Dần phát triển nhiều “căn bếp trên mây”, “nhà hàng ảo” tại Việt Nam

Chẳng cần bàn ghế, nhân viên phục vụ nhưng vẫn có đơn hàng, đó là những gì mô tả một cách ngắn gọn về mô hình “căn bếp trên mây”. Trên thế giới đã xuất hiện những mô hình như vậy từ khoảng nửa cuối 2019, và tại Việt Nam thời gian gần đây, mô hình này bắt đầu phát triển. Chính sự phát triển của công nghệ đã tạo điều kiện để các chủ quán có thể tối ưu được chi phí nhân công, mặt bằng nhưng vẫn có thể phục vụ tốt những vị thượng đế của mình. Trong bài viết này CukCuk sẽ giới thiệu cụ thể về mô hình này để anh chị chủ quán tham khảo:

thiết bị bếp nhà hàng

1, Cách thức hoạt động của những “căn bếp trên mây”

Đúng như tên gọi, những ở căn bếp này các đầu bếp, chuyên gia sẽ tập trung vào việc chế biến, nấu nướng, tuy nhiên thay vì phục vụ cho những vị khách đến ăn tại nhà hàng, họ chỉ tập trung phục vụ cho những đơn hàng online. Các thương hiệu khác nhau có thể thuê chung một mặt bằng, cùng nấu nướng tại căn bếp chung đó. Những món ăn được chế biến theo yêu cầu sẽ được đối tác giao mang đi, hoặc theo sự phân phối của bộ phận vận hành.

Đối tượng khách hàng của những mô hình kiểu mới này là những người lựa chọn giao hàng tận nơi hoặc đến mang về. Nhóm đối tượng này hoàn toàn trùng khớp với nhóm đối tượng trên các ứng dụng đặt món trực tuyến hiện nay. Trước đó Grab cũng đã từng thử nghiệm mô hình Grab Kitchen tại Hồ Chí Minh để có thể đáp ứng được nhu cầu của thực khách. Đặc biệt là sau khi trải qua 2 đợt dịch, ngành dịch vụ ngưng trệ, đóng băng, các chi phí vận hành dần bị thu hẹp, có lẽ đây là hướng giải quyết mới thay cho những vướng mắc còn tồn đọng đặc biệt là bài toán chi phí nhân sự và mặt bằng.

Phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk - Sản phẩm công nghệ số 2020

2, Những giá trị hiện hữu và tiềm năng trong tương lai

Sáng lập một trong những “căn bếp trên mây” đầu tiên tại Việt Nam, bà Ninh Hoàng Ngân – Founder của Chef Station cho biết: nhận định tình hình kinh doanh của các nhà hàng chịu tác động bởi Covid không ít nơi đóng cửa, ngưng hoạt động vì không đủ kinh phí duy trì, do đó nếu có một nơi để họ có thể tiếp tục vận hành mà giảm thiểu được chi phí thì cơ bản sẽ tốt hơn. Mỗi quán chỉ cần diện tích 20m2 để phục vụ công việc chế biến của mình cũng như khoảng 4 – 5 nhân sự chế biến nấu nướng.

Đối với các hoạt động nhận đơn, giao hàng phía Chef Station sẽ đảm nhận. Bà Ngân cũng nói thêm: Nếu mô hình này phát triển hiệu quả, việc nhân rộng thêm các cơ sở kinh doanh mới cũng đang nằm trong dự tính, thậm chí là các tỉnh thành khác như Hà Nội, Đà Nẵng

Phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk - Sản phẩm công nghệ số 2020

Chính những đối tác tham gia mô hình bếp trên mây này cũng nhận thấy về chi phí đầu tư có thể giảm thiểu tới 70% chi phí về mặt bằng, về vấn đề nhân sự, quản lý cũng vì thế mà được giảm tại. So với việc phục vụ thực khách ăn tại chỗ thì việc bán hàng online có thể giúp cho chúng tôi đạt công suất phục vụ gấp 2, 3 lần thậm chí có những thời gian cao điểm, chúng tôi đạt hơn 100 đơn hàng/ngày chỉ với căn bếp ấy.

3, Tạm kết

Xu hướng người dùng đang dần chuyển dịch sang các hình thức mua sắm trực tuyến, với món ăn cũng vậy, thay vì mất thời gian để di chuyển đến các địa điểm mình muốn, thực khách hoàn toàn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các hệ thống giao nhận. Và tất yếu, có cầu ắt có cung, thậm chí những mô hình kinh doanh vừa, nhỏ hoàn toàn có thể tự độc lập kinh doanh khi chưa có đủ nguồn lực để thuê mặt bằng, vận hành và khi đó, sự lựa chọn những “căn bếp trên mây” như vậy rất đáng để cân nhắc.

Đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Bài viết liên quan
Xem tất cả