[Cập nhật 2023] Thủ tục đăng ký kinh doanh và mở quán cafe

thủ tục mở quán cafe

Trong nhiều năm trở lại đây, các cửa hàng cafe xuất hiện rất nhiều, từ những quán lớn, được đầu tư thiết kế, bài trí một cách chuyên nghiệp và bài bản cho tới những quán cafe “cóc” bình dân. Tùy quy mô và “gu” của mỗi quán sẽ phù hợp với những đối tượng khách đến khác nhau. Đây là phương án kinh doanh không cần quá nhiều vốn và ít rủi ro. Dưới đây là chi tiết thủ tục mở quán cafe cho cá nhân, hộ gia đình có thể tự mình thực hiện.

I. Các thủ tục đăng ký kinh doanh, giấy tờ cần chuẩn bị trước khi mở quán cafe

Hoạt động kinh doanh chỉ được tiến hành khi cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Đối với cửa hàng, dịch vụ ăn uống bạn cần nắm rõ mô hình của mình thuộc loại hình kinh doanh nào:

  • Doanh nghiệp: loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh lớn hoặc trung bình
  • Hộ kinh doanh: loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh trung bình hoặc nhỏ
  • Cá nhân kinh doanh: loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh rất nhỏ

Thủ tục đăng ký kinh doanh và mở quán cafe

Đối chiếu theo khoản 1, điều 66, nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về Hộ kinh doanh cá thể: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”

Thủ tục đăng ký kinh doanh và mở quán cafe

1.1. Thủ tục đăng ký kinh doanh mở quán cafe, cửa hàng cafe

  • Bước 1: Gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký cấp huyện nơi đặt địa điểm với các thông tin cơ bản của mình & nộp lệ phí đăng ký
  • Bước 2: Chờ đợi cơ quan đăng ký xét duyệt
  • Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc sửa đổi, bổ sung các thông tin cần thiết nếu được yêu cầu trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp.

1.2. Hồ sơ đăng ký kinh doanh cafe 

  • Giấy đề nghị đăng ký
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân của cá nhân, người đại diện hợp pháp của Hộ gia đình kinh doanh.
  • Với mô hình dịch vụ ăn uống, cần có thêm một thủ tục bắt buộc nữa đó là xin Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm (VSATTP)
  • Bước 1: Đến lấy mẫu hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền về VSATTP, điền đầy đủ thông tin và nộp lại cho cơ quan.
  • Bước 2: Cơ quan thẩm định cơ sở. Nếu đạt yêu cầu thì cơ sở sẽ nhận được Giấy chứng nhận ATVSTP.
  • Bước 3: Nếu cơ sở chưa đạt, sẽ được thẩm định lại trong vòng 3 tháng. Khi đó đoàn thẩm định có quyền đề xuất đình chỉ hoạt động của cơ sở kinh doanh.

1.3. Chuẩn bị hồ sơ cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm( bản sao)- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở.
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng xung quanh.
  • Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình phân phối.
  • Bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ của cơ sở.
  • Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người quản lý.
  • Giấy xác nhận của chủ cơ sở và người quản lý trực tiếp của cơ sở.

1.4. Một số loại giấy tờ khác kinh doanh và mở quán cafe cần có

Dưới đây là 2 loại giấy tờ mà chủ quán nên sở hữu nhằm giúp tình hình kinh doanh của quán ổn định và phát triển, đặc biệt ở giai đoạn đầu.

Bằng cấp, chứng chỉ học pha chế dành cho những bạn chủ quán và nhân viên pha chế

  • Đồ uống chất lượng chính là giá trị cốt lõi để giữ chân khách hàng và phát triển kinh doanh lâu dài. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có rất nhiều chủ quán chưa coi trọng hoặc chưa đủ năng lực để đánh giá chất lượng đồ uống.
  • Việc tham gia một khóa học pha chế chuyên nghiệp sẽ giúp chủ quan có cơ sở kiểm định chất lượng đồ uống của nhân viên pha chế và là tiền đề quan trọng để sáng tạo, bổ sung menu mới, bắt kịp trend đồ uống một cách tốt nhất.

Hợp đồng lao động với nhân viên là một trong những giấy tờ quan trọng khi giải đáp thắc mắc mở quán cafe cần những giấy tờ gì 

  • Đây không chỉ đơn thuần là thủ tục pháp lý mà còn là cách bạn “ràng buộc” nhân viên một cách hiệu quả. Ít nhất khoảng 3 tháng đầu sau mở quán, bạn sẽ cần tập trung để lắng nghe – tối ưu và hoàn thiện quán. Tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian nhạy cảm khiến nhân viên dễ bị thay đổi.
  • Để tránh phải mất thời gian và công sức tuyển – đào tạo nhân viên, bạn nên có hợp đồng rõ ràng trách nhiệm, quyền lợi và thời gian làm việc tối thiểu để khai thác tối đa năng lực của nhân viên mình tuyển chọn.
  • Theo quy định của Bộ luật lao động 2012 thì nhân viên làm việc trên 3 tháng thì phải lập thành văn bản, hợp đồng lao động phải lập thành 2 bản do người lao động và người sử dụng lao động giữ.

II. Những loại thuế khi làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh F&B mở nhà hàng, quán ăn, quán cafe

Theo Điều 2, Thông tư 92/2015/TT-BTC, các loại thuế mà cơ sở kinh doanh phải nộp bao gồm:

  • Thuế môn bài theo năm

Theo nghị định 139/2016/NĐ-CP về mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình dựa vào mức thu nhập hằng năm của hộ gia đình đó gồm 3 mức như sau:

  • Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/năm
  • Doanh thu từ 300 triệu đến 500 triệu/năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/năm
  • Doanh thu từ 500 triệu/năm trở lên thì nộp thuế môn bài 1000.000 đồng/năm

Như vậy, đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu/năm trở xuống thì được miễn thuế môn bài.

  • Thuế Giá trị gia tăng (GTGT)

Căn cứ theo thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn nộp thuế giá trị gia tăng như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu thuế GTGT x tỷ lệ thuế GTGT

Trong đó Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng được tính theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b.3 khoản 2 điều 2, thông tư 92/2015/TT-BTC.

Tỷ lệ thuế GTGT mặt hàng ăn uống là 2% doanh thu.

bằng Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Tương tự đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân bạn phải nộp:

Số thuế TNCN phải nộp = doanh thu thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN

Đối với mặt hàng kinh doanh quán cafe, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

Lưu ý: Đối với những quán kinh doanh có mức doanh thu dưới 100 triệu/ năm không phải nộp thuế giá trị gia tăng cũng như không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Còn với doanh thu trên 100 triệu, bạn cần phải nộp đầy đủ cả 3 loại thuế trên. Mức tỷ lệ thuế cụ thể bạn có thể tham khảo tại cơ quan có thẩm quyền khi ĐKKD. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích và có thể giúp cho bạn không còn bối rối khi đang có ý định mở/làm thủ tục ĐKKD cho quán cafe của mình. 

Thủ tục đăng ký kinh doanh và mở quán cafe

III. Những câu hỏi khi làm thủ tục mở quán cafe 

3.1. Những trường hợp nào kinh doanh quán cafe không cần đăng ký hộ kinh doanh F&B? 

Căn cứ theo quy định tại Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP ký ngày 16 tháng 03 năm 2007 thì các trường hợp không cần đăng ký kinh doanh sẽ bao gồm:

“Khoản 1: Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

  • Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
  • Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;
  • Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”

3.2. Mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh không?

Như vậy xét 6 mục trong Điều 3 thì quán cafe (dù là bất cứ mô hình, hình thức nào: cafe nhỏ, cafe sách, cafe sân vườn, cafe bóng đá…) đều không nằm trong trường hợp được miễn trừ không cần đăng ký giấy phép kinh doanh.

Vậy mở quán cafe nhỏ có cần đăng ký kinh doanh không? khi mở quán cafe nhỏ có cần giấy phép kinh doanh bạn bắt buộc phải có theo đúng quy định của nhà nước. Ngoài giấy phép kinh doanh quán cafe thì đối với kinh doanh quán cafe bạn sẽ cần có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nữa, hồ sơ này nộp tại Chi cục ATVSTP hoặc cục ATVSTP.

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

3.3. Mở quán cafe không đăng ký kinh doanh có bị xử phạt không? 

Căn cứ khoảng 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ký ngày 16 tháng 03 năm 2007 quy định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thì mở quán cafe nhỏ có cần giấy phép kinh doanh quán cafe là phải bắt buộc.

Trong trường hợp bạn không có giấy phép kinh doanh thì theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ký ngày 15 tháng 11 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả bạn sẽ bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt như sau:

“Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Khoản 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định”.

Như vậy, nếu bạn định mở quán cafe (trừ quy mô thuộc những trường hợp quy định tại Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP) thì cần có giấy phép kinh doanh quán cafe và những giấy tờ khác theo đúng quy định của Nhà nước.

IV. Tạm kết

Như vậy, cá nhân hộ gia đình mở quán cafe thì cần hoàn thiện những thủ tục mở quán cafe, đăng ký hộ kinh doanh. Quán cafe với quy mô nhỏ sẽ thuộc trường hợp không cần phải giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Hy vọng những thông tin trên từ MISA CukCuk sẽ giúp các bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của mình!

Bạn có thể tham khảo thêm TOP bài viết đáng chú ý sau

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Review chi tiết TOP 5 phần mềm quản lý quán…
04/03/2024
Three O’clock: Review đồ uống, không gian chuỗi cafe “không…
27/02/2024
Nguyễn Sơn Bakery: review menu của thương hiệu bánh 20…
23/02/2024
Beard Papa’s: review menu, không gian và địa chỉ các…
21/02/2024
An Café: Review menu, không gian cũng như địa chỉ…
20/02/2024