Điểm mặt những “đại gia” kinh doanh chuỗi trong ngành F&B

kinh doanh chuỗi

Thời gian gần đây người ta thường hay nhắc nhau về một vài thương hiệu chuỗi đã gây dựng được chỗ đứng trên thị trường, nếu không muốn nói là một bề ngoài đủ vững chắc, uy tín với khách hàng. Câu chuyện vận hành không hiệu quả, dẫn đến tình trạng thua lỗ, con số lên đến cả chục tỉ đồng. Hào nhoáng từ những mô hình nói trên thường được so sánh với những vị “đại gia” kinh doanh chuỗi trên thị trường.

Để có thể hình dung rõ nhất toàn cảnh thị trường hiện nay, CUKCUK.VN sẽ cùng bạn nhìn lại về kết quả kinh doanh của họ.

kinh doanh chuỗi

I. Kinh doanh chuỗi F&B là gì? 

Kinh doanh theo chuỗi F&B là quá trình một chủ kinh doanh nhà hàng, quán ăn, quán cafe đầu tư các nguồn lực vào một hình thức phân phối mà theo đó sở hữu và quản lý một nhóm các nhà hàng, quán ăn, quán cafe khác nhau.

Đối với mô hình chuỗi, phải đáp ứng được 3 yếu tố: thương hiệu độc đáo, quy mô lớn và phương pháp quản lý tốt. Phát triển kinh doanh chuỗi F&B có nhiều lợi thế như:

  • Giảm chi phí quảng cáo
  • Khả năng phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh
  • Linh hoạt trong quá trình vận hành
  • Giảm thiểu nguy cơ rủi ro về nợ xấu cũng như rủi ro về quản lí tài chính
  • Có nhiều lợi thế trong hoạt động dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng sau bán
  • Nếu một quán, nhà hàng nào đó trong chuỗi vì một số lý do khcsh quan buộc phải đóng cửa, sẽ không gây ảnh hưởng tiêu cực lớn lắm đến khả năng sinh lời của toàn hệ thống

Thách thức khi kinh doanh chuỗi F&B:

  • Nếu hệ thống có quá nhiều chi nhánh/cửa hàng, sẽ tạo áp lực lớn cho công tác quản lí một cách hiệu quả với yêu cầu đảm bảo tính tiêu chuẩn hóa cao.
  • Quản lí của từng cửa hàng có quyền lực hạn chế và thiếu tính chủ động, linh hoạt trong hoạt động.
  • Do tính chất mua hàng và dự trữ tập trung, nguy cơ “dự trữ chết” khá cao do nhà cung cấp khó có khả năng điều chỉnh chủng loại, số lượng, chất lượng…sản phẩm theo yêu cầu kinh doanh một cách nhanh chóng và đồng thời cho toàn bộ hệ thống.

II. Điểm mặt những “Đại gia” kinh doanh chuỗi trong ngành F&B

2.1. Golden Gate

Dẫn đầu đường đua là Golden Gate với hơn 300 nhà hàng tại 25 thành phố, Golden Gate tự tạo cho mình sân chơi riêng khi với bất kỳ phân khúc khách hàng nào, họ đều có thể đáp ứng được từ thu nhập trung bình khá đến các nhà hàng cao cấp.

Trong đó có thể đến định vị tầm trung như Kichi Kichi, trung bình khá như Gogi, Manwah, cao cấp như iSushi, Vuvuzela. Không quá khó để tìm kiếm một vài nhà hàng thuộc chuỗi Golden Gate trong các trung tâm thương mại, các tuyến phố sầm uất.

Với mức chi tiêu trung bình của khách hàng từ 250.000đ trở lên, chưa bao gồm thuế phí và các đồ uống. Doanh thu của họ hoàn toàn có thể lấp đầy thậm chí lãi nhà hàng này bù lỗ nhà hàng kia.

2.3. Redsun

Cái tên tiếp theo không thể không kể đến chính là Redsun với 15 thương hiệu và 200 nhà hàng trên cả nước. Không thiên hướng ẩm thực Nhật Hàn như Golden Gate, hãng này lựa chọn định vị mình với đa dạng ẩm thực châu Á từ Lào, Thái…

Đây cũng là một trong những doanh nghiệp có mức độ phát triển nhanh, doanh thu tăng 2.5 lần chỉ trong vòng 3 năm. Tuy nhiên, theo báo cáo, con số lãi ghi nhận của hãng ngày rơi vào khoảng 1 tỷ/năm so với doanh thu đạt được là 600 tỷ.

lợi nhuận kinh doanh chuỗi

2.3. VFBS

Nói đến chuỗi thương hiệu nhượng quyền Burger King, Domino’s Pizza hay Popeyes… là nhắc đến công ty Dịch vụ Thực phẩm và Giải khát Việt Nam thuộc tập đoàn IPP.

Với sự tiếp nhận các thương hiệu ăn nhanh nước ngoài, cũng như những hoạt động kinh doanh độc quyền tại sân bay và như trung tâm thương mại trọng điểm.

Tuy nhiên dường như những con số lại đang cho thấy tình hình kinh doanh chuỗi không mấy khởi sắc của các hãng thức ăn nhanh, một phần vì xu hướng khách hàng ngày càng chọn lựa cho mình những thức ăn mang lại giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe thay vì xu hướng ăn vội, lấp đầy bụng như trước kia.

Đặc biệt kể từ khi thị trường Pizza có thêm nhiều đối thủ mạnh xuất hiện và nhận được sự đầu tư đáng kể, vị thế của Domino’s Pizza cũng do đó mà bị lung lay.

Điểm sáng ở Pizza 4P’s với lãi của năm 2018 lên đến 52 tỷ mặc cho những hãng pizza khác trên thị trường thực sự đau đầu khi tình hình kinh doanh lỗ liên tiếp.

Kinh doanh chuỗi

2.4. Chuỗi Highlands Coffee

Nếu so sánh với những thương hiệu kinh doanh đồ uống trên thị trường thì thương hiệu giữ được phong độ ổn định, với chính sách vận hành, quản lý chặt chẽ đã giúp Highlands phát triển và nhân rộng hiệu quả.

Họ sẵn sàng chi ngân sách để đầu tư mặt bằng tại những vị thế đắc địa bậc nhất, nhưng hãng này vẫn ghi nhận lãi hàng năm và dẫn đầu thị trường về tốc độ phát triển.

Điểm mấu chốt là giá thành chung của Highlands vừa túi với mức sống hiện tại, họ phục vụ quay vòng sáng, chiều tối và thường xuyên nghiên cứu, cải tiến sản phẩm.

Chuỗi Highlands Coffee

III. Muốn kinh doanh chuỗi phải làm thế nào?

4 yếu tố sống còn với mô hình kinh doanh chuỗi:

  • Sản phẩm: Kiểm soát chất lượng sản phẩm và ổn định giá bán, sản phẩm luôn đầy đủ, phong phú và phải phù hợp với từng địa điểm kinh doanh, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
  • Thương hiệu, hệ thống địa điểm cửa hàng: Cần nhất quán ở tất cả các địa điểm kinh doanh (tiêu chuẩn mặt bằng, hình ảnh cửa hàng, trưng bày, tác phong nhân viên). Bên cạnh đó, chủ nhà hàng, quán ăn, quán cafe cần chọn đúng địa điểm kinh doanh, nhanh chóng quyết định đóng cửa các địa điểm làm ăn thua lỗ.
  • Vốn: Yếu tố quan trọng trong kinh doanh
  • Hệ thống vận hành: Bao gồm nguồn nhân lực, quy trình kiểm soát và phần mềm quản lý. Lựa chọn phần mềm quản lý phù hợp đảm bảo chuỗi được vận hành nhất quán tại tất cả các địa điểm, mang đến cho khách hàng sự hài lòng cao về sản phẩm và dịch vụ

Kinh doanh chuỗi, mở rộng quy mô đối với sự phát triển của nhà hàng, quán ăn, quán cafe là dấu mốc phát triển quan trọng. Nếu bạn muốn phát triển bền vững, cần lựa chọn những công cụ hỗ trợ quản lý vận hành hiệu quả, tránh thất thoát và gian lận.

Đăng ký dùng thử miễn phí 15 ngày phần mềm quản lý chuỗi F&B MISA CukCuk:

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Bài viết liên quan
Xem tất cả