểm trên hoặc đăng ký trực tuyến.

Thời gian thương hiệu bạn được cấp phép đăng ký bản quyền thương hiệu là trong vòng 15 ngày, kể từ ngày Cục Bản quyền tác giả nhận hồ sơ. Trường hợp nhãn hiệu thương hiện bạn bị từ chối cung cấp bản quyền nhãn hiệu, bạn sẽ nhận được thư trả lời nói rõ lý do không được chấp thuận việc đăng ký bản quyền. 

4.6. Cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho nhà hàng

Trường hợp thương hiệu bạn hoàn toàn hợp lệ từ nhãn hiệu độc quyền cũng như các thủ tục, hồ sơ, giấy tờ liên quan, thì thương hiệu bạn được đồng ý cấp giấy phép chứng nhận đăng ký bản quyền thương hiệu. Điều này sẽ được thông báo và gửi tới thương hiệu của bạn. Từ đó thương hiệu nhà hàng bạn được công nhận và cấp phép.

Lúc này, nhãn hiệu chính là sản phẩm trí tuệ độc quyền riêng của nhà hàng bạn. Khi đó, thương hiệu bạn sẽ được hưởng những quyền lợi mà một thương hiệu có sản phẩm độc quyền nhận được như: độ danh tiếng, tiềm năng buôn bán, sản phẩm độc quyền, tỷ lệ cạnh tranh nâng cao,… 

Trong trường hợp đơn đăng ký thẩm định nhãn hiệu không hợp lệ, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ thực hiện các thủ tục sau đây:

  • Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn, nêu rõ lý do và ấn định thời hạn nộp đơn sửa chữa hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối
  • Thông báo từ chối chấp nhận đơn trong trường hợp người nộp đơn không sửa chữa các vấn đề được nêu ra trong dự định từ chối, đã có sửa chữa nhưng không đạt yêu cầu hoặc không có luận điểm xác đáng trong việc phản đối dự định từ chối

4.7. Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Khi có quyết định cấp văn bằng bảo vệ nhãn hiệu. Chủ mô hình F&B cần nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ. Trong bước cuối cùng, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ ban hành quyết định cấp văn bằng và ghi trận trên Sổ đăng ký Quốc gia về sở hữu công nghiệp.

V. Tạm kết

Việc đăng ký bản quyền nhãn hiệu là hành lang pháp lý tốt nhất để bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu thương hiệu. Hy vọng với những các bước hướng dẫn chi tiết trên sẽ giúp bạn sớm hoàn thiện thủ tục pháp lý, kinh doanh khởi sắc hơn. 

Đừng quên đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích!

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Mở tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn? Những lưu…
03/04/2024
Nhượng quyền xe cafe pha máy là gì? Tất tần…
31/01/2024
Tất tần tật về thương hiệu trà sữa nhượng quyền…
23/01/2024
Hướng dẫn lựa chọn màu sắc phong thủy rước tài…
11/01/2024
Noel bán gì? Ý tưởng kinh doanh kiếm tiền vào…
29/11/2023