Thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống, đóng thuế ra sao?

Kinh doanh nhà hàng ăn uống là một trong những lĩnh vực kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, có rất nhiều cơ sở kinh doanh nhà hàng đang vi phạm luật pháp mà không hề hay biết. Vì thế, cần phải trang bị kiến thức pháp lý liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình. Chuẩn bị và chấp hành pháp luật tốt cũng đồng nghĩa với việc giảm thiểu được rủi ro kinh doan, từ đó, nâng cao uy tín cho cơ sở kinh doanh của mình. Vậy thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống ra sao, trong bài viết dưới đây, MISA CukCuk xin cung cấp để anh chị nắm rõ.

Khi kinh doanh nhà hàng, trước hết bạn phải lựa chọn loại hình hoạt động cho cơ sở kinh doanh của mình. Có 2 loại chính: hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể. Sau đó, chủ kinh doanh phải tiến hành xin một số giấy tờ pháp lý, bao gồm:

1. Thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống bắt buộc cần giấy đăng ký kinh doanh 

Hồ sơ đăng kí mở quán ăn cần

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
  • Bản sao (có công chứng) CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của các cá nhân tham gia vào hộ kinh doanh
  • Biên bản họp về việc thành lập hộ kinh doanh (bản sao có công chứng)

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ như trên, bạn đến UBND quận, huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh để nộp và đóng phí. Thông tư số 176/2012/TT-BTC quy định biểu mức thu phí đăng ký hộ kinh doanh là 100.000 đồng/lần.

Sau 3 ngày làm việc, UBND sẽ gửi giấy biên nhận và giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến cho bạn. Trường hợp hồ sơ bạn nộp không hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ ở UBND sẽ gửi đến bạn thông báo bằng văn bản để kịp thời chỉnh sửa và bổ sung.

Giấy phép đăng ký kinh doanh

2. Giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm trong kinh doanh nhà hàng

Đối với các cơ sở không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh, bạn phải thực hiện cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm tại Ủy ban nhân dân Quận, huyện ngay trên địa bàn mà cơ sở đó hoạt động. Hồ sơ xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm căn cứ theo Quyết định 14/2014/QĐ-UBND bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở).
  • Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Sau khi chuẩn bị xong, bạn nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền. Trong vòng 15 ngày làm việc sẽ có đại diện cơ quan có thẩm quyền đến kiểm tra thực tế nhà hàng, quán ăn của bạn. Nếu đạt đủ điều kiện, nhà hàng sẽ được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Trường hợp có điểm nào chưa đạt yêu cầu ATTP, họ sẽ phản hồi bằng văn bản.

3. Xin giấy phép bán lẻ rượu nếu như có kinh doanh rượu.

Thành phần hồ sơ, bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ, đại lý bán lẻ rượu.
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận mã số thuế.
  • Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng bán lẻ/hợp đồng đại lý bán lẻ với ít nhất một nhà cung cấp rượu.
  • Hồ sơ về địa điểm kinh doanh.
  • Tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);
  • Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh rượu. Để bảo đảm khu vực kinh doanh luôn thoáng, mát và tránh được mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm rượu;
  • Các tài liệu liên quan đến an toàn về phòng cháy chữa cháy, về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

4. Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường nếu diện tích nhà hàng, quán ăn > 200m2

  • Hồ sơ cần thiết: Bản kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Cơ quan cấp: Phòng tài nguyên và môi trường – UBND cấp huyện.

Khi đã đáp ứng đủ các yêu cầu pháp lý, nên chấp hành một cách nghiêm chỉnh các bản cam kết và văn bản pháp lý của nhà nước ban hành. Chỉ khi chấp hành nghiêm chỉnh thì việc kinh doanh của bạn mới có thể thuận lợi. Đồng thời tạo uy tín cho nhà hàng, quán ăn của mình.

5. Những loại thuế phải nộp khi kinh doanh nhà hàng, quán ăn

Theo Thông tư 92/2015/TT-BTC và Nghị định 139/2016/NĐ-CP các loại thuế mà cơ sở kinh doanh phải nộp bao gồm:
  • Thuế môn bài theo năm: dựa trên thu nhập một tháng. Mức thuế này thấp nhất là 300.000Đ.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): bằng Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN (làm rõ ở phần b)
  • Thuế Giá trị gia tăng (GTGT): bằng Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT (làm rõ ở phần b)
Nếu quán của bạn có doanh thu dưới 100 triệu/năm, bạn chỉ phải nộp thuế môn bài theo từng năm. Còn với doanh thu trên 100 triệu, bạn cần phải nộp đầy đủ cả 3 loại thuế trên. Mức tỷ lệ thuế cụ thể bạn có thể tham khảo tại cơ quan có thẩm quyền khi ĐKKD.

a. Phí môn bài của các hộ kinh doanh

Doanh thu/năm Phí môn bài
> 500 triệu 1.000.000 đồng/năm
300 – 500 triệu 500.000 đồng/năm
100 – 300 triệu 300.000 đồng/năm

b. Thuế GTGT và thuế TNDN

Trích Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC, tỷ lệ thuế tính trên doanh thu của các lĩnh vực như sau
  • Lĩnh vực Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.
  • Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%

Vậy, đối với nhà hàng, quán ăn tỷ lệ thuế GTGT là 3%tỷ lệ thuế TNCN là 1,5%

c. Ví dụ

Doanh thu 1 ngày của bạn là 400.000đ, 1 năm tiệm sẽ có 146.000.000 triệu. Vậy các khoản phí phải đóng là

  • Phí môn bài: 300.000đ
  • Thuế TNDN (đóng theo tháng): 400.000 x 30 x3% = 360.000đ
  • Thuế GTGT (đóng theo tháng): 400.000x 30 x1,5% = 180.000đ

6. Thủ tục đăng ký kinh doanh nhà hàng

  • Bước 1: Gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký cấp huyện nơi đặt địa điểm với các thông tin cơ bản của mình & nộp lệ phí đăng ký
  • Bước 2: Chờ đợi cơ quan đăng ký xét duyệt
  • Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc sửa đổi, bổ sung các thông tin cần thiết nếu được yêu cầu trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp.

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Chuyển động F&B – Tổng quan thị trường ngành dịch…
18/01/2024
Hướng dẫn cúng ông Công ông Táo 2024 đầy đủ…
12/01/2024
50 + lời chúc Tết người làm kinh doanh nhân…
12/01/2024
Ngày đẹp giờ tốt để mở hàng, khai trương đầu…
12/01/2024
Đón đầu và gia tăng doanh thu với những xu…
28/12/2023