Kinh doanh đồ huống Healthy, tốt cho sức khỏe là một mô hình cực kỳ tiềm năng trong vài năm trở lại đây. Những loại thức uống có lợi cho sức khỏe này nhận được nhiều sự hưởng ứng và lan tỏa của đông đảo khách hàng. Vậy thị trường đồ uống Healthy đang phát triển ra sao? Chủ quán làm thế nào để kinh doanh đồ uống tốt cho sức khỏe thành công? Hãy cùng Cukcuk theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Tiềm năng phát triển của việc kinh doanh đồ uống Healthy
Thị trường đồ uống healthy đang chứng kiến một sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững trong những năm trở lại đây. Xu hướng này không chỉ đơn thuần là một cơn sốt nhất thời mà còn phản ánh một sự thay đổi sâu sắc trong hành vi tiêu dùng của mọi người.
1.1. Xu hướng sống “Healthy”
Việc kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh cùng rèn luyện, tập thể dục, cải thiện chất lượng cuộc sống mỗi ngày đã và đang là một xu hướng sống được mọi người yêu thích, lựa chọn. Thậm chí, có thể đó không chỉ là xu hướng, mà còn là nền tảng cho những lối sống giá trị, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Vì xuất phát từ chính giá trị lợi ích bền vững của con người nên việc duy trì và phát triển xu hướng này có thể xem như những hoạt động đầu tư đường dài. Người Việt đang dần quan tâm hơn đến chất lượng thực phẩm, chất lượng dịch vụ và chất lượng cuộc sống của họ. Thậm chí, yếu tố giá cả giờ đây không còn nắm giữ vai trò then chốt, ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của thực khách.
Họ sẵn sàng chi trả chi phí cao hơn cho những đồ uống tốt cho sức khỏe hơn. Bởi vậy, tiềm năng của hoạt động kinh doanh đồ uống Healthy, tốt cho sức khỏe là rất lớn.
1.2. Thực đơn đa dạng, ngon, hợp vị lại còn giàu dinh dưỡng
Quan niệm trước kia các thực phẩm giàu dinh dưỡng thường khó uống, nhưng điều đó không còn đúng với hiện tại khi người tiêu dùng bắt đầu chú trọng đến sự nguyên chất, xu hướng ăn sạch, uống sạch, ép các loại rau củ, hoa quả tươi mọng.
Hương vị của chúng cũng được điều chỉnh hợp khẩu vị nhiều người hơn, đồng thời cũng được nhiều khách hàng lựa chọn hơn. Điều này thực sự thành công và nở rộ vào thời điểm dịch Covid diễn ra, khoảng thời gian giãn cách xã hội khi mọi người tập trung ưu tiên hàng đầu về sức khỏe.
Đó cũng là lúc giá trị của những món đồ uống dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe được tìm đến, phát triển.
1.3. Thị trường đồ uống Healthy còn rất lớn
Theo thống kê, năm 2024, thị trường đồ uống Việt Nam tăng trưởng 10,92% so với năm 2023 và đạt hơn 720.000 tỉ đồng. Với các loại:
- Đồ uống không cồn chiếm: 61% tổng doanh thu
- Đồ uống nóng chiếm: 25% tổng doanh thu
- Đồ uống có cồn chiếm: 14%
Mặc dù đã có nhiều sự phát triển nhưng thị trường đồ uống tốt cho sức khỏe vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác.
2. Những bí quyết kinh doanh đồ uống healthy thành công
Thị trường đồ uống có lợi cho sức khỏe ngày càng sôi động và mở ra nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Tuy nhiên, để thành công với lĩnh vực này, bạn cũng cần phải trang bị cho mình những kinh nghiệm và kiến thức cần thiết
2.1. Lựa chọn đồ uống phù hợp
a. Nước Detox
Nước Detox là một loại thức uống được ngâm hoặc pha chế từ nước lọc kết hợp với rau củ, trái cây hoặc các loại thảo mộc. Công dụng chính của loại nước này là thanh lọc, giải độc cơ thể, loại bỏ mỡ thừa trong cơ thể và duy trì sức sống cho làn da và vóc dáng.
Các loại nước detox để kinh doanh phổ biến:
- Nước detox rau xanh (cải xoăn, cần tây, rau bina,…): Giàu chất xơ, vitamin K, giúp tăng cường sức khỏe xương
- Nước detox trái cây đỏ (việt quất, mâm xôi, dâu tây): Cung cấp nhiều vitamin C, tốt cho tim mạch
- Nước detox dứa và gừng: Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm
- Nước detox dưa chuột, bạc hà và chanh: Giúp giảm cân, thanh lọc cơ thể
- …..
b. Đồ uống không đường
Đồ uống không đường chính là một trong những loại đồ uống healthy mà nhiều người đang áp dụng.
Đồ uống này có xu hướng giảm đường, giảm béo được áp dụng nhiều hơn trong việc sản xuất. Bạn có thể thấy điều ấy cụ thể nhất trong việc sản xuất nước ngọt đóng chai. Tiêu biểu là Coca Cola khi đã tiến sản xuất loại không đường giảm calo cho khách hàng, từ đó mà đồ uống “Không đường-Không calo” dần dần đánh gục thói quen mua nước ngọt bình thường của khách hàng.
Tâm lý sợ đường và những bệnh lý do đường gây ra phát triển mạnh cũng ảnh hưởng luôn tới thói quen mua hàng của người tiêu dùng.
c. Sữa dinh dưỡng
Hiện nay, rất nhiều loại sữa tươi được bày bán phổ biến tại những cửa hàng tạp hóa, siêu thị hay cửa hàng tiện lợi. Tuy nhiên, những loại sữa này không được các chuyên gia khuyến khích sử dụng để bồi dưỡng cơ thể.
Các loại sữa dinh dưỡng được làm từ những nguyên liệu phổ biến như đậu nành, yến mạch, hạnh nhân, óc chó… chính là những loại sữa nên ưu tiên. Đồ uống này chứa nhiều hàm lượng vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tự mua nguyên liệu để làm mà không cần phải mua chúng ở tiệm tạp hóa hay đại lý.
d. Sinh tố, nước ép
Sinh tố, nước ép là một loại đồ uống không thể thiếu trong nhóm đồ uống healthy. Những loại đồ uống này cung cấp một lượng vitamin, khoáng chất và xơ… dồi dào cho cơ thể của bạn.
Thêm vào đó với giá trị dinh dưỡng cao, lượng calo không đáng kể nên chúng là sự lựa chọn hàng đầu dành cho những cô nàng mong muốn sở hữu làn da tươi trẻ cũng như vóc dáng thon gọn.
2.2. Đảm bảo chất lượng dịch vụ đi kèm
Bên cạnh việc mang đến những loại đồ uống ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng, các quán nước Healthy cần phải đáp ứng các nhu cầu khác của khách hàng khác nhau. Điều đó được đáp ứng thì mới có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh trên đấu trường kinh doanh.
a. Cung cấp thông tin về đồ uống
Vì khách hàng là những người quan tâm đến sức khỏe và vóc dáng nên chủ quán hãy cung cấp nhiều nhất có thể thông tin dinh dưỡng với mỗi đồ uống.
Thông tin đó sẽ bao gồm định lượng hoặc khẩu phần uống. Nhờ đó mà khách hàng có thể điều chỉnh chính xác lượng calo trong thức uống của họ.
b. Đưa ra các combo theo tuần
Việc bán combo nước theo tuần hay theo tháng cũng là một ý kiến không tồi nhằm nâng cao lợi nhuận.
Chủ quán hãy khuyến khích khách hàng đặt phần nước có combo để đạt được mục tiêu hiệu quả nhất như: combo giảm cân, combo làm da đẹp, hay combo giải khát ít calo…
Đổi lại, giá đồ uống theo combo sẽ rẻ hơn đôi chút so với suất lẻ nhưng sẽ khiến khách hàng cảm thấy vui vẻ. Một phương án khác để “dụ dỗ” khách hàng đặt combo là tặng những món quà như ít calo, đồ ăn kiêng… Vì đồ uống Healthy thường có giá khá cao so với mặt bằng chung, nên bạn cần đầu tư chăm chút vào bao bì đựng sản phẩm.
Không khách hàng nào muốn bỏ ra 40.000 đến 50.000 đồng để nhận được một ly nước ép được đổ trong một chiếc ly ọp ẹp cả. Chủ quán hãy sắp xếp đồ uống đẹp mắt, gọn gàng trong bao đựng sạch sẽ. Những chi tiết này sẽ giúp thương hiệu ghi điểm cộng lớn trong mắt khách hàng và họ sẽ ủng hộ trong những lần sau.
2.3. Tìm hiểu công thức pha chế đồ uống Healthy “đặc biệt nhất”
Đây là công việc vô cùng quan trọng để có được thức uống thu hút khách hàng. Khi chủ quán đã lựa chọn được các loại thức uống dinh dưỡng định kinh doanh, chủ quán cần tìm hiểu về công thức hoàn hảo nhất để “tạo ra” nó. Chủ quán nên tìm hiểu các công thức này qua internet hoặc qua các khóa học pha chế chuyên nghiệp từ những bartender đẳng cấp.
Điều này giúp đồ uống đảm bảo chất lượng và rút ngắn thời gian pha chế. Chủ quán cần thuê từ 1 – 2 nhân viên pha chế và tìm những người đã có kinh nghiệm làm pha chế để giúp quá trình kinh doanh bền vững hơn.
Chủ quán cũng nên chú trọng đa dạng thức uống trong menu để mang lại nhiều loại đồ uống hơn. Điều này sẽ giúp giữ chân khách hàng của bạn lâu hơn. Khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn và có nhiều mục đích đến quán bạn để thử nhiều loại khác nhau hơn.
Chủ quán có thể tham khảo việc cùng một loại đồ uống sẽ có các hương vị khác nhau, để khách hàng không bị nhàm chán về sản phẩm như: sinh tố (bao gồm bơ, đu đủ, mãng cầu…), detox (bao gồm các loại trái cây, các loại hạt, kết hợp…), nước ép (bao gồm dứa, ổi, đào, táo…)
2.5. Liên kết với các đối tác giao hàng
Hệ sinh thái ẩm thực của các đơn vị giao hàng là một trong những cách dễ dàng nhất để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
Đặc biệt là với nhóm thức uống dinh dưỡng tốt cho sức khỏe thì đối tượng khách hàng thường là nữ, nhân viên văn phòng và có nhu cầu gọi đồ uống cùng nhau vào giờ giải lao buổi chiều.
Trong thời gian đầu, nếu bạn chưa có đủ nguồn lực ở mở cửa hàng thì bạn hoàn toàn có thể cân nhắc việc kinh doanh online trước để khách hàng biết đến và sử dụng.
Thông qua việc sử dụng các ứng dụng công nghệ để tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu mà quán của bạn đang hướng tới. Thậm chí, khách hàng có thể quay trở lại mua hàng nhiều lần, nếu cảm thấy dịch vụ và chất lượng đồ uống làm hài lòng họ tốt.
>> Để nhận được tài liệu quản trị nhà hàng, quán cafe, vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY
3. Kế hoạch kinh doanh đồ uống Healthy
Dưới đây là kế hoạch kinh doanh đồ uống Healthy mà quý bạn đọc có thể tham khảo:
3.1 Nghiên cứu thị trường
- Khách hàng mục tiêu: Nhóm tuổi 18 – 35 (ưu tiên sức khỏe)
- Khách hàng quan tâm tới lối sống lành mạnh (dân văn phòng, gymer, người ăn kiêng,…)
- Phân khúc thu nhập: trung bình và cao
- Đối thủ cạnh tranh: các quán địa phương, cửa hàng nhỏ và các thương hiệu lớn (phúc long, the coffee house,…)
- Xu hướng sản phẩm: Đồ uống detox, nước ép trái cây, sinh tố rau xanh, ngũ cốc, sữa hạt, nước ép không đường, trà thảo mộc,….
3.2 Lập kế hoạch kinh doanh
- Xác định mô hình kinh doanh: cửa hàng offline hoặc online (Grab, Shopeefood, Website, mạng xã hội,…)
- Lựa chọn địa điểm: gần khu dân cư, văn phòng, phòng gym, nơi có giao thông thuận tiện,…
- Đa dạng menu: nước ép, sinh tố, detox, smoothie, trà thảo mộc,…
- Đảm bảo nguồn nguyên liệu: tươi, sạch, hữu cơ
- Định giá sản phẩm
- Xây dựng combo tiết kiệm, chương trình khuyến mãi,…
3.3 Chiến lược marketing
- Xây dựng thương hiệu: logo, slogan, câu chuyện thương hiệu,…
- Sử dụng các kênh truyền thông: mạng xã hội, quảng cáo, kết hợp với KOLs,…
- Chương trình khuyến mãi: giảm giá, tặng voucher, tổ chức workshop,…
3.4 Quản lý và vận hành
- Quản lý nguyên liệu: đảm bảo chất lượng và nguồn gốc sản phẩm
- Đào tạo nhân viên: kiến thức về đồ uống healthy, kỹ năng pha chế,…
- Quản lý tài chính: ngân sách cho vận hành, marketing,….
3.5 Đánh giá và phát triển
- Lắng nghe ý kiến khách hàng
- Đổi mới sản phẩm
- Tích hợp công nghệ (app đặt hàng, thanh toán trực tuyến, phần mềm bán hàng quán giải khát,…)
- Mở rộng quy mô: Nhượng quyền thương hiệu, phát triển chi nhánh hoặc thương hiệu mới
4. Những khó khăn khi kinh doanh đồ uống Healthy
Mặc dù thị trường kinh doanh đồ uống tốt cho sức khỏe rất tiềm năng, nhưng việc kinh doanh loại hình sản phẩm này cũng gặp không ít khó khăn như:
4.1 Thị trường cạnh tranh
- Thị trường cạnh tranh: Các cửa hàng, thương hiệu kinh doanh đồ uống tốt cho sức khỏe “mọc lên như nấm”, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt
- Khách hàng khó tính: Phân khúc khách hàng của các sản phẩm healthy thường có yêu cầu cao về chất lượng, hương vị và giá cả
4.2 Bảo quản và vận chuyển
- Yêu cầu khắt khe: Đồ uống healthy thường cần bảo quản ở nhiệt độ thấp, yêu cầu cao về vệ sinh
- Chi phí vận chuyển: Chi phí vận chuyển cho các sản phẩm tươi sống, dễ hỏng sẽ cao hơn
4.3. Nhận thức của khách hàng
Ghim sâu trong định vị của người tiêu dùng khi có nhu cầu tìm kiếm một chỗ để giải khát, họ sẽ thường tìm đến ngay trà sữa, cafe. Vậy sẽ ra sao nếu câu hỏi đó là “mình đi uống sữa đậu, nước ép đi” thay vì việc “mình đi uống cafe, trà sữa đi”
Điều này hoàn toàn có thể bởi lẽ một khi sự tiếp cận về những sản phẩm dinh dưỡng, chất lượng được mở rộng, cũng là lúc lợi thế của nhóm sản phẩm này ghi điểm nhiều hơn trong mắt người tiêu dùng.
Trong tương lai không xa, nếu các chủ quán biết tập trung vào không gian, mặt bằng, lợi thế không nhỏ của những hàng quán hiện giờ, thì việc cạnh tranh với cafe và trà sữa chỉ còn là chuyện sớm muộn.
4.4 Tính mùa vụ
- Giá nguyên liệu biến động: Giá cả của các loại trái cây, rau củ theo mùa có thể thay đổi và gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm
- Chất lượng nguyên liệu không ổn định: Chất lượng trái cây thay đổi theo mùa, có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cuối cùng
>> Dự báo xu hướng kinh doanh F&B: đã đến lúc chúng ta cần chuyển đổi số <<
5. Tạm kết
Một sự thật là thị trường Việt Nam chưa bao giờ hết tiềm năng đối với ngành F&B, đầu tư vào ngành này, chấp nhận lỗ, chấp nhận rủi ro nhưng cũng có nhiều nhánh, nhiều ngách để khai thác. Sự chọn lựa khôn ngoan là biết nắm bắt xu hướng, biết mình là ai và định vị thương hiệu của mình như thế nào, hướng tới sức khỏe, đi từ phía người tiêu dùng và sản phẩm chất lượng. Kinh doanh đồ uống healthy, tốt cho sức khỏe cũng là một trong những ngách kinh doanh tiềm năng như vậy. Chúc bạn kinh doanh thành công!