Top những thương hiệu trà sữa nhượng quyền thành công

nhượng quyền thương hiệu trà sữa

Ngoài kinh doanh nhượng quyền cafe, nhượng quyền thương hiệu trà sữa cũng là một mô hình được rất nhiều anh chị chủ quán lựa chọn. Đây là một hướng đi an toàn với những người trẻ khởi nghiệp hay những người đang tập tành buôn bán. Vậy hình thức này mang lợi nhuận ra sao và chi phí để nhượng quyền trà sữa là bao nhiêu, hãy cùng MISA CukCuk tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này nhé.

I. Nhượng quyền thương hiệu trà sữa là gì? 

Đây là hình thức những doanh nghiệp trà sữa có tiếng trên thị trường cho phép người khác kinh doanh sản phẩm dưới tên thương hiệu của mình và thu phí theo hàng năm. Đơn vị trà sữa nhượng quyền sẽ cho phép đối tác sử dụng tên thương hiệu, đào tạo bài bản về quy trình pha chế, chiến lược marketing giúp cửa hàng tăng doanh thu và quản lý, trang trí quán theo mô hình có sẵn. Việc nhượng quyền thương hiệu trà sữa có sẵn sẽ giúp anh chị tốn ít công sức nhưng vẫn thu được lợi nhuận lớn.

kinh doanh nhượng quyền trà sữa là gì

II. Những ưu thế và hạn chế khi kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trà sữa

2.1. Ưu thế 

  • Tiết kiệm chi phí, anh chị chỉ cần đầu tư một số vốn nhỏ hơn nhiều so với việc tạo dựng nên một thương hiệu lớn ngang bằng
  • Giảm thiểu được rủi ro trong kinh doanh, phù hợp với những người chưa có kinh nghiệm
  • Có sẵn các công thức pha chế, hình thức trang trí quán cũng được setup sẵn sàng.
  • Được đào tạo các kỹ năng quản lý một cách hiệu quả
  • Được thương hiệu hỗ trợ marketing
  • Thu được lợi nhuận và hoàn vòng vốn trong thời gian ngắn
  • Có sẵn lượng khách hàng trung thành với thương hiệu

2.2. Hạn chế

Đối với việc kinh doanh nhượng quyền trà sữa, anh chị phải chấp nhận những việc như:

  • Không có thương hiệu cá nhân riêng
  • Không được tự do sáng chế menu, công thức sáng tạo riêng của mình
  • Chịu sự quản lý của công ty tổng, không được tự quyết các hoạt động của cửa hàng
  • Bị ảnh hưởng xấu từ các chi nhánh khác
  • Luôn phải trả một mức phí lợi nhuận theo từng tháng, từng năm
  • Cạnh tranh với nhiều đối thủ khác và trong cùng hệ thống

III. Quy trình nhượng quyền thương hiệu trà sữa 

Để trở thành đại lý các thương hiệu trà sữa có nhiều quy định khác nhau, thường thì những điều này sẽ phụ thuộc tuỳ vào thương hiệu nhượng quyền.

  • Đầu tiên, anh chị cần tìm hiểu và lựa chọn đơn vị nhượng quyền mà mình mong muốn hợp tác, tham khảo điều khoản và điều kiện từ các trang web, sau đó liên hệ và đưa ra những thoả thuận và tiến đến ký kết hợp đồng.
  • Bước thứ 2 là tìm mặt bằng, tuỳ vào bên nhượng quyền sẽ có yêu cầu về diện tích, mặt tiền khác nhau. Tiếp đó thương hiệu sẽ hỗ trợ thiết kế, trang trí quán sao cho phù hợp với hệ thống.
  • Cuối cùng, công ty sẽ cử nhân viên đến đào tạo về cách pha chế, cách phục vụ và giám sát việc buôn bán trong thời gian đầu. Quảng cáo, marketing cửa hàng cũng được bên nhượng quyền thương hiệu giúp sức.

quy trình nhượng quyền trà sữa

IV. Top 10 thương hiệu nhượng quyền trà sữa nổi tiếng hiện nay

4.1. Nhượng quyền trà sữa Koi Thé

KOI là một thương hiệu trà sữa nổi tiếng đến từ Đài Loan và đã xuất hiện trên 10 quốc gia và lãnh thổ. Trong vài năm gần đây, thương hiệu Koi đã phát triển mạnh mẽ tới mức nhiều tiệm trà sữa khác cũng ăn theo tên như COI, KOL…

Tuy nhiên, giá trung bình 1 ly ở KOI khá là cao so với mặt bằng chung, từ 50.000 – 80.000đ/ly. Hiện nay, mức chi phí để nhượng quyền được thương hiệu Koi thé là rất cao, có thể vượt qua tầm kiểm soát của anh chị. Thực tế, thương hiệu trà sữa KOI vẫn chưa có chính sách nhượng quyền nào cụ thể.

Nhượng quyền trà sữa Koi Thé

4.2. Nhượng quyền trà sữa Tocotoco

Tocotoco chỉ mới ra mắt vào những năm gần đây nhưng đã nhanh chóng trở thành một “chiến mã” trên thị trường trà sữa với gần 200 cửa hàng trên khắp cả nước. Đây cũng là một trong số những thương hiệu nhượng quyền trà sữa được nhiều người lựa chọn khi kinh doanh.

Chi phí để nhượng quyền Tocotoco rơi vào tầm 160 – 300 triệu/3 năm tuỳ từng khu vực từ Bắc Trung Nam. Tổng chi phí để nhượng quyền trà sữa này là khoảng 500-800 triệu đồng và sẽ có mức phí lợi nhuận hàng năm tuỳ theo cửa hàng.

Nhượng quyền trà sữa Tocotoco

4.3. Nhượng quyền trà sữa Phúc Long

Phúc Long ra đời vào năm 1968 và đến năm 2000 thì công ty Phúc Long mới được thành lập. Đến hiện nay, trà Phúc Long đã có hơn 54 cửa hàng phân bố từ Bắc Vào Nam.

Hiện nay, thương hiệu này vẫn chưa có chính sách nhượng quyền cho đối tác, theo như tìm hiểu, Phúc Long đang có những bước đi chậm, thăm dò thị trường từ từ triển khai nên chỉ đang tìm hiểu về việc nhượng quyền thương hiệu. Một giả thuyết cho rằng phí nhượng quyền Phúc Long sẽ rơi vào tầm 4-5 tỷ đồng cho sau này.

Nhượng quyền trà sữa Phúc Long

4.4. Nhượng quyền trà sữa GongCha 

Với hơn 1100 cửa hàng xuất hiện ở 18 quốc gia và chưa có dấu hiệu ngừng lại cho thấy được GongCha được rất nhiều tình cảm từ tín đồ trà sữa. Và đến năm 2014, Gongcha đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam và không ngừng tìm kiếm đối tác để mở rộng thêm thương hiệu của mình.

Tổng chi phí để nhượng quyền trà sữa GongCha rơi vào tầm 3-5 tỷ, trong đó phí thương hiệu là tầm 1 tỷ và các mức tiền liên quan. Thời gian khi bắt đầu ký kết hợp đồng cho đến lúc khai trương trung bình từ 4-8 tháng.

Nhượng quyền trà sữa Phúc Long

4.5. Nhượng quyền trà sữa House of Cha

Đây là thương hiệu trà sữa nổi tiếng tại Đài và có nhiều chuỗi cửa hàng có doanh thu cao trên toàn quốc. Menu đồ uống ngon, đa dạng, mức giá trung bình khiến trà sữa House of Cha được nhiều khách hàng lựa chọn.

Tổng chi phí để nhượng quyền thương hiệu này rơi vào tầm 400 triệu đồng và theo ước tính, để thu hồi vốn thì tầm 3-6 tháng. Trong đó, phí quản lý và phí doanh thu hàng tháng/năm sẽ được tính theo khu vực và cửa hàng.

Nhượng quyền trà sữa House of Cha

4.6. Nhượng quyền trà sữa Bobapop 

Vào năm 2003, cửa hàng trà sữa đầu tiên của Bobapop được khai trương với mô hình take away. Với 6 năm hoạt động, Bobapop đã bỏ túi cho mình hơn 150 chi nhánh ở khắp tỉnh thành. Với thức uống đa dạng và giá cả phải chăng, thương hiệu trà sữa này đã thu về cho mình rất nhiều tín đồ trung thành.

Hiện nay, việc nhượng quyền trà sữa “hình con chó” này đã dừng hoạt động để tập trung cho những đối tác trước đó và tập trung hoạt động cho công ty. Tuy nhiên, Bobapop chỉ đang dừng hoạt động nhượng quyền với 2 thành phố lớn là Sài Gòn và Hà Nội, nếu anh chị đang ở tỉnh thành khác đang tìm kiếm kinh doanh trà sữa nhượng quyền có thể cân nhắc đến cái tên Bobapop.

Nhượng quyền trà sữa Bobapop 

4.7. Nhượng quyền trà sữa The Alley

Những ai là tín đồ trà sữa hẳn sẽ không thể nào bỏ qua được cái tên “The Alley” đã từng gây bão với món sữa tươi trân châu đường đen thu hút giới trẻ khắp nước. Tính đến hiện nay, The Alley đã có hơn 50 quán trà sữa nhượng quyền được mở, và thời gian thu hồi vốn chỉ từ 3-6 tháng.

Để nhượng quyền trà sữa thương hiệu con hươu, bạn chỉ cần tìm một mặt bằng thuận lợi, gần trung tâm, khu dân cư, văn phòng, có chỗ đậu xe với diện tích từ 50-150m2. Giá để nhượng quyền trà sữa này rơi vào tầm 600 triệu đến 1.2 tỷ đồng.

Nhượng quyền trà sữa The Alley

4.8. Nhượng quyền trà sữa Te Amo 

Nổi danh với giá 19k và hình ảnh tươi trẻ, nhiều loại đồ uống hấp dẫn, Te Amo (trong tiếng Pháp là tôi yêu bạn) đã trở thành một thương hiệu trà sữa được ưa chuộng khá nhiều bởi các bạn trẻ. Hiện, trà sữa Te Amo đang đẩy mạnh việc nhượng quyền trà sữa với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Để sở hữu được một cửa hàng Te Amo chỉ với số tiền 369 triệu, bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ các vấn đề như mặt bằng, trang thiết bị, đào tạo nhân sự, marketing, truyền thông hoàn toàn miễn phí. Đây là một mức giá khá rẻ so với mặt bằng chung các thương hiệu trà sữa nhượng quyền.

Nhượng quyền trà sữa Te Amo 

4.9. Nhượng quyền trà sữa Miu Tea 

Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” so với các anh chị trà sữa tiếng tăm khác, nhưng với hàng loạt đồ uống “hot hit” với mức giá ổn định, Miutea đã nhanh chóng chinh phục hàng ngàn tín đồ trà sữa với hơn 90 cửa hàng trải dài từ Bắc vào Nam. Với tham vọng đẩy mạnh thương hiệu khắp cả nước, Miutea đang từng bước đẩy mạnh nhượng quyền thương hiệu của mình.

Với mức chi phí tầm 300 triệu, anh chị đã có thể sở hữu ngay một cửa hàng nhượng quyền trà sữa Miutea cho riêng mình. Với cam kết hoàn vốn trung bình từ 5-6 tháng và tạo ra 10%-15% lợi nhuận. Nếu anh chị nào còn đang cân nhắc lựa chọn kinh doanh trà sữa nhượng quyền, Miutea là một cái tên không thể nào bỏ qua.

Nhượng quyền trà sữa Miu Tea

4.10.Nhượng quyền trà sữa DingTea 

Dingtea là một thương hiệu trà sữa lớn nhất tại Đài Loan và tạo ra được một cơn sốt ở hầu hết các nước Châu Á. Với hơn 350 cửa hàng tại Trung Quốc và 650 cửa hàng ở các nước Đông Nam Á, Dingtea là một lựa chọn hoàn hảo khi bạn đang tìm kiếm một trà sữa thương hiệu nổi tiếng.

Giá để nhượng quyền thương hiệu trà sữa Dingtea là khoảng 1 tỷ – 1.6 tỷ với phí nhượng quyền và các khoản phí liên quan. Với một ngân sách khá lớn để kinh doanh trà sữa Dingtea, anh chị cần phải cân nhắc rõ ràng khi lựa chọn thương hiệu này.

Nhượng quyền trà sữa DingTea

V. Tạm kết 

Qua bài viết trên, MISA Cukcuk đã giúp anh chị chủ quán tìm hiểu một vài thông tin liên quan về nhượng quyền thương hiệu trà sữa cũng như chi phí và mô hình kinh doanh. Chúc các chủ quán có thể tìm cho mình một quán trà sữa nhượng quyền phù hợp với ngân sách, nhân sự của mình và kinh doanh được nhiều thuận lợi, nhiều tài lộc.

Có thể bạn quan tâm:
>> Tuyệt đối đừng nhượng quyền trà sữa khi chưa nắm kỹ 5 điều sau
>> Mất 1 – 2 tỷ cho nhượng quyền trà sữa, đầu tư thế nào là đủ?
>> Phần mềm quản lý quán trà sữa: Không chỉ dùng được, mà phải dùng tốt

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Three O’clock: Review đồ uống, không gian chuỗi cafe “không…
27/02/2024
Nguyễn Sơn Bakery: review menu của thương hiệu bánh 20…
23/02/2024
Beard Papa’s: review menu, không gian và địa chỉ các…
21/02/2024
An Café: Review menu, không gian cũng như địa chỉ…
20/02/2024
Là Việt Coffee – Review menu, best seller và không…
19/02/2024