5 tips thiết kế menu trà sữa tạo ấn tượng với khách hàng

Menu quán trà sữa

Menu trà sữa không đơn thuần chỉ là một tấm bảng để khách hàng lựa chọn món mà còn thể hiện được phong cách của quán. Nếu như bạn đang có ý định mở quán tà sữa hoặc có ý định thay đổi menu của quán mình thì không thể bỏ qua những tips thiết kế menu ấn tượng sau đây. 

I. Menu trà sữa là gì? Các loại menu trà sữa phổ biến nhất hiện nay

Menu trà sữa hay thực đơn trà sữa là bảng ghi tất cả loại đồ uống, đồ ăn vặt mà quán trà sữa phục vụ. Khách hàng khi nhận menu cũng dễ dàng lựa chọn, gọi, đặt (order) để được phục vụ. Menu cũng phần nào thể hiện được phong cách, quy mô quán trà sữa.

Menu trà sữa

Các loại menu trà sữa phổ biến nhất hiện nay:

1.1. Trà sữa trân châu trắng

Nói đến trà sữa trân châu thì sẽ có 2 loại chính độc quyền hiện nay đó là: trà sữa trân châu đen và trà sữa chân trâu trắng. Trân châu trắng là một loại topping mới được làm từ bột gelatin dẻo, bột rau câu giòn hay bột sắn dây để nguyên. Trân châu trắng có vị ngọt và giòn, khác với trân châu đen là dẻo và dai. 

Trà sữa trân châu trắng

1.2. Trà sữa có Oreo Cake Cream

Oreo Cake Cream Milk Tea là loại trà sữa đặc biệt dành cho những ai yêu thích sự béo ngậy và hương vị của Oreo Cake Cream. Bạn sẽ cảm nhận được 3 lớp hương vị độc đáo khi chúng trộn lẫn, đây chính là hương vị. Vị ngọt của trà sữa sau đó là vị béo ngậy của kem phô mai và cuối cùng là vị đắng nhẹ của bánh Oreo thực sự rất hấp dẫn.

Trà sữa có Oreo Cake Cream

1.3. Trà sữa có trân châu đường đen

Trà sữa trân châu đường đen vẫn chứa các thành phần như trà sữa thông thường. Thông thường, trà sữa trân châu đường đen sử dụng sữa tươi không đường nên hương vị không quá ngọt, tôn thêm phần topping trân châu đường đen. Một điểm nữa khiến các bạn giới trẻ rất thích vị trà sữa trân châu đường đen so với các loại trà sữa khác chính là vẻ ngoài hấp dẫn của tách trà sữa .

trà sữa trân châu đường đen

1.4. Trà sữa khoai môn

Trà sữa khoai môn không phải là thức uống mới lạ nhưng vẫn rất hợp thời trong giới trẻ, nhất là trong những tháng hè oi bức. Trà khoai môn là một loại thức uống không quá ngọt và nhiều dầu như trà sữa kem cheese, vị ngọt thanh nhưng vẫn hơi ngấy là điểm ăn khách nhất của trà sữa khoai môn.

Ở một số nơi, trà sữa khoai môn được làm bằng bột khoai môn, hoặc bạn có thể sử dụng củ khoai môn tươi xay cho nước tinh khiết hơn, hai nguyên liệu phù hợp với trà sữa khoai môn là trân châu trắng và trân châu đen.

Trà sữa khoai môn

1.5. Trà sữa matcha đậu đỏ

Trà sữa matcha đậu đỏ luôn luôn là chân ái của các chị em mỗi khi ra quán gọi đồ uống. Vị matcha tươi mát pha một chút ngọt nhẹ của sữa tươi cùng chút topping đậu đỏ được rải phía trên bề mặt cốc trà. Loại đậu đỏ này có mùi thơm đặc trưng, ​​vị ngon, kết hợp với matcha tươi là sự kết hợp hoàn hảo của hương vị được tạo ra trên đầu lưỡi.

Trà sữa matcha đậu đỏ

1.6. Trà sữa sương sáo

Sương sáo là một loại thạch có tính chất giải nhiệt, giải khát cho cơ thể ngày hè. Thay vì thưởng thức một ly trà sữa có truyền thống với những viên trân châu dai giòn giòn nổi tiếng, bạn cũng có thể chuyển sang một loại topping mới kết hợp với trà sữa. Không kém phần “ngon” là món sương sáo giòn mềm, mát lạnh.

Trà sữa sương sáo

1.7. Trà sữa hoa đậu biếc

Trà sữa hoa đậu biếc có vị thanh ngọt nhẹ, là thức uống độc đáo và mới lạ. Sự kết hợp tuyệt vời giữa màu xanh tím với trà sữa hoa đậu biếc sẽ khiến mọi thực khách mê mẩn ngay từ cái nhìn đầu tiên từ một cốc trà sữa hoa đậu biếc. 

Trà sữa hoa đậu biếc

1.8. Trà sữa than tre

Trà sữa than tre với màu nâu đên huyền bí, mờ ảo là thức uống được giới trẻ muốn mua về uống và các chủ quán trà sữa đang tìm kiếm công thức pha chế. Với hương vị thơm ngon và màu sắc hấp dẫn của bột than tre, món trà sữa này nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Trà sữa than tre có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giải độc, giải nhiệt cho cơ thể, trà sữa từ than tre còn được chế biến thành các món ăn như trà sữa.

Trà sữa than tre

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp những chiến lược kinh doanh trà sữa thành công trong năm 2022 

II. Nguyên tắc thiết kế menu trà sữa của quán

2.1. Xác định kích thước và chất liệu của menu

Kích thước menu dạng cuốn, dạng tờ:

  • A5: 14.8 x 21cm | làm tròn 15 x 21cm.
  • A4: 21×29.7cm | làm tròn 21×29.7cm.
  • A3: 29.7 x 42cm | làm tròn 30 x 42cm
  • Khổ đứng chuẩn: 16 x 30cm
Kích thước menu mica để bàn:
  • Thực đơn để bàn loại siêu nhỏ 1: 10 x 15cm
  • Thực đơn để bàn loại nhỏ: 10 x 21cm
  • Menu để bàn loại trung: 10 x 18cm
  • Thực đơn để bàn loại lớn ngang: 30 x 21cm.
  • Thực đơn để bàn loại lớn đứng: 21 x 30cm

Đây là những kích thước được sử dụng nhiều trong các quán cà phê, nhà hàng và được đánh giá là cầm trên tay rất thoải mái và dễ sử dụng.

2.2. Đầu tư vào hình ảnh

Hình ảnh là một phần quan trọng hình ảnh tạo thêm ấn tượng cho nhà hàng bằng cách làm cho chúng được bắt mắt hơn, thu hút sự tò mò của người đọc, thúc đẩy họ thực hiện và truyền tải thông tin quan trọng. Hình ảnh được chọn không chính xác sẽ tạo cảm giác mơ hồ, gây nhầm lẫn cho khách và thất bại, gây cho khách sự mất tin tưởng. 

Ảnh tự chụp 

Nếu bạn là một marketing, thợ chụp ảnh chuyên nghiệp có thể tự setup và làm ảnh sản phẩm. Hoặc thuê studio và thợ chụp hỗ trợ làm ảnh sản phẩm. Đối với chụp trà sữa, bạn có thể chụp sản phẩm trên phông nền để dễ tách nền hoặc làm ảnh hậu kỳ, chụp trong bối cảnh.

Ảnh thiết kế đồ họa

Nếu bạn là dân chuyên hoặc muốn làm menu ấn tượng, thay vì chụp ảnh và dùng ảnh thật của sản phẩm, tự thiết kế đồ họa menu trà sữa trên các công cụ thiết kế như AI, Photoshop, Indesign, Autocad… 

Thiết kế menu trà sữa

III. Bật mí tips để có một menu trà sữa tạo ấn tượng với khách hàng

3.1. Xác định được các loại thức uống của quán

Khách hàng tiềm năng của quán trà sữa rất đa dạng: học sinh, sinh viên, dân công sở… Do đó khi xây dựng menu trà sữa cũng nên đa dạng đồ uống và đồ ăn vặt để đáp ứng nhu cầu của phần đông khách hàng. 

Phân loại trà sữa sẽ khiến menu của bạn trở nên hấp dẫn, có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Các nhóm trà sữa chính:

  • Nhóm trà sữa: Trà sữa olong, trà sữa Thái xanh, trà sữa truyền thống…
  • Nhóm trà nguyên chất, trà thảo mộc: Hồng trà, lục trà, trà đào, trà chanh, trà hoa cúc, trà hoa hồng…
  • Nhóm đồ uống từ trái cây: Nước ép và sinh tố…

3.2. Phân loại những món chính và món phụ 

Trong kinh doanh nhà hàng bắt buộc phải phân loại món chính và món phụ để có menu được rõ ràng, khách hàng chọn lựa cũng dễ hơn và gọi món. Thay vì kinh doanh trà sữa theo cách truyền thống, bạn có thể kinh doanh thêm các loại đồ ăn vặt, món phụ.

  • Món chính trên menu: các loại trà sữa.
  • Món phụ trên menu: các loại bánh ăn kèm, xúc xích, kem chân gà sốt thái,… 

3.3. Đặt tên đồ uống sao cho thật trend

Khi khách hàng nhìn vào menu không chỉ nhìn hình ảnh, cách bày trí, mà còn nhìn vào tên đồ uống. Có được nguồn khách hàng ổn định và việc giữ chân khách ổn hàng trong khi bên ngoài họ có rất nhiều sự lựa chọn khác lại càng rất khó.

Chính vì thế đặt tên đồ uống trà sữa phải thật gây ấn tượng cho khách. Bạn cũng có thể đặt tên các đồ uống theo trend hiện nay để khiến khách hàng tạo cảm giác thú vị mà không gây nhàm chán và khách hàng cũng có thể thưởng thức những loại đồ uống. 

Đặt tên đồ uống “không đụng hàng” quán đồ uống nào. Cũng kinh doanh trà sữa nhưng bạn có thể tạo ra với những cái tên chất chơi, có như vậy mới hấp dẫn sự chú ý của khách hàng vào quán. 

Hơn nữa, việc đặt tên thức uống khác biệt với các quán khác sẽ là một nét độc lạ để quán bạn nổi bật so với các quán cùng loại trên thị trường. Quán trà sữa của bạn vì thế mà đông khách hơn, tạo nhiều khách hàng thân thiết hơn, thu về lợi nhuận cao hơn.

Tham khảo menu trà sữa KOI

3.4. Thiết kế menu theo phong cách chung của quán

Menu với phong cách chung của quán phải có sự đồng nhất với nhau. Có như vậy mới tạo cảm giác liên quan đến nhau và dễ gây ấn tượng với khách hàng. 

Nếu bạn đang dự định mở quán cafe, đừng bỏ qua Bí quyết thiết kế menu đồ uống cho quán cafe 

IV. Những chú ý khi thiết kế menu quán trà sữa

  1. Tạo menu trà sữa ấn tượng khách hàng ngay lần đầu tiên
  2. Chú ý vào “điểm vàng” – làm nổi bật các loại trà sữa đặc biệt của quán
  3. Bố cục Menu hợp lý
  4. Chất liệu in menu quán trà sữa phù hợp
  5. Hình ảnh phong phú – ngôn ngữ mượt mà
  6. Lựa chọn và làm việc cùng nhà thiết kế là khâu rất quan trọng

Tham khảo thêm Bí quyết thiết kế menu đồ uống cho quán cafe 

V. Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản khi thiết kế menu quán trà sữa chuyên nghiệp. Thông qua menu thì khách hàng có được cái nhìn tổng thể về các đồ uống và có thể so sánh giá cả, thành phần đồ uống, hình thức của món để lựa chọn theo sở thích của khách. Đa số khách hàng nhớ đến quán ăn, nhà hàng vì nơi đó có menu đẹp mắt. Hy vọng với những gợi ý trên sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng thiết kế menu cho quán của mình, kinh doanh hiệu quả hơn.

Đừng quên theo dõi blog MISA CukCuk để không bỏ lỡ những xu hướng thị trường và kiến thức kinh doanh F&B mới nhất:

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Three O’clock: Review đồ uống, không gian chuỗi cafe “không…
27/02/2024
Nguyễn Sơn Bakery: review menu của thương hiệu bánh 20…
23/02/2024
Beard Papa’s: review menu, không gian và địa chỉ các…
21/02/2024
An Café: Review menu, không gian cũng như địa chỉ…
20/02/2024
Là Việt Coffee – Review menu, best seller và không…
19/02/2024