Kinh nghiệm mở quán chè kiếm tiền triệu mỗi ngày

Có thể nói chè là một trong những món ăn “quốc dân” chưa khi nào “hết thời”. Đối tượng không ngoại trừ ai từ người lớn tuổi, trung niên đến con nít. Vào ngày hè, chè là đồ uống giải nhiệt rất tốt với mức giá vừa phải. Bởi thế mà đây cũng là đồ uống có thể mang đến nguồn thu nhập cao. Mở một quán chè không cần quá nhiều vốn nhưng để có một quán chè đủ hấp dẫn thu hút khách thì cần liên tục update xu hướng. Trong bài viết này MISA CukCuk sẽ tổng hợp kinh nghiệm mở quán chè từ A – Z kiếm tiền triệu/ngày, mời các bạn cùng theo dõi!

mở quán chè cần chuẩn bị gì

I. Mở quán chè cần chuẩn bị những gì?

1.1. Xác định quán sẽ bán những loại chè nào? 

Chè là thức ăn vặt không thể thiếu trong đời sống, đặc biệt vào những ngày hè nóng bức. Dưới đây là list các món chè ngon được yêu thích nhất, bạn có thể tham khảo để xây dựng menu cho quán của mình:

  • Chè đậu đen
  • Chè đậu xanh
  • Chè thập cẩm
  • Chè đậu đỏ nước cốt dừa
  • Chè ngô
  • Chè khoai
  • Chè bưởi
  • Chè sen long nhãn
  • Chè thái
  • Chè sương sa hạt lựu
  • Chè khoai môn

Ngoài các món chè, quá của bạn có thể kết hợp bán các đồ ăn vặt như khoai tây/khoai lang chiên, nem chua rán, xúc xích, hạt hướng dương… Bạn có thể xây dưng menu ít mon nhưng ngon hấp dẫn hoặc có thể đa dạng món chè để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

1.2. Tìm mặt bằng mở quán chè

Tùy theo nhu cầu của bạn mở quán mặt bằng to hay nhỏ. Hãy chọn những nơi đông đúc dân cư, gần trường học. Thăm dò khu vực bạn định mở quán, hạn chế những địa điểm đã có quá nhiều quán chè nổi tiếng trước đó. Gợi ý một số địa điểm mở quán chè đông khách:

  • Khu văn phòng công sở
  • Gần trường học
  • Gần khu chung cư

Nếu ngân sách eo hẹp, bạn có thể bán hàng online trên Facebook hoặc các ứng dụng giao hàng trực tuyến thì không cần đầu tư mặt bằng.

1.3. Chuẩn bị dụng cụ nấu chè

Việc cần chuẩn bị tiếp theo là các dụng cụ cần thiết để mở một quán chè như: bàn ghế, nồi, ly để chè, thìa, cốc mang đi… Nếu vốn mở quán chè eo hẹp, bạn có thể mua thanh lý vật dụng, tiết kiệm chi phí.

1.4. Tìm nơi cung cấp nguyên liệu nấu chè

Hãy lựa chọn địa chỉ mua nguyên liệu lâu dài, giá hợp lý giúp bạn tiết kiệm chi phí. Đừng chủ quan ở khâu này bởi tưởng chừng những thứ “mua ở đâu cũng có” này sẽ đội chi phí của bạn lên rất nhiều nếu bạn chưa có kế hoạch chi tiết.

1.5. Chuẩn bị các hoạt động marketing tiếp thị

Sau khi chuẩn bị xong, cuối cùng hãy lưu tâm đến khâu quảng cáo. Hãy giới thiệu quán chè của bạn tới mọi người qua mạng xã hội với các chương trình khuyến mại hấp dẫn nhân dịp khai trương, dịch vụ giao tận nhờ, miễn phí ship mấy km đầu tiên….

Mở quán chè cần bao nhiêu vốn?

II. Mở quán chè cần bao nhiêu vốn? 

Trên đây là những check-list các thứ cần chuẩn bị để mở quán chè, vậy mở quán chè cần bao nhiêu vốn?

  • Đối với những quán chè có quy mô nhỏ chỉ 10 chỗ ngồi đổ xuống, mức vốn giao động khoảng dưới 20 triệu.
  • Nếu quy mô quán khoảng 20-30 chỗ ngồi, số vốn chuẩn bị chỉ ở khoảng 30 – 50 triệu đồng.
  • Quán có quy mô lớn khoảng 50 chỗ ngồi trở lên thường ở mức hơn 50 triệu. Số vốn này đã bao gồm cả dự trù kinh phí sau khi khai trương quán cho những tháng đầu…

Thông thường, một cốc chè bình dân giá khoảng 8.000 đồng – 15.000 đồng/cốc. Nếu kinh doanh ổn là lượng khách đều, một ngày có thể thu về hàng triệu đồng và hoàn toàn có thể thu hồi vốn chỉ sau 4 – 5 tháng hoạt động.

III. Kinh nghiệm mở quán chè đông khách thu hồi vốn nhanh

Mở quán chè không phải là loại hình kinh doanh HOT, do đó để kinh doanh thành công, thu hút được khách hàng thì quán của bạn cần có menu ngon – hấp dẫn và đảm bảo chất lượng phục vụ.

3.1. Kinh nghiệm xây dựng thực đơn mở quán chè

3 nguyên tắc để tạo nên menu quán chè hấp dẫn: đa dạng, giá cả hợp lý và thay đổi theo mùa. Nên chọn 3 – 5 món chè là “nét nhận diện” riêng của quán để thu hút khách hàng. Ví dụ như những món có tên lạ như chè Campuchia, chè bơ, chè mít hạt sen…

Ngoài những món chuyên như chè Thái thì từ đa số quán chè đều xây dựng dựa trên việc tổng hợp các loại chè phổ biến như: chè sen, chè Thái, chè đậu, sinh tố, nước éo. Bởi nguyên liệu này bảo quản được khá lâu và có thể kết hợp được với nhau. Thông thường, một quán chè sẽ có ít nhất 10 loại chè để khách hàng thoải mái lựa chọn.

Hãy dùng tâm huyết của mình để tự tay chế biến những cốc chè cho khách hàng. Ngoài sự am hiểu và yêu thích về chè thì tự tay chế biến là một lợi thế không hề nhỏ giúp giảm chi phí thuê đầu bếp cho quán của mình.

Thực đơn quán chè

3.2. Phát huy tay nghề thực hiện những công thức nấu chè ngon

Nấu chè vốn vẫn là sở trường của nhiều người nội trợ. Quả thật không hề quá lời khi nói rằng nấu chè không hề khó. Nhưng nấu được nhiều loại chè cùng lúc, nấu sao cho thật khác biệt và ngon độc đáo mới là điều quan trọng khi mở quán kinh doanh.

Làm được một ly chè Thái nói riêng và các món chè nói chung không phải chỉ có nấu sao để ăn cho vừa miệng mà còn phải biết cách chọn nguyên liệu, bảo quản chúng cho luôn tươi, kết hợp màu sắc cho đẹp mắt…

Do đó, ngoài những công thức nấu chè ngon do bạn tự nghĩ ra, nên học hỏi kinh nghiệm từ những người quen đã từng mở quán chè, bạn bè, qua sách vở và đi thưởng thức nhiều nơi để có được bí quyết nấu chè ngon.

3.3. Kinh nghiệm thiết kế và trang trí quán chè nhỏ

Đối với những quán chè quy mô và diện tích nhỏ, việc thiết kế và trang trí không cần quá cầu kỳ, quan trọng là tạo không gian thoải mái cho khách hàng. Dưới đây là một số yếu tố bạn cần quan tâm:

  • Sạch sẽ, hợp vệ sinh: Do lượng khách/ngày lớn nên quán chè cần được thường xuyên dọn dẹp vệ sinh. Bàn, ghế, sàn và cốc chén, thìa luôn sạch sẽ.
  • Không gian thoáng mát
  • Menu, thìa, cốc: Menu hay thìa cốc cũng có thể là món đồ trang trí cho quán và tạo nét riêng. Bạn có thể lựa chọn các loại thìa cốc độc đáo để trang trí, thuê thiết kế menu đẹp mắt… Điều này góp phần tạo sự thích thú cho những thực khách trẻ tuổi.

3.4. Kinh nghiệm quản lý và vận hành quán chè

Thay vì ghi order của khách hàng thông qua sổ sách dễ nhầm lẫn, cuối ngày mất nhiều thời gian tính toán doanh thu lợi nhuận, sử dụng phần mềm quản lý quán chè MISA CukCuk hỗ trợ bạn:

  • Tính tiền, in hóa đơn nhanh chóng chính xác. Nhân viên chỉ cần chọn món trên app MISA CukCuk cài đặt trên điện thoại/laptop. Sau đó in phiếu tạm tính hoặc gửi order để bếp chế biến
  • Báo cáo doanh thu chi tiết: Chủ động theo dõi được doanh thu, chi phí, lợi nhuận,… hàng ngày/tuần/tháng mà không mất thời gian để tính toán. Đồng thời biết được loại chè nào đang được bán chạy để có kế hoạch nhập nguyên liệu phù hợp
  • Tích hợp trên nhiều thiết bị phần cứng, bán hàng linh hoạt mọi lúc mọi nơi như điện thoại, tablet, laptop, máy POS mini
  • Tăng doanh thu với website order: Việc sở hữu website bán hàng riêng không chỉ thể hiện sự chuyên nguyện mà còn giúp tăng doanh thu hàng tháng cho quán chè của bạn. Thông qua trang đặt hàng MISA CukCuk, khách hàng có thể mua hàng mọi lúc mọi nơi
  • Hỗ trợ liên kết trở thành đối tác của Grab Food: Với tính năng đồng bộ đơn hàng của Grab trên phần mềm quản lý quán chè MISA CukCuk, bạn không sợ sót bill của khách hàng. Đặc biệt khi đăng ký mở gian hàng Grab thông qua CukCuk, bạn sẽ tiết kiệm thêm 5% chiết khấu so với đăng ký trực tiếp Grab. Quy trình mở gian hàng trên Grab cũng nhanh chóng và tiện lợi hơn

Đăng ký dùng thử 15 ngày miễn phí phần mềm quản lý bán hàng MISA CukCuk:

IV. Tạm kết

Mặc dù nhiều người bội thu kiếm tiền triệu mỗi ngày với nghề này tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Ngoài vốn, mặt bằng, chất lượng đồ ăn thì chủ quán cần lưu tâm đến chiến lược truyền thông quảng cáo, chất lượng phục vụ, giá cả….cũng rất quan trọng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn củng cố thêm hành trang của mình để kinh doanh mở quán chè thành công!

Có thể bạn quan tâm:

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Phần mềm quản lý tiệm bánh ngọt đơn giản, dễ…
23/03/2024
Phần mềm quản lý bar, pub đơn giản và dễ…
02/04/2024
Top 5 thiết bị quản lý quán cafe nhất định…
07/03/2024
Top 7 phần mềm quản lý quán cafe – Bán…
01/04/2024
Review chi tiết TOP 5 phần mềm quản lý quán…
04/03/2024