Chiến lược kinh doanh của Phúc Long: Chuyển mình chậm nhưng chất

Được biết đến như một thương hiệu thuần cung cấp và giới thiệu các sản phẩm về trà, Phúc Long chuyển hướng sang mô hình kinh doanh F&B với những bước đi chậm, chắc chắn và tại thời điểm hiện tại, chẳng ai có thể phủ nhận, sự chậm rãi đó đã giúp họ có chỗ đứng vững vàng trên thị trường. Ghi nhận doanh thu 2019 tăng thêm 65% so với doanh thu 2018, chuỗi trà và cafe Phúc Long mở rộng thêm 10 cửa hàng tại Hà Nội tăng doanh thu từ 473 tỷ lên thành 779 tỷ đồng. Nhờ chiến lược kinh doanh của Phúc Long đã giúp mô hình này có thể phát triển chắc chắn như vậy, cùng CukCuk tìm hiểu chiến lược này trong bài viết dưới đây

Phúc Long nhượng quyền

I. Đôi nét về công ty Phúc Long 

1. Công ty Phúc Long

Công ty Phúc Long (Tên đầy đủ là Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Phúc Long) được thành lập vào năm 2000 sau 32 năm nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Từ cao nguyên Bảo Lộc, thương hiệu này đã cho ra đời những dòng sản phẩm trà và cà phê trứ danh cả nước.

Trong quá trình không ngừng cải tiến sản phẩm, hãng trà này đã xây dựng thành công nhà máy sản xuất tại Thái Nguyên, để có thể giữ trọn vẹn hương vị trà. Trang thiết bị, máy móc hiện đại được công ty đầu tư đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng nguyên liệu được ưu tiên ở mức cao nhất.

logo phúc long

Kể từ 2012, ông lớn này quyết định lấn sân sang ngành F&B một cách bài bản và chuyên nghiệp hơn. Với đội ngũ tâm huyết, quy trình vận hành chuẩn, Phúc Long đã xây dựng được 40 cửa hàng tại TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Bình Dương. Hãng này chính thức Bắc tiến vào năm 2018 cùng tiếng tăm đã gây dựng trước đó ở khu vực phía Nam. Giữ vững phong độ, không quá khó để nhận thấy rằng, top những thương hiệu hàng đầu về trà, cafe tại Việt Nam luôn có mặt Phúc Long.

2. Sản phẩm của Phúc Long

Sản phẩm của Phúc Long chia thành 2 loại bao gồm: thức uống tại quán và thức uống đóng gói. Trong đó thực đơn Phúc Long tại quán gồm có:

trà vải lài trà vải lài trà đá xay
  • Classical Coffee: Dòng đồ uống dành cho những người ưa thích cafe điển hình như: cappuccino, Phúc Long Cappuccino, Cafe Latte, Chocolate… trong đó nổi bật là cà phê đen và cà phê sữa
  • Cold Blend Beverage: Dòng đồ uống đá xay với các món nổi bật như: Socola Xay Cùng Hạnh Nhân Và Trà xanh đá xay
  • Special Tea: Dòng đồ uống làm nên tên tuổi, thương hiệu của Phúc Long với các món trà được ưa chuộng hàng đầu như: trà sữa Phúc Long, trà vải lài, trà đào, trà Olong dâu. trà thảo mộc…

3. Giá bán 

  • Giá bán của trà Phúc Long dao động từ 30.000đ – 55.0000đ cho các kích thước khác nhau
  • Giá bán của Cafe Phúc Long dao động từ 35.000đ – 45.000đ
  • Giá món ăn khác tại Phúc Long như bánh ngọt và bánh mì đều cùng mức giá từ 19.000đ – 35.000đ

thực đơn phúc long

Tập khách hàng mục tiêu của thương hiệu này là những người có thu nhập trung bình khá, có sở thích về trà, cafe. Bởi vậy, họ không cần quá đắn đo về giá để chi trả cho một đồ uống của mình. Quan trọng hơn là chất lượng dịch vụ mà thực khách nhận được từ không gian đến cách thức phục vụ đều luôn ghi điểm trong lòng người tiêu dùng.

Đó cũng chính là một trong những chiến lược kinh doanh của Phúc Long giúp cho thương hiệu này có chỗ đứng trên thị trường. Họ luôn biết cách trao nhiều giá trị hơn cho khách hàng, để họ cảm thấy hài lòng với mức giá mình chi trả.

4. Chính sách hỗ trợ 

Mọi ý kiến đóng góp và phản hồi về chất lượng dịch vụ của hãng, thực khách có thể liên hệ theo hotline: (028) 6263 0377 hoặc inbox trực tiếp cho fanpage: Phúc Long coffee & tea

Bên cạnh việc đặt hàng thông qua các ứng dụng gọi món trực tuyến thì hãng này cũng có cho mình đội ngũ giao nhận riêng với hệ thống website, hotline, và fanpage thuận tiện để khách hàng dễ dàng gọi món.

Hotline đặt hàng của Phúc Long: 1800 6779

II. Chiến lược kinh doanh của Phúc Long

1. Thận trọng gây dựng danh tiếng trên thị trường

Còn nhớ khoảng thời gian đầu khi Phúc Long vẫn tập trung định vị thương hiệu chuyên phục vụ các sản phẩm về trà đặc trưng, vào năm 2012, quyết định lấn sân sang thị trường F&B đã giúp Phúc Long có bước chuyển mình thực sự rõ rệt. Đến năm 2015, đánh dấu mốc 10 cửa hàng tại TP Hồ Chí Minh. Khác với hình thức nhượng quyền thương hiệu như Highland Coffee, dường như động thái của hãng này thiên về hướng tự phát triển, nâng cấp chuỗi chuyên nghiệp, bài bản, mở rộng thêm tại thị trường Hà Nội với 10 cửa hàng.

Lịch sử phát triển thương hiệu

Nhìn dòng người đứng xếp hàng chờ thưởng thức những cốc Phúc Long đầu tiên ở Hà Nội mới thấy, những gì họ ghi dấu ấn trong lòng thực khách quả không thể xem nhẹ. Có lẽ, hiếm có thương hiệu nào khiến khách hàng sốt sắng muốn thưởng thức đồ uống đến mức kiên nhẫn xếp hàng chờ đợi, và cũng khiến đơn hàng trên các ứng dụng giao món trực tuyến đột ngột tập trung vào một địa điểm. Sự quá tải ấy khiến nhiều thương hiệu khác phải ngưỡng mộ. Quyết định mở rộng thị trường Hà Nội quả thật là một quyết định chính xác.

2. Những nước đi khó đoán

Phần lớn những địa điểm mà Phúc Long “chọn mặt gửi vàng” đều là những vị trí đắc địa, thuận tiện, mật độ dân cư cao… Đồng nghĩa với đó là giá thành cũng hoàn toàn không rẻ. Tuy nhiên, một sự thật là việc định giá của Phúc Long có phần “dễ chịu hơn” các đối thủ như Highland Coffee, Starbucks… Thêm một điểm nữa là việc cạnh tranh về vị trí, khi không hiếm thấy việc Phúc Long đứng cạnh đối thủ cạnh tranh của mình.

chiến lược kinh doanh của Phúc Long

Nhận định ban đầu với chiến lược giá mềm hơn, không gian sang trọng, Phúc Long ghi điểm với thực khách nhiều hơn, họ chấp nhận “thiệt” về lợi nhuận để có thể phủ thị trường, kéo gần lại khoảng cách với những đối thủ đi trước. Xét về đường dài, khách hàng vẫn luôn là điểm mấu chốt về điều này thì Phúc Long đã và đang hoàn thiện trải nghiệm khá tốt

3. Lợi thế cạnh tranh của Phúc Long là gì?

Khác với những thương hiệu “ngoại”, Phúc Long đã có khoảng thời gian đủ dài để tìm hiểu người Việt đang ưa thích gì, thậm chí đó còn là lợi thế của một thương hiệu thuần Việt. Điểm mấu chốt là việc đẩy mạnh những sản phẩm trà và cafe – những mặt hàng mà họ đã ghi dấu với thực khách từ trước đến nay. Bên cạnh đó với những sản phẩm phát triển thêm, định vị về giá không khiến khách hàng quá băn khoăn, và sẵn sàng trải nghiệm dùng thử.

Trà Phúc Long - chiến lược kinh doanh

Đây cũng là một trong những thương hiệu “chịu chơi” khi liên tục cập nhật xu hướng theo mùa hoặc các dịp lễ lớn. Phải nói, sự chuẩn bị của ông lớn này thực sự cẩn thận, chỉnh chu, điều này càng khiến họ trở mở rộng đối tượng kinh doanh của chính mình, tiếp xúc với nhiều nhóm, nhiều độ tuổi. Sau cơn sốt trà sữa, người ta tìm đến trà, cafe cũng là thời điểm vàng Phúc Long mở rộng thị trường ở cả 2 miền. Không cần tập trung nhân rộng quy mô một cách ồ ạt, nhưng họ có thể mở 10 cơ sở đồng đều cả 10 về phong cách phục vụ, đồ uống cũng như sự bày trí đã trở thành đặc trưng của thương hiệu.

3. Tạm kết

Tính đến thời điểm hiện tại, với hơn 60 cửa hàng trải dài từ Nam vào Bắc, tên tuổi của Phúc Long người ta vẫn luôn nhắc đến như một quy chuẩn về trà cafe thuần Việt với cách thức phục vụ chuẩn chỉnh và hương vị thơm ngon đặc trưng. Hy vọng hãng giữ vững được phong độ và ngày càng kéo gần khoảng cách với các đối thủ.

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Check list top quán cafe riêng tư cho các cặp…
10/09/2024
Review từ A-Z thương hiệu cafe “được lòng” giới trẻ:…
05/09/2024
List quán cà phê xem đá bóng ở TPHCM đông…
10/06/2024
TOP 10 quán cafe xem đá bóng lý tưởng ở…
10/06/2024
Three O’clock: Review đồ uống, không gian chuỗi cafe “không…
27/02/2024