Full Service là gì? Những lưu ý quan trọng khi kinh doanh loại hình phục vụ tại bàn

Nhà hàng Full Service

Full Service có lẽ là một hình thức phục vụ phổ biến tại nhiều nhà hàng, quán ăn sang trọng. Khách hàng sẽ được phục vụ từ A-Z trong suốt quá trình dùng bữa, trái ngược hoàn toàn với Self Service. Cùng tìm hiểu chi tiết đặc điểm của loại hình phục vụ này và phân tích một số Full Service Restaurant nổi tiếng tại Việt Nam qua bài viết sau. 

I. Full Service là gì? Đặc điểm của loại hình phục vụ tại bàn?

Full Service (hay còn được gọi là Table Service) trong thuật ngữ kinh doanh có nghĩa là cách phục vụ trọn gói. Đặc điểm của loại hình này chính là việc khách hàng được nhân viên phục vụ đến tận bàn để đưa menu và order món ăn. Sau đó, khi khách đã order xong thì lúc có đồ sẽ có nhân viên mang đồ đến tận bàn phục vụ khách. Khách chỉ cần thưởng thức, tận hưởng dùng bữa và sau đó thanh toán hóa đơn tại bàn hay các quầy thu ngân. Nhiều nhà hàng khách cũng không cần khách phải ra quầy thanh toán, mà khách chỉ cần ngồi tại bàn sẽ có nhân viên phục vụ việc thanh toán. 

Thực đơn trong mô hình này cũng có nhiều sự lựa chọn, nhà hàng sẽ dựa theo thời gian gọi món (sáng, trưa, chiều) hay chi phí của bữa ăn. Từ đó giới thiệu những món khai vị, món chính, món ăn kèm, tráng miệng, thức uống,… phù hợp với nhu cầu mong muốn của khách hàng.

   Menu nhà hàng phục vụ tại bàn

Tại một số nhà hàng phục vụ tại bàn, nhân viên sẽ luôn ở cạnh và có trách nhiệm phải phục vụ, chăm sóc khách hàng trong suốt thời gian họ tận hưởng bữa tiệc của mình. Dịch vụ Full Service đang được các chủ nhà hàng áp dụng rộng rãi và mấu chốt của việc kinh doanh mô hình này chính là sự trải nghiệm, sự hài lòng của khách dành cho nhà hàng. 

II. Một số phương pháp phục vụ tại bàn phổ biến nhất

Mô hình Full Service được phân loại thành 6 loại hình chính:

2.1. Fine Dining

Nhà hàng Fine Dinning Full Service Fine Dining là một bữa ăn sang trọng bật nhất, nó bao gồm rất nhiều tiêu chuẩn về thái độ phục vụ, trang trí, không gian, chất lượng món ăn,… giúp khách hàng có thể cảm nhận trọn vẹn một bữa tiệc sang trọng bằng cả năm giác quan.

Chi phí của mô hình này có giá trị được đo bằng những trải nghiệm, mà nhà hàng mang lại cho thực khách. Điều đó đồng nghĩa với việc giá cả sẽ cao hơn so với mặt bằng chung.

Loại hình này được các nhà hàng cao cấp đẩy mạnh phát triển và đang được dự báo sẽ trở thành một xu hướng trong tương lai. Một số nhà hàng tại TP.Hồ Chí Minh được đánh giá cao về Fine Dining như: NOIR.Dining in the Dark Saigon, Truffle Restaurant,… 

2.2. Casual Dining

Casual Dining là hình thức kinh doanh F&B dễ tiếp cận hơn đối với khách hàng có nhu cầu thấp hơn so với Fine Dining. Các nhà hàng Casual Dining luôn cố gắng duy trì chất lượng phục vụ ở mức tốt nhất, phù hợp với phân khúc của nhà hàng mình. 

Phần lớn hình thức này là những chuỗi nhà hàng với mức giá phải chăng trong một không gian giản dị. Khác với Fine Dining, Casual Dining có thêm lựa chọn như Take away hoặc có thể giao hàng đến tận nhà khách hàng.

2.3. Buffet

Mô hình Buffet giờ đây không còn là xa lạ đối với khách hàng Việt Nam đáp ứng được nhu cầu thị trường và thị hiếu của người dân. Hình thức này phổ biến nhất là các cửa hàng Buffet thịt nướng, hải sản nướng, lẩu, Sushi,… với nguyên liệu phong phú. 

Các chủ nhà hàng thường đẩy mạnh việc quảng bá bằng cách tạo ra nhiều hình thức kinh doanh độc đáo như: Buffet truyền thống, Buffet theo combo, Buffet theo giờ,… Những hình thức đó cùng với những ưu đãi lớn nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.

Ở Việt Nam, Buffet là một trong những hình thức phục vụ thành công nhất trong những năm vừa qua. Đặc biệt, các chuỗi nhà hàng Buffet lẩu, nướng,… phải kể đến như Haidiao, Dooki,… đã tạo nên một sức hút vô cùng to lớn, thu về một nguồn lợi nhuận khổng lồ cho chủ chuỗi nhà hàng. 

Nhà hàng Haidilao phục vụ Full Serivce

2.4. Ethnic Cuisine

Ethnic Cuisine còn được biết đến như loại hình Service quảng bá văn hóa với phong cách mang đậm dấu ấn của một quốc gia, dân tộc, vùng miền.

Cụ thể, thực khách sẽ được trải nghiệm ẩm thục gắn liền với một nhóm người và tất nhiên là sự phụ vụ cũng như bày trí sẽ đi theo chủ đề mà chủ nhà hàng muốn hướng tới. Ví dụ như nhà hàng các món ăn đặc sản Việt Nam, nhà hàng Trung Hoa, nhà hàng Nhật Bản, nhà hàng thịt nướng theo phong cách Hàn Quốc, nhà hàng ẩm thực Thái Lan,…

2.5. Bistro

Bistro là loại hình kinh doanh F&B sáng tạo và mới mẻ so với phần đông thực khách Việt. Những trải nghiệm ăn – uống hấp dẫn sẽ mang lại những trải nghiệm hấp dẫn cho khách hàng.

Nhà hàng Bistro là sự kết hợp giữa nhiều mô hình, bao gồm ăn uống, cà phê, quán bar với không gian ấm cúng, thân mật mang phong cách phương Tây. Khách hàng có thể ghé qua để thưởng thức một ly cà phê, một ly bia mát lạnh hay có thể ăn uống tại Bistro với menu viết trên bảng đên gồm các món ăn đơn giản và dễ phục vụ.

2.6. Vegan Cuisine

Việc chú trọng khẩu phần cũng như nguyên liệu chế biến ngày càng được quan tâm rộng rãi, điều đó là xu hướng Eat clean, ăn thuần chay hiện nay đang được ưa chuộng. Nhiều nhà hàng kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường xuất hiện, nó làm tăng thêm sự phong phú cho thực đơn món ăn. 

Việc chú trọng khẩu phần ăn, nguyên liệu chế biến tốt cho sức khỏe ngày càng được quan tâm. Trong đó xu hướng Eat Clean với Vegan Food được nhiều người ưa chuộng. Nhiều nhà hàng kinh doanh món ăn từ các nguyên vật liệu lành tính (không thịt, cá, trứng, sữa, phô mai, mật ong…)

III. Những lưu ý quan trọng khi kinh doanh hình thức phục vụ trọn gói Full Service

3.1. Nhân viên phục vụ luôn niềm nở chào đón khách hàng

Phục vụ không chỉ bê thức ăn, dọn dẹp sau khi dùng bữa mà phải mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất kể từ khi họ đặt chân đến nhà hàng của bạn. Người phục vụ tốt là người nắm rõ quy trình phục vụ khách hàng, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách.

Thời điểm khách bước vào chính là lúc nhân viên bắt đầu công việc. Kiểm tra lại chỗ ngồi, chỗ đặt trước, sau đó mời khách ngồi vào bàn và tuyệt đối không lãng quên bất cứ một vị khách nào.

3.2. Đừng để khách hàng phải chờ đợi để được phục vụ

Để khách hàng chờ đợi món ăn, đồ uống quá lâu sẽ bị mất điểm chuyên nghiệp từ khách hàng. Nhân viên cần sẵn sàng chăm sóc khách hàng và giảm thiểu tối đa thời gian đợi chờ của khách. Điều đó nhằm duy trì trạng thái thoải mái cho thực khách.

Chẳng hạn, trong lúc khách chờ bàn trống, bạn có thể tận dụng thời gian để giới thiệu trước về menu, quảng bá món ăn mới hay các thông tin khuyến mãi gần đây của nhà hàng,…

3.3. Để thực khách có thời gian thoải mái trong việc chọn món

Đối với khách hàng mới đến nhà hàng, nhân viên nên tư vấn qua những món best seller hoặc những combo hấp dẫn để khách hàng tham khảo. Sau đó, để khách hàng có thêm thời gian để xem lại và gọi món. Mỗi nhóm khách hàng sẽ có khoảng thời gian xem và chọn món khác nhau. Do đó nên tinh tế quan để phục vụ kịp thời, đồng thời không nên giục khách hàng tạo cảm giác không thoải mái cho khách hàng.

Đối với khách quen của nhà hàng, thời gian xem và chọn món của họ sẽ nhanh hơn. Hoặc đơn giản, họ sẽ yêu cầu bạn phục vụ những món tương tự như những lần trước họ đã tới. Do đó, bạn cần nhớ chính xác thói quen, sở thích của những khách hàng này để phụ vụ chuyên nghiệp hơn.

3.4. Sẵn sàng phục vụ trong quá trình dùng bữa

Nhân viên phục vụ cần cố gắng quan sát để nhận ra và đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng. Trong suốt bữa ăn, thức uống là một trong những điều quan trọng, nó thể hiện sự tinh tế của nhà hàng. Phục vụ nên mời nước và châm nước cho thực khách nhưng không được quá đầy ly. 

Tùy thuộc vào việc kinh doanh loại hình Full Service nào, mà nhân viên cần đáp ứng theo các quy định của loại hình đó. Nhân viên phục vụ cần chú ý quan sát khách hàng có cần dùng thêm món hay chuẩn bị thanh toán và liên hệ với bộ phận thu ngân để in hóa đơn để đưa cho khách hàng.

Trong quá trình này, bạn có thể mời khách đánh giá mức độ hài lòng về bữa ăn, thái độ phục vụ,… để tiếp nhận và khắc phục những vấn đề chưa hài lòng. Sau đó, bạn nên gửi đến thực khách một lời cảm ơn vì đã lựa chọn dịch vụ của nhà hàng, chào tạm biệt và hẹn gặp lại. Điều cuối cùng là dọn dẹp sạch sẽ, setup lại không gian để đón chào lượt khách tiếp theo. 

IV. Tạm kết

Kinh doanh mô hình Full Service Restaurant đòi hỏi sự đầu tư về công cụ dụng cụ, trang bị và nhân viên phục vụ. Đội ngũ nhân viên cần có những kỹ năng phục vụ nhất định, được đào tạo bài bản để đáp ứng được những yêu cầu cao từ những khách hàng khó tính nhất.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về hình thức kinh doanh Full Service. Đừng quên đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích!

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Chuyển động F&B – Tổng quan thị trường ngành dịch…
18/01/2024
Hướng dẫn cúng ông Công ông Táo 2024 đầy đủ…
12/01/2024
50 + lời chúc Tết người làm kinh doanh nhân…
12/01/2024
Ngày đẹp giờ tốt để mở hàng, khai trương đầu…
12/01/2024
Đón đầu và gia tăng doanh thu với những xu…
28/12/2023