Muốn quán cafe đông khách, nhất định phải biết 5 kinh nghiệm đắt giá này! (p2)

Tiếp nối phần 1 cùng CUKCUK những kinh nghiệm mở quán cafe cực kỳ đắt giá

3. Dịch vụ là yếu tố thiết yếu

Sự chuyên nghiệp của một nhà hàng, quán cafe thể hiện ở thái độ và sự chu đáo, hiếu khách của nhân viên. Cách phục vụ chuyên nghiệp ấy sẽ là yếu tố quyết định đến sự hài lòng của khách hàng và sự sẵn sàng quay trở lại nhiều lần. Chính vì thế, để mở một quán cafe thành công thì trước tiên cần có đội ngũ nhận viên tốt. Quản lý nên xây dựng một bản kế hoạch tuyển dụng và đạo tạo nghiệp vụ với chính sách đãi ngộ hợp lý để đội ngũ nhân viên có thể nắm bắt công việc và thỏa mãn với lợi ích mà mình nhận được khi làm việc tại quán của bạn.

4. Lưu ý về chi phí phân bổ

Các chi phí cần lo bao gồm:

  • Thuê mặt bằng
  • Thiết kế không gian quán
  • Mua nội thất, nguyên liệu và dụng cụ pha chế
  • Thuê nhân viên
  • Phí marketing…

4.1 Chi phí cải tạo mặt bằng

Đây là chi phí không thể thiếu khi anh chị mở quán cà phê, để phục vụ đúng khách hàng mục tiêu. Việc thể hiện đúng concept và có ý tưởng xuyên suốt cho quán cũng là các PR thành công và dễ dàng tạo ấn tượng đậm sâu tới khách hàng.

  • Phần cải tạo mặt bằng, anh chị cần lưu ý một số chi phí như sửa chữa, bổ sung và trang trí…
  • Phần chi phí nội thất: một số nội thất cần thiết không thể thiếu như bàn ghế, hệ thống ánh sáng, làm mát
  • Chi phí dụng cụ phục vụ pha chế

Chi phí cho mặt bằng khi mở quán cafe

4.2 Chi phí cho các khóa học 

Để quản lý tốt bất cứ lĩnh vực nào, anh chị cũng có thể không cần hiểu quá chuyên sâu nhưng chắc chắc phải biết. Ví dụ như các khóa học về pha chế, cách quản lý hay cách marketing sao cho hiệu quả thu hút khách hàng…Chính vì vậy, cần nâng cao kiến thức bằng cách đăng ký các khóa học ở các lĩnh vực còn thiếu kỹ năng.

4.3 Chi phí mua phần mềm quản lý

Để tránh những sai sót không đáng có cũng như chuyên nghiệp hơn trong cách phục vụ khách hàng, chủ quán đừng bỏ qua phần mềm quản lý quán cafe CUKCUK.VN. Về mức giá, có 4 gói với mức giá dao động chỉ từ 3.000đ – 10.000đ, tùy thuộc vào quy mô cũng như nhu cầu sử dụng để anh chị có thể lựa chọn gói giá phù hợp.

kinh nghiệm mở quán cafe - Chi phí Marketing

4.4 Chi phí mua đồ dùng dụng cụ

Chi phí mua đồ dùng dụng cụ khá tốn kèm và đắt đỏ đặc biệt là các loại máy pha cafe, có thể lên tới 20 triệu đồng. Chính vì thế, các anh chị chủ quán nên cân nhắc là mua mới hay là mua thanh lý từ các chủ quán đang sang nhược hoặc thanh lý cửa hàng. Ngoài ra còn có các loại máy như máy xay cafe, xay sinh tố, máy làm đá bào, bàn pha chế…

Để phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng mà không phải chờ đợi lâu, anh chị có thể cân nhắc chuyển hình thức pha thù công sang tự động. Nên cắt giảm chi phí không cần thiết để tăng lợi nhuận cho quán. Nói như vậy không có nghĩa là anh chị quá tiết kiệm chi phí. Cuối cùng là việc tính phí cho một cốc cafe phục vụ khách hàng là bao nhiêu? Cần đưa ra chiến lược định giá dựa vào những chi phí phải chịu và cả trải nghiệm mà khách hàng được hưởng khi chọn quán cafe của anh chị. Khách hàng có thể trả nhiều hơn cho một cốc cafe ngon, nhưng họ sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn nữa khi tất cả các dịch vụ kèm theo cốc cafe đều tuyệt vời.

5. Chiến lược marketing cho quán cafe

Anh chị cần tiếp thị cho quán cafe của mình trên các mạng xã hội trước khi quán bắt đầu mở cửa, hãy đưa ra những chương trình giảm giá hoặc quà tặng cho ngày khai trương, truyền bá nó trên mạng xã hội, nhất là những hội nhóm hoặc blog về café để tìm kiếm những khách hàng mới đến với anh chị ngay trong ngày đầu tiên mở bán.

Chiến lược Marketing cho quán cafe

Kinh nghiệm mở quán cafe từ những người đi trước đó là điều không hề dễ dàng, thế nên anh chị cần dành thời gian học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và các chiến lược để đương đầu với những khó khăn sẽ phát sinh trong quá trình kinh doanh. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các anh chị có được sự chuẩn bị  chu đáo nhất cho kế hoạch kinh doanh quán cafe của mình.

Đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Bài viết liên quan
Xem tất cả