Ngành F&B: tư duy đã làm, làm phải lớn của những người dẫn đầu

Để không bị xếp vào danh sách những thương hiệu mờ nhạt trên thị trường ngành F&B, điều khác biệt rõ rệt nhất trong tư duy của những người dẫn đầu chính là “đã làm, làm phải lớn”. Khi có tới 80% các hộ kinh doanh nhỏ lẻ mở quán với suy nghĩ kinh doanh cầm chừng. Bởi vậy cũng không mấy ngạc nhiên khi chỉ tỉ lệ nhà hàng, quán ăn trụ lại được sau 3 năm chỉ còn khoảnh 40%. Nếu muốn dẫn đầu, bạn cần nhiều hơn ngoài nguồn vốn sẵn có. Làm lớn ở đây là suy nghĩ lớn trong trải nghiệm của người dùng, trong quá trình khơi gợi nhu cầu nhiều hơn điều họ mong chờ.

kinh doanh f&B

Minh chứng từ những cái tên đình đám

Chính suy nghĩ khác biệt, mới giúp mở ra cả một thị trường mới cũng như câu chuyện của cha đẻ ngành ô tô Henry Ford vào thời điểm người dân cần một con ngựa có thể chạy nhanh hơn và đó cũng là khi ý tưởng về những chiếc ô tô đầu tiên ra đời. Hay như với ngành công nghệ thông tin, sự ra được của smartphone xuất phát từ suy nghĩ thay thế những tác vụ thủ công trên bàn phím, con người hoàn toàn có thể tương tác mọi hoạt động trực tiếp trên màn hình của Apple.

Sự hài lòng được đo bằng việc chúng ta trao cho khách hàng nhiều hơn mức họ kỳ vọng. Đó là với thế giới, còn với Việt Nam, đặc biệt là trong ngành F&B, câu chuyện thành công từ những bàn tay trắng, mang cafe Việt vươn tầm thế giới, hoặc tốc độ phát triển ngỡ ngàng của các thương hiệu đơn chuỗi, định vị mình không còn là một thương hiệu kinh doanh lợi nhuận đơn thuần mà đóng góp cả cho phúc lợi xã hội.

ngành F&B

1. Golden Gate

Vào thời điểm Golden Gate ra nhập thị trường với chuỗi nhà hàng nướng lẩu của mình với cuộc hồi sinh nhờ thương hiệu Gogi và khai thác tiếp tiềm năng của Kichi Kichi và Vuvuzela… Khi đó, người ta vẫn hay thắc mắc, tại sao Golden Gate lựa chọn cho ra đời tận 7 thương hiệu cùng thời điểm 2013 để ra mắt. Khi khách hàng thời điểm đó đang dần chán các loại thức ăn nhanh trên thị trường.

Định hướng kinh doanh này của hãng như thu gọn toàn bộ những cảm xúc của những thực khách đói. Đó là điều mà không phải ông lớn nào cũng làm được. Họ nhận định thà để các thương hiệu trong cùng tập đoàn cạnh tranh với nhau còn hơn nhìn thấy khách hàng sử dụng tại các thương hiệu đối thủ.

kichi kichi

Với từng phân khúc khách hàng, họ chuẩn bị một nhãn hiệu riêng

  • Giới trẻ: như lẩu băng chuyền Kichi Kichi, Cowboy Jack’s, Vuvuzela, Citybeer… trọn vẹn cảm xúc của khách hàng từ kinh doanh lẩu nướng đến pizza hoặc các sở thích nhậu…
  • Đối tượng trung, thượng lưu: lẩu nấm Ashima
  • Đối tượng ưa thích ẩm thực Nhật Bản: iSushi, Icook, Daruma
  • Đối tượng ưu thích ẩm thực Hàn Quốc: Gogi House, Sumo BBQ

Bởi vậy không lấy làm ngạc nhiên nhờ vào sự chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng này mà thói quen tiêu dùng của khách hàng dần chuyển dịch sang xu hướng ăn uống thưởng thức ngon, và quan tâm đến giá trị dinh dưỡng nhiều hơn, Golden Gate dễ dàng chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu thị trường ngành F&B.

2. The Coffee House

a. Xuất phát từ hai bàn tay trắng

Không có kinh nghiệm kỳ cựu như Trung Nguyên Cafe, cũng không có được nguồn đầu tư nhượng quyền bài bản như Highlands Coffee, điều mà vị CEO trẻ tuổi của The Coffee House làm được là mang lại cho khách hàng những giá trị đích thực họ mong muốn, một không gian thoải mái nhất, với những thức uống ngon và mới mức giá vừa lòng nhất. Đó là điều mà không phải hãng cafe nào cũng làm được, một nét văn hóa rất khác biệt của The Coffee House.

>> Để nhận được tài liệu quản trị nhà hàng, quán cafe, vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY

không gian the coffee house

Câu trả lời cho những đơn vị mong muốn nhượng quyền luôn là không. Họ hiểu rằng khi vận hành bộ máy riêng của họ, mọi quyết định thay đổi đều có thể diễn ra một cách nhanh chóng thay vì việc thông qua các đối tác, và biết đâu được mai này khi đối tác nhượng quyền không thể tạo giá trị trải nghiệm cho khách hàng theo quy chuẩn từ đầu.

b. Khách hàng là số 1

Việc đo ni đóng giày cho từng chiếc bàn, cái ghế trong cửa hàng làm sao để thuận tiện cho trải nghiệm của người dùng được trọn vẹn nhất. Thậm chí ngay cả khi thiết kế và thi công cửa hàng hoàn thiện, nhưng không đáp ứng đúng mong đợi, đội ngũ vẫn sẵn sàng xây lại toàn bộ, thậm chí chi phí cho mỗi lần gỡ bỏ hàng trăm triệu, nhưng đã không đúng thì phải điều chỉnh cho đúng từ đầu.

Bởi vậy mà khách hàng ghé thăm The Coffee House luôn cảm nhận được việc dù đến với bất kỳ cơ sở nào chất lượng dịch vụ và không gian đều trọn vẹn như nhau. Họ ghi điểm không hẳn vì mặt bằng đẹp thức uống ngon mà ghi điểm bằng việc chấp nhận thay đổi, cải tiến bằng cả vật chất, công sức để mô hình hoàn thiện hơn và sau cùng là khiến khách hàng cảm thấy hài lòng hơn. Thị trường ngành F&B thực sự cần những thương hiệu như vậy

Nhận tin mới

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Chuyển động F&B – Tổng quan thị trường ngành dịch…
18/01/2024
Đón đầu và gia tăng doanh thu với những xu…
28/12/2023
Đọc vị chiến lược marketing của Haidilao “Vua lẩu xứ…
27/12/2023
Phân tích chiến lược marketing của Lotteria – người “anh…
03/01/2024
Chiến lược marketing của Circle K – thành công từ…
02/01/2024