Review quán ăn – cần thiết hay chỉ theo trào lưu?

Nếu như trước đây các nhà hàng chủ quán chỉ biết trông chờ vào những bài quảng cáo Facebook, những bài PR giá cao ngất ngưởng trên các trang tin, thậm chí tờ rơi… để khách hàng đến với quán của mình, thì giờ đây, có một hướng đi hoàn toàn mới: hệ sinh thái ăn uống – nơi khách hàng tìm kiếm gặp nhà hàng mình cần. Câu nói “Một đồn mười – mười đồn trăm quả không sai”. Tốt có, xấu cũng có chỉ biết một điều rằng, với hệ sinh thái đó, khách hàng biết đến quán của bạn nhanh chóng nhất, tự nhiên nhất mà chi phí bỏ ra không hề tốn kém như những phương pháp trên.

1. Review quán ăn là gì?

Mỗi khi nhắc đến Food Reviewer mọi người thường nghĩ tới những người đi “chinh phục thiên hạ” bằng đồ ăn. Họ, những người làm food review, thường chủ yếu hoạt động trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, hay Youtube,… bằng những video chân thực, hài hước, các tấm hình xinh đẹp và nêu cảm nhận về các món ăn. 

Chính vì thế, vai trò chủ yếu của các Food Reviewer là đưa ra cảm nhận của bản thân về các món ăn, chất lượng dịch vụ, không gian quán, giá cả như thế nào,…

review đồ ăn

Các quán ăn, nhà hàng sẽ mời họ trải nghiệm đồ ăn miễn phí, được cung cấp các dịch vụ thú vị. Từ đó họ sẽ đưa ra những lời nhận xét tích cực cho quán ăn hoặc nhà hàng trên các kênh mạng xã hội của họ. Chỉ cần một bài viết hay một video ngắn giới thiệu và đánh giá tốt có thể làm tăng lượng khách hàng cũng như hành vi tiêu dùng gấp nhiều lần so với những quảng cáo, truyền thông bình thường. 

Ngoài ra, nghề review quán ăn có thể được coi là một vũ khí marketing truyền miệng hiệu quả “một đồn mười – mười đồn trăm”. Thông qua các bài review mà dịch vụ nhà hàng hay quán ăn của bạn được nhiều người biết đến một cách tự nhiên, nhanh chóng và chân thực nhất. 

2. Vì sao hình thức review quán ăn lại được nhân rộng và phát triển như hiện tại?

2.1. Xuất phát từ khách hàng nên sẽ ở lại với khách hàng lâu nhất

Đứng trên quan điểm người dùng chia sẻ, họ theo dõi rất nhiều những hội nhóm ăn uống, nếu có bài viết nào họ cảm thấy thích thú, họ sẽ lưu lại và tìm kiếm thêm thông tin, từ đó nhà hàng bạn được biết đến rộng rãi. Với một thị trường mà người dùng cảnh giác cao với những lời quảng cáo, thì những bài viết dạng chia sẻ kinh nghiệm ăn uống, hay lời khuyên từ nhóm tham khảo (người thân, bạn bè…)
Phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk - Sản phẩm công nghệ số 2020

2.2. Tập trung vào những gì khách hàng nhận được

Đã qua rồi thời của những bài PR, quảng cáo chỉ tập trung vào việc nhà hàng của bạn có những món gì, đầu bếp giỏi ra sao, nội dung hiện tại hướng đến việc ăn ở nhà hàng đó ra sao, những món gì ngon, không ngon, nên ăn gì, giá cả ra sao, phục vụ như thế nào, thiên hướng tập trung vào cảm xúc nhiều hơn, đặt mình vào vị trí của khách hàng để cảm nhận, để đánh giá

2.3. Sự lan truyền rộng rãi

Mạng xã hội hiện nay là một miền đất hứa dành cho các cửa hàng, shop thời trang, địa điểm ăn uống, du lịch với mật độ tin cũng như tần suất 24/7. Những hội nhóm tổng hợp các nhà hàng quán ăn, đi đâu, ăn gì, lịch trình ra sao, khen có mà chê cũng có.
Người đọc càng đọc càng thấy tin tưởng. Cũng nhờ đó mà một số nhà hàng bắt đầu tham gia hệ sinh thái ẩm thực này và nhân rộng chúng, từ đó những tín đồ ẩm thực vừa có cơ hội thưởng thức nhiều món ngon lại vừa có thể kiếm thêm thu nhập.

2.4. Không gây phiền như quảng cáo

Với phương pháp này, những khách hàng mà bạn tiếp cận được thực sự là khách hàng tiềm năng của bạn vì họ quan tâm đến những món ăn nhà hàng bạn cung cấp. Việc tìm kiếm thông tin món ăn, vị trí, giá cả cũng được thực hiện trước khi họ đến cửa hàng, nên sẽ tránh cảm giác hụt hẫng hay “vỡ mộng” khi đến nhà hàng cũng như bám đuổi đến phiền phức, tốn tiền quảng cáo với cả những tệp khách không có nhu cầu.
Phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk - Sản phẩm công nghệ số 2020

2. Đầu tư đúng người, đúng tiền

2.1. Nếu áp dụng đúng cách, hiệu quả sẽ rất tốt

Với những tác dụng trên, nhà hàng của bạn hoàn toàn có thể sử dụng những hội nhóm, hoặc những tín đồ ẩm thực để quảng cáo không “lộ liễu” mà khách hàng còn đến nườm nượp, nhưng cần cân nhắc, quán mình hợp với những hội nhóm như thế nào, người review ra sao, cũng như cân bằng với những chi phí mà nhà hàng của mình có thể bỏ ra.
Nói không với việc review theo trào lưu, các nhà hàng khác làm mình cũng làm, không hiệu quả mà lại còn mất tiền oan. Xác định đúng đối tượng khách hàng, điều này là bước đầu tiên và cũng là yếu tố quyết định việc bạn sử dụng công cụ này có thực sự đúng đắn. Đừng quên tận dụng những món ăn là thế mạnh cũng như điểm nổi bật của nhà hàng đế thu hút được sự quan tâm của khách hàng nhiều hơn.
Phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk - Sản phẩm công nghệ số 2020

2.2. Những tiêu chí lựa chọn food reviewer

Sau đây là những tiêu chí giúp các người chủ lựa chọn food reviewer phù hợp để có thể quảng cáo cho nhà hàng hay quán ăn của mình:

  • Hãy xác định kỹ càng độ tuổi, vị trí địa lý, đối tượng mục tiêu theo dõi hay xem kênh của các food reviewer.
  • Đánh giá sự hiểu biết, có kiến thức về lĩnh vực ẩm thực, kỹ năng chỉnh sửa hình ảnh và edit video, có gu thẩm mỹ tốt, ngoại hình.
  • Xem xét mức độ tin tưởng của mọi người dành cho food reviewer đó.
  • Xem xét các nội dung bình luận của mọi người tích cực hay tiêu cực về người làm nghề review đồ ăn đó.
  • Đánh giá mức độ tương tác, lượt xem trên các nội dung bài đăng, độ nổi tiếng, sức ảnh hưởng của những người làm nghề review quán ăn.
  • Hạn chế lựa chọn các food review có những phát ngôn xấu hoặc hình ảnh không gây ấn tượng tốt, có tính công kích trên các trang mạng xã hội.
  • Cân đối các mức giá phù hợp với chi phí marketing của quán.

>> Top 10 Food Reviewer nổi tiếng Việt Nam hiện nay <<

3. Tạm kết

MISA CukCuk hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và có cái nhìn tổng quát hơn về nghề review quán ăn, đồng thời đã chia sẻ một số tiêu chí giúp các bạn có thể chọn food reviewer dễ dàng hơn để quảng bá quán ăn hay nhà hàng của mình. Chúc các bạn thành công!

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Bài viết liên quan
Xem tất cả