Các chỉ số đánh giá một chiến dịch Marketing F&B thành công

Làm thế nào để xác định được một chiến dịch Marketing F&B hay chương trình ưu đãi đưa ra có hiệu quả hay không? Chúng ta cần phải hiểu các thuật ngữ và tiêu chí đánh giá xây dựng một chiến dịch Marketing F&B.

Từ đó xác định rằng chương trình ưu đãi này, nằm trong chiến dịch Marketing nào, hiệu quả mong muốn thu về là gì và làm cách nào để đo đếm hiệu quả thu về từ các chương trình và chiến dịch đó.

1. Các thuật ngữ cở bản trong chiến dịch Marketing F&B

Hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu các thuật ngữ cơ bản:

a. Chiến dịch Marketing F&B

Là các hành động có tổ chức, được lên kế hoạch kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu Marketing đề ra (thường là doanh số hoặc truyền thông thương hiệu).

b. Mục đích Marketing

là mục đích đề ra khi triển khai một chiến dịch Marketing. Ví dụ: tăng số lượng khách hàng mới, tăng doanh số, tăng tần suất khách hàng quay trở lại v.v..

c. Mục tiêu Marketing

Các mục tiêu được đưa ra để hoàn thành mục đích Marketing ban đầu.

Ví dụ: mục đích Marketing là tăng số lượng khách hàng mới thì mục tiêu phục vụ cho mục đích đó là tăng 20% số lượng khách hàng mới đến nhà hàng trong các tháng 3,4,5.

Để nói một cách dễ hiểu hơn, mục đích Marketing đề ra thường khá chung chung, trong khi mục tiêu Marketing là các phương pháp cụ thể có thể đo đếm, được đề ra để hoàn thành mục đích đó.

d. Thông điệp

Thông điệp được gửi từ người bán đến người mua để tác động vào người mua nhằm đạt được mục tiêu Marketing đề ra.

>> Tham khảo: Các hoạt động marketing hiệu quả, áp dụng được luôn cho nhà hàng 

2. Phân loại mục tiêu của chiến dịch marketing F&B và bộ tiêu chí đánh giá

Với mỗi một mục đích Marketing đề ra, sẽ có những chiến dịch Marketing, mục tiêu Marketing và thông điệp phù hợp với từng mục đích Marketing đó.

Có những loại mục tiêu Marketing khác nhau, đặc biệt được sử dụng nhiều trong ngành F&B như sau:

a. Ra mắt thương hiệu: 

Ví dụ như một doanh nghiệp F&B chuẩn bị cho ra mắt thương hiệu Sữa chua trân châu, họ sẽ chạy
  • Các chiến dịch Opening Soon, chuẩn bị mở cửa 5 cửa hàng sữa chua trân châu.
  • Mục tiêu: đánh động thị trường trước khi sản phẩm được chính thức mở bán.
Chỉ số quan tâm: cần tập trung vào độ phủ thương hiệu
  • Quảng cáo đã tiếp cận được bao nhiêu người trên các kênh Facebook, Instagram
  • Đo đạc bằng số lượng follow, số like, lượt tiếp cận và chi phí/ lượt tiếp cận)

b. Ra mắt chi nhánh nhà hàng

Bao gồm các bước chuẩn bị nhằm khai trương chi nhánh đầu tiên hoặc các chi nhánh tiếp theo.

Mục tiêu: Hoạt động ra mắt chi nhánh này thường diễn ra trong khu vực, để khách hàng biết rằng thương hiệu này chuẩn bị mở một chi nhánh tại địa chỉ A (trong khu vực mình sinh sống và làm việc)

Chỉ số cần quan tâm: cần tập trung vào độ phủ thương hiệu

  • Chiến dịch có quy mô địa phương (bán kính 3 – 5km quanh chi nhánh)
  • Đánh giá hiệu quả thông qua số lượng người tiếp cận trong bán kính 3-5 km
  • số lượt quảng cáo hiển thị trên một người, số lượng tờ rơi được phát hành quanh khu vực.

c. Chiến dịch gia tăng doanh số

Mục tiêu: tăng hiệu quả doanh số nhờ đầu tư vào Marketing.

Hoạt động Marketing này có thể diễn ra trong bất kỳ thời điểm nào trong quá trình kinh doanh.

Chỉ số cần quan tâm: cần tập trung vào doanh số thu về

  • Dạng quảng cáo phổ biến nhất nhưng cũng khó đánh giá hiệu quả nhất. Nhà hàng thường sử dụng các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng đến sử dụng dịch vụ. Dạng chiến dịch này cần có cách thức đo đếm hiệu quả:
  • Số lượng voucher phát ra và thu về, doanh số thu về từ chương trình ưu đãi, số lượng voucher phát ra và thu về trên từng kênh, doanh số thu về trên từng kênh từ chương trình ưu đãi (kênh Facebook, kênh đối tác, phát trực tiếp tại cửa hàng).
  • Anh chị cũng cần lưu ý xây dựng các quy trình để có thể đo đếm hiệu quả thu về (kẹp ghim voucher cùng với hoá đơn đối với voucher dạng in, ghi lại mã số voucher vào bill đối với voucher được phát ra qua các kênh online.

d. Chiến dịch thu thập khách hàng hội viên

Mục tiêu:
  • Gia tăng số lượng khách hàng đăng ký hội viên từ nguồn khách hàng quen hoặc khách hàng vãng lai.

Chỉ số cần quan tâm: cần tập trung vào số lượng khách hàng đăng ký trở thành hội viên.

  • Các bạn có thể chạy các dạng quảng cáo thu hút khách hàng để lại thông tin để đăng ký hội viên hoặc đào tạo nhân viên thuyết phục khách hàng để lại thông tin.
  • Nhà hàng cũng cần phải đo đếm hiệu quả qua từng kênh để có biện pháp cải thiện trong trường hợp một trong các kênh không đạt được mục tiêu kỳ vọng.

e. Chiến dịch mở bán kênh mới

Mục tiêu:
  • Gia tăng số lượng khách hàng mua hàng trên các kênh mới như GrabFood, take-away.

Chỉ số cần quan tâm: cần tập trung vào doanh số thu về từ các kênh mới mở bán.
  • Đối với một số ứng dụng như GrabFood, Now, Baemin số lượng người mua càng nhiều nhà hàng càng được hiển thị thông tin món ăn tới với nhiều người.
  • Khi mở bán một kênh mới, nhà hàng có thể kêu gọi khách hàng quen ủng hộ trong thời gian đầu để tạo đà tăng trưởng doanh thu từ các kênh bán mới.

f. Chiến dịch ra mắt món mới 

Mục tiêu:
  • Đánh giá khẩu vị của món món trên một số lượng khách hàng nhất định

Chỉ số cần quan tâm: tập trung vào số lượng khách hàng sử dụng món mới, doanh thu thu về từ món mới và phản hồi của khách hàng từ món mới.

  • Nhà hàng có thể triển khai đa kênh và áp dụng các chương trình ưu đãi nhưng cần đặc biệt quan tâm tới chỉ số phản hồi từ khách hàng
  • Ví dụ: số lượng món mới bán ra, số lượng phản hồi thu về, tỉ lệ khách hàng để lại phản hồi khi trải nghiệm món mới…

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Top 5 thiết bị quản lý quán cafe nhất định…
07/03/2024
Top 5 phần mềm quản lý quán ăn tốt nhất…
20/03/2024
Review chi tiết TOP 5 phần mềm quản lý quán…
04/03/2024
Three O’clock: Review đồ uống, không gian chuỗi cafe “không…
27/02/2024
Nguyễn Sơn Bakery: review menu của thương hiệu bánh 20…
23/02/2024