Muốn làm F&B nhưng tiền ít, thử mở quán bún đậu mắm tôm ngay nhé!

Muốn làm F&B nhưng ít tiền, bạn nghĩ sao khi mở một quán bún đậu mắm tôm quy mô nhỏ. Đây có thể được xem là nhẹ vốn hơn rất nhiều so với các mặt hàng ăn khác như hủ tiếu, bún bò hay quán phở.

Đây là món ăn rất phổ biến ở miền bắc đặc biệt là Hà Nội. Món ăn ngon với giá thành rẻ đặc biệt thu hút được đông đông đảo các đối tượng khác nhau từ nhân viên văn phòng, sinh viên, học sinh… số vốn chỉ khoảng 20 triệu – 30 triệu đồng là bạn đã có thể mở một quán bún đậu quy mô nhỏ.

Chi tiết như sau:

  • Chi phí thuê cửa hàng: 4 triệu/tháng, thuê 3 là: 12 triệu
  • Chi phí mua bàn ghế, đồ bếp, bát đũa: 10 triệu
  • Chi phí nguyên liệu: 3 triệu
  • Chi phí phát sinh: 5 triệu

Hãy cũng CUKCUK.VN bắt tay vào chuẩn bị mở một quán bún đậu ngay nhé!

Mở quán bún đậu mắm tôm

1. Tìm nguyên vật liệu

Với bất kì hàng ăn nào, nguyên liệu tươi ngon luôn được khách hàng quan tâm hàng đầu. Bún đậu mắm tôm có 4 loại nguyên liệu chính là bún, đậu, rau thơm và đặc biệt là mắm tôm. Ngoài các nguyên liệu ấy, các cửa hàng còn bổ sung thêm các nguyên liệu khác cho đa dạng như: dồi, lòng, dạ dày, chả cốm…Cần có kinh nghiệm để lựa chọn nhà cung cấp chất lượng với mức giá hợp lý.

a. Tiêu chí chọn nguyên liệu

Món chính là bún bánh. Bạn nên chọn bún trắng, sợi nhỏ và mềm, đậu ngon nhất là đậu mơ, rán giòn tan, thơm vàng. Mắm tôm phải mơi, pha mắm tôm cần thơm ngon, dậy mùi. Rau thơm, đặc biệt là rau kinh giới phải tươi và sạch. Ở món bún đậu, quan trọng nhất là mắm tôm, đây là món quyết định đến việc quán của bạn có đông khách hay không.

b. Cách pha mắm tôm “chuẩn vị”

Nguyên liệu để pha chế mắm tôm gồm:
– Mắm tôm: 2 thìa
– Đường: 1 thìa cafe
– Chanh: 1/2 quả
– Ớt tươi: 1 quả
– Rượu trắng: 1/2 thìa cafe
– Hành khô: 1 củ
– Dầu ăn: 2 thìa
Các bước thực hiện để pha mắm tôm gồm:
– Mắm cho vào bát nhỏ. Cho tiếp chanh, rượu và đường, dùng đũa đảo đều lên cho tới khi sủi tăm là được.
– Cho dầu ăn vào chảo, đun sôi, bỏ hành khô đã được băm nhuyễn vào rồi phi vàng lên.
– Đổ bát hỗn hợp mắm tôm, chanh, đường vào, đun nóng lên rồi bỏ ra bát. Ớt tươi cắt nhỏ, bỏ hạt cho vào.

Cách pha mắm tôm chuẩn vị

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến dầu ăn để rán đậu. Không nên ham rẻ mà sử dụng dầu ăn không rõ nguồn gốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe khách hàng.

2. Thuê địa điểm

Với nguồn vốn hạn hẹp, với mức ngân sách khoảng 4 triệu đồng, bạn cần tìm địa điểm kỹ và hợp lý nhất. Với mức giá này thì chỉ có thể tìm địa điểm trong ngõ nhưng giao thông thuận tiện, đặc biệt là có vỉa hè và chỗ để xe. Hãy lưu ý một số gợi ý để bạn tìm thuê địa điểm:

– Chọn cửa hàng nhỏ nhưng sạch sẽ, kê được khoảng 10-15 bàn, phù hợp với quy mô vốn 30 triệu

– Ưu tiên gần chợ, các cơ quan công sở, trường đại học…

– Ưu tiên quán có vỉa hè rộng, có chỗ để xe…

3. Mua sắm đồ đạc

Với cửa hàng bình dân, bạn chỉ cần mua sắm đồ cơ bản với mức giá rẻ nhất. Bạn cũng có thể tham khảo mấy nhóm họ sang nhược quán hoặc thanh lý đồ giá rẻ, không cần thiết phải mua mới 100% là bạn đã có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí rồ. Sau đây là một số gợi ý khi mua sắm đồ đạc cho cửa hàng bún đậu:

– Bàn nhựa Song Long 15 chiếc, giá 105.000/chiếc;

– Ghế nhựa Song Long: 60 chiếc, giá 20.000/chiếc;

– Đĩa bày đậu và bún: 120 chiếc, giá 5 nghìn đồng/chiếc;

– Bát con pha mắm tôm, nước chấm: 60 chiếc, giá 2 nghìn đồng/chiếc;

– Rổ nhựa nhỏ đựng quất, rau thơm: 100 chiếc, giá 3 nghìn đồng/chiếc;

– Bếp gas, 2 chảo lớn, đũa, kéo cắt bún và đậu, mẹt đựng bún…

Bên cạnh đó, trước khi mở quán bạn nên đẩy mạnh khâu quảng cáo và có thể sáng tạo thêm một vài cách thức tạo điểm nhấn khác biệt cho quán.

>> Để nhận được tài liệu quản trị nhà hàng, quán cafe, vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY

4. Kinh nghiệp từ dân kinh doanh lâu năm

a. Quán bún đậu 31 Hàng Khay chiếm được lòng tin và sự yêu mến của khách hàng bởi sự dân dã

Quán bún đậu ở ngõ 31 trên đường Hàng Khay cũng là một địa điểm có thu nhập rất cao và làm giàu nhờ kinh doanh bún đậu mắm tôm.

Quán nằm trong ngõ hẹp đến mức nếu 2 người đi cũng khó khăn. Thế nhưng, hầu như không lúc nào trống chỗ khách ngồi và khách hàng cũng không ngại chờ 10 – 15 để có chỗ trống ngồi.

Chị Chinh, chủ quán cho biết, theo VTCnews, vào những ngày cao điểm, quán chị có thể tiếp đón 500 khách. Trừ tất cả mọi loại chi phí như thuê cửa hàng, nhân viên và các loại nguyên phụ liệu thì mỗi ngày chị cũng có thể thu về được 3-4 triệu đồng.

Trong ngõ có hai quán cạnh tranh nhau nên chị cũng luôn cố gắng tạo được lòng tin và sự yên mến của khách. Thay vì dùng đĩa nhựa để bày đồ ăn như quán bên cạnh thì chị dùng mẹt có lót lá chuối cho món ăn thêm phần dân dã, hấp dẫn.

Ngoài ra mỗi suất sẽ được chủ quán tặng thêm một chiếc kẹo cao su để khách hàng dùng sau khi ăn xong.

Mở quán bún đậu mắm tôm bao nhiêu vốn

b. Quán bún đậu ở Đan Phượng đánh vào mức giá thấp

Cũng hái ra tiền nhờ việc kinh doanh bún đậu mắm tôm, chị Nguyễn Thị Huế, quê ở Đan Phượng (HN) bán bún đậu mắm tôm ở trước cổng trường ĐH Thương Mại chia sẻ, theo VEF: “Đây là nghề đem lại thu nhập chính cho gia đình. Một ngày cũng lãi được khoảng 1,5- 2 triệu đồng còn nếu hôm nào đông khách thì chắc chắn thu nhập còn cao hơn nhiều”. Theo lời chị Huế, vì là hàng ăn vặt, vốn và chi phí mình bỏ ra không cao.

Chị Huế tiết lộ “giá làm ra một suất bún đậu chỉ khoảng 5.000 đồng nhưng khi bán cho khách thì mỗi suất trị giá 10.000 đồng”, theo VEF. Như vậy, người bán đã lãi gấp đôi. Như vậy, mỗi tháng chị Huế cũng lãi được trên chục triệu đồng nhờ kinh doanh mặt hàng này.

c. Kinh nghiệm từ chủ quán bún đậu trên đường Đại La

Chỉ bán hàng khoảng 6 tiếng đồng hồ với chiếc gánh bún đậu và vài chiếc ghế nhựa đặt trên vỉa hè nhưng thu nhập của quán khiến nhiều người mơ ước. Nếu ai đi qua giờ bán hàng chắc hẳn sẽ thấy cảnh khách đông chật kín chỗ, có người phải đợi 10 -15p mới có chỗ ngồi ăn.

Chủ quán chia sẻ “Chất lượng của mắm tôm quyết định rất lớn tới sự thành công của quán. Mắm tôm ở quán của cô thường được chan thêm một ít mỡ cay, một nét đặc trưng riêng mà ít nơi khác có. Sau khi vắt quất và đảo đều lên, người ăn sẽ rất ấn tượng với mùi thơm đặc trưng và vị cay ngậy quyện cùng vị ngọt mặn của mắm”.

5. Tạm kết

Hiện nay, mở quán bún đậu mắm tôm đang là xu hướng kinh doanh được nhiều người chọn lựa bởi lãi cao mà vốn ít. Nhưng để thu hút khách hàng thì cần có một kế hoạch bài bản từ nguyên liệu, thiết kế cho đến bí quyết pha nước chấm ngon.

Và lâu dần, khi doanh thu tốt thì bạn nên để ý hơn về thiết kế quán, mở rộng quán và có một website cho riêng mình để khách hàng có thể order. Chắc chắn doanh thu sẽ rất bất ngờ đấy. Chúc bạn thành công với quán bún đậu mắm tôm của mình!

PHẦN MỀM QUẢN LÝ NHÀ HÀNG ĐẶC SẢN, HẢI SẢN, ẨM THỰC NƯỚC NGOÀI,…

phần mềm quản lý nhà hàng

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
4 cách quản lý nhà hàng nhiều chi nhánh chuyên…
27/03/2024
Phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới được tin…
01/04/2024
Phần mềm quản lý nhà hàng hải sản đặc sản…
23/03/2024
Review top 5 phần mềm quản lý nhà hàng tốt…
27/03/2024
Chuyển động F&B – Tổng quan thị trường ngành dịch…
18/01/2024