Bạn đang quản lý nhân viên bếp của mình như thế nào?

quản lý nhân viên bếp

Trong quá trình quản lý những bộ phận thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng như lễ tân, nhân viên gọi món hay nhân viên phục vụ thường sẽ được nhắc nhở sát sao nhiều hơn, cũng như thường sẽ được chủ quán hoặc quản lý sử dụng những kịch bản chăm sóc khách cụ thể. Tuy nhiên đối với nhân viên bếp, họ không phải tiếp xúc nhiều với thực khách nhưng để có thể giữ chân được thực khách lại là câu chuyện của những người đầu bếp. Nhưng liệu bạn có đang quản lý nhân viên bếp theo hướng đúng đắn?

nhân viên bếp

1. Xác định rõ chuyên môn, nhiệm vụ trong bếp

Việc phân công rõ ràng vai trò trách nhiệm của từng nhân viên trong bếp còn phụ thuộc vào việc họ có những điểm mạnh, điểm yếu gì thêm vào đó là chuyên môn của riêng từng người.

Bởi chỉ khi phân công rõ nhiệm vụ của từng thành viên, công việc được chuyên môn hóa tối đa, chất lượng công việc được đẩy lên cao hơn, hiệu quả hơn. Món ăn được chế biến bởi những đầu bếp chuyên sâu cũng nhờ đó mà ngon hơn, hấp dẫn hơn.

nhân viên bếp

Bếp trưởng hoặc quản lý ca ghi thành bảng phân công công việc rõ cụ thể từng đầu mục với những bếp đa năng, nhân viên cùng lúc có thể có kỹ năng làm nhiều vị trí để sắp xếp quy trình cho hợp lý.

Điều này cũng khiến quản lý nắm bắt tình hình công việc dễ dàng hơn khi bám sát được tiến độ làm việc và năng suất của từng thành viên trong khu vực bếp.

2. Thường xuyên lắng nghe, trao đổi và mở những buổi đào tạo nhân viên

Việc cải tiến hương vị món ăn để thơm ngon hơn là điều mà các căn bếp của nhà hàng phải thường xuyên thực hiện.

Đơn cử như xu hướng sử dụng kèm phô mai trong những món ăn thường ngày, nếu nhà hàng của bạn có thể kết hợp chúng để làm mới những món ăn của mình vậy tại sao bạn không thử?

Hay như việc thêm các nguyên liệu 100% tự nhiên để tạo được độ thơm ngon, hương vị độc đáo cho sản phẩm, chúng ta cần chế biến như thế nào để đảm bảo giữ trọn vẹn hương vị đó?

Cách quản lý nhà hàng

Đừng quên hoạt động đào tạo với nhân viên bếp của mình. Hơn ai hết, họ cần những buổi hướng dẫn kỹ năng, tập huấn để nâng cao khả năng chuyên môn cũng như được đánh giá, nhận xét trình độ của mình thường xuyên.

Bên cạnh việc đào tạo, hãy cố gắng tìm hiểu họ đang gặp vướng mắc ở khâu nào, vấn đề gì, tháo gỡ những vấn đề đó ra sao?

Nếu vấn đề về chuyên môn, tạo điều kiện cho nhân viên thực hành nhanh chóng nhiều hơn, để nâng cao tay nghề, đối với vấn đề liên quan đến môi trường làm việc, bạn giải quyết những khúc mắc không đáng có để nhân viên thoải mái hơn, nỗ lực hơn trong công việc

3. Chế độ, chính sách rõ ràng, minh bạch

Có những hình thức thưởng phạt phân minh, rõ ràng. Nhân viên bếp được quyền bày tỏ quan điểm về chính chế độ đãi ngộ của mình.

Không chỉ riêng nhân viên phục vụ, thu ngân được thưởng khi bán được nhiều đơn, giá trị đơn cao hơn mà đối với các nhân viên bếp, họ cũng cần được ghi nhận năng suất của mình, bạn có thể đặt ra các tiêu chí về tốc độ, chất lượng thông qua chính những phiếu khảo sát, đánh giá của khách hàng sử dụng món ăn.

Vừa là thước đo công tâm về trình độ, vừa để khách cảm nhận được nhà hàng của bạn hoàn toàn quan tâm đến chính trải nghiệm của họ khi dùng bữa.

PHẦN MỀM QUẢN LÝ NHÀ HÀNG ĐẶC SẢN, HẢI SẢN, ẨM THỰC NƯỚC NGOÀI,…

phần mềm quản lý nhà hàng khách sạn

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Bài viết liên quan
Xem tất cả