Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân hút khách, lãi cao

Hiện nay cùng với nhu cầu của khách hàng, các quán ăn nhà hàng xuất hiện ngày một nhiều và hướng tới nhiều đối tượng khác nhau. Nhằm phục vụ cho sinh viên, công nhân, người lao động có thu nhập không cao… các quán cơm bình dân được mở ra ngày càng nhiều. Tuy nhiên không phải quán cơm nào cũng thu được khách hàng như mong muốn, cùng khám phá kinh nghiệm mở quán cơm bình dân hút khách thu lợi nhuận dưới đây.

1. Mở quán cơm bình dân cần những gì

Quán cơm bình dân hướng đến đối tượng khách hàng có thu nhập thấp và trung bình, tuy nhiên khách hàng bỏ tiền ra luôn mong muốn nhận được chất lượng dịch vụ tốt, đồ ăn ngon và giá thành hợp lý. Vậy cần làm gì khi mở quán cơm bình dân để thu hút được nhiều khách hàng?

1.1. Địa điểm

Được đánh giá chiếm đến hơn 50% tỉ lệ thành công khi kinh doanh quán ăn là yếu tố địa điểm. Cần nghiên cứu kỹ mặt bằng thuê, tránh những nơi vắng vẻ ít dân cư hoặc những nơi người dân không có nhu cầu ăn các món cơm giá rẻ.

Nếu có thể, hãy thuê mặt bằng gần các trường đại học, bệnh viện, khu công nghiệp… đây là những nơi khách hàng có nhu cầu lớn trong việc mua cơm bình dân. Chủ quán cũng cần tính toán thời điểm 6 – 7 giờ sáng, 11 – 13 giờ trưa và 17 – 20 giờ tối, lượng người di chuyển qua khu vực muốn mở quán ra sao để quyết định địa điểm đặt quán.

Ngoài ra khi xây dựng cần quan tâm đến yếu tố phong thủy như ngày khởi công, vị trí mở cửa dựa trên tuổi tác của chủ quán. Có thể tham khảo các bài viết gợi ý về phong thủy mở quán cơm để biết thêm chi tiết do mỗi tuổi sẽ có thời gian khởi công xây dựng cũng như vị trí mở cửa quán phù hợp.

Việc lựa chọn mặt bằng cho quán cơm bình dân cần được tính toán cẩn thận

1.2. Mở quán cơm bình dân cần giấy phép gì?

Để kinh doanh quán cơm bình dân một cách hợp pháp, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết. Dưới đây là những giấy tờ quan trọng mà bạn cần xin cấp:

  • Giấy phép kinh doanh: chứng nhận pháp lý cho hoạt động kinh doanh của quán, đăng ký hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp tùy theo quy mô tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở Kế hoạch và đầu tư
  • Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm: chứng minh quán của bạn đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, xin cấp tại cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của địa phương, hình thức kiểm tra: cơ sở vật chất, quy trình chế biến, nguồn nguyên liệu
  • Giấy phép phòng cháy chữa cháy: đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cho quán ăn, xin cấp tại cơ quan phòng cháy chữa cháy tại địa phương, hình thức: kiểm tra hệ thống phòng cháy chữa cháy của quán
  • Các loại giấy tờ khác: hợp đồng thuê nhà, giấy phép đăng ký thương hiệu, giấy tờ liên quan đến nguồn gốc thực phẩm,…

1.3. Mở quán cơm bình dân cần bao nhiêu vốn?

Bắt đầu kinh doanh theo hình thức và lĩnh vực nào cũng cần vốn. Để mở một quán cơm bình dân đòi hỏi chủ quán phải có số vốn ít nhất là 100 triệu. Đây là số tiền tối thiểu dùng để đầu tư, xây dựng và sửa chữa mặt bằng; trang bị bàn ghế và các thiết bị cần thiết; trang trí không gian quán …

Trước khi mở quán nên có một bảng chi phí chi tiết để xác định nguồn vốn cần bỏ ra cũng như có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả hơn. Đặc biệt, khi quán mới mở tạm thời chưa có lượng khách ổn định, thu nhập không cao vì thế cần có chi phí hoạt động dự phòng cho 3 tháng đầu.

Không những cần có kế hoạch chi tiêu chi tiết và sử dụng hợp lý, nguồn vốn dùng để mở quán cơm bình dân cũng cần được quản lý hiệu quả. Nên kiểm soát doanh thu và chi phí để tính toán lợi nhuận chính xác, tránh trường hợp quán cơm bị phá sản do không kiểm soát được các khoản thu chi hàng ngày.

1.4. Nghiên cứu thị trường và khách hàng

Một khâu chuẩn bị quan trọng khi bắt đầu kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào, người chủ cũng cần thực hiện đó là nghiên cứu thị trường và khách hàng tiềm năng.

Đầu tiên cần xem xét, trong khu vực xung quanh có quán cơm bình dân nào đang mở hay không, quán đó hoạt động thế nào? Các món ăn ở quán được đánh giá ra sao, khách hàng có hài lòng hay không?

Đây là những thông tin quý báu, nên thu thập để áp dụng vào quán bản thân làm chủ. Nên rút kinh nghiệm từ những lỗi sai của quán đã mở và học hỏi những gì khách hàng đánh giá cao ở quán ăn đó.

Nghiên cứu thị trường để biết được khẩu vị của khách hàng

Việc xác định đối tượng khách hàng cũng vô cùng cần thiết. Biết được khách hàng hướng đến, chúng ta sẽ có kế hoạch đầu tư cho việc trang trí quán, lựa chọn nguyên liệu và lên thực đơn các món ăn.

Một điều nên chú ý là mặt bằng của quán luôn phải sạch sẽ và thoáng mát, dù là quán ăn bình dân nhưng yếu tố vệ sinh vẫn cần được đảm bảo.

1.5. Lựa chọn nguồn nguyên liệu

Yếu tố quan trọng quyết định sự thành công khi mở quán cơm bình dân nằm ở khâu lựa chọn nguyên liệu. Trong lĩnh vực ẩm thực, yếu tố chất lương là yếu tố then chốt giúp quán giữ chân khách hàng.

Nên lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào ở những nơi uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh. Chủ quán có thể lựa chọn nguyên liệu ở các chợ đầu mối để đảm bảo các món ăn được làm ra được tươi ngon và an toàn cho sức khỏe.

Một số mặt hàng nên được dự trữ với số lượng nhiều như gạo, các loại gia vị như dầu ăn, hạt nêm, muối… Mỗi quán chỉ nên có mối nguyên liệu nhất định để dễ dàng kiểm soát chất lượng cũng như ổn định chi phí.

1.6. Nhân viên

Các quán cơm bình dân cũng cần số lượng nhân viên nhất định, cần tính toán lượng bàn và khách bao nhiêu để xác định số lượng đầu bếp, nhân viên chạy bàn, nhân viên dọn dẹp vệ sinh…

Đầu bếp là người có vai trò quan trọng quyết định đồ ăn có ngon hay không vì thế cần được tuyển chọn kỹ lưỡng. Nên chọn những đầu bếp có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề và có tinh thần trách nhiệm cao.

Nhân viên thu nhân, chạy bàn nên chọn những người nhanh nhẹn, có thể làm việc linh hoạt ở nhiều vị trí. Điểm chung khi lựa chọn nhân viên cho quán cơm, chủ quan nên chọn những người chăm chỉ và có ý thức tự giác khi làm việc.

Lựa chọn nhân viên làm việc chăm chỉ và có tinh thần trách nhiệm

1.7. Lên thực đơn

Việc lên thực đơn cho quán cơm bình dân cũng rất quan trọng do mỗi khách hàng có vị khẩu vị riêng, việc có được một thực đơn món ăn hài hòa, hợp khẩu vị nhiều người là yêu cầu đặt ra với chủ quán và đầu bếp.

Nên có sự bàn bạc để quyết định việc cho các món ăn vào thực đơn đảm bảo tiêu chí: ngon – bổ – rẻ; nên có các món ăn phụ đi kèm để xuất cơm được đầy đặn hơn mà không tốn nhiều chi phí.

Các món ăn nên được đa dạng, đổi mới dựa trên phản hồi của khách hàng và theo sự biến đổi của thời tiết. Vào những ngày nắng nóng nên ưu tiên các món canh thanh mát, canh chua… ; vào những ngày trời lạnh nên thêm vào các món xào hoặc nướng…

Trong thời gian đầu mới mở quán cơm bình dân nên lên thực đơn đa dạng và có các món thay đổi để nắm bắt khách hàng thích món ăn nào và món ăn nào chưa được ưng ý. Từ đó dần dần hoàn thiện một thực đơn mang lại hiệu quả.

Thực đơn quán cơm bình dân cần có sự đa dạng

1.8. Hình thức phục vụ

Hiện nay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các quán ăn nói chung và quán cơm bình dân nói riêng nên có sự linh hoạt giữa hình thức phục vụ tại chỗ và mang về.

Với những quán có diện tích khiêm tốn việc nghiên cứu và phát triển loại hình dịch vụ ship đồ ăn sẽ mang lại hiệu quả tốt, vừa khắc phục được hạn chế về không gian vừa mang lại sự thoải mái cho khách hàng khi không cần phải di chuyển quá nhiều.

Các quán cơm bình dân cũng có thể đăng ký dịch vụ trên các app bán đồ ăn để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Một số app được nhiều người sử dụng mua đồ ăn có thể kể đến nowfood, baemin…

2. Kế hoạch kinh doanh quán cơm bình dân

Mở quán cơm bình dân là một ý tưởng kinh doanh hấp dẫn, đặc biệt với những ai yêu thích nấu ăn và muốn phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, để thành công, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng với một kế hoạch kinh doanh rõ ràng

2.1. Lên ý tưởng, định hướng kinh doanh

  • Xác định khách hàng mục tiêu: người lao động, sinh viên, công nhân, nhân viên văn phòng, người có thu nhập trung bình, cần bữa ăn tiện lợi, giá cả phải chăng
  • Mô hình kinh doanh: quán cơm bình dân truyền thống (cơm tấm, cơm phần, cơm tự chọn), kết hợp bán online qua các ứng dụng giao hàng (grabfood, shopeefood,…)
  • Điểm khác biệt: đồ ăn sạch, ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, menu đa dạng, đổi món mỗi ngày, giá cả hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng

2.2. Nghiên cứu và chuẩn bị

  • Khảo sát địa điểm: gần khu công nghiệp, bệnh viện, văn phòng, trường học, địa điểm có giao thông thuận tiện
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh: cách phục vụ, món ăn, giá cả, lượng khách hàng. Tìm cách làm tốt hơn: thêm món, giảm giá, phục vụ nhanh hơn
  • Xây dựng kế hoạch tài chính: chi phí ban đầu (thuê mặt bằng, thiết bị, trang trí quán), chi phí vận hành (nguyên liệu, lương nhân viên, điện, nước, gas), doanh thu dự kiến (trung bình mỗi khách hàng, khách hàng/ ngày, doanh thu tháng)
  • Giấy tờ pháp lý: giấy phép kinh doanh, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

2.3. Chuẩn bị mở quán

  • Thiết kế không gian quán: không gian thoáng, sạch sẽ, bàn ghế gọn gàng, bố trí khu vực lấy đồ ăn, khu vực ngồi hợp lý,
  • Trang thiết bị cần thiết: bếp gas, nồi cơm điện công nghiệp, tủ lạnh bảo quản thực phẩm, bàn inox, khay đựng đồ ăn, bát, đũa, cốc, hộp mang về
  • Menu quán: các món mặn (thịt kho, cá kho, sườn nướng, gà chiến,…), các món rau (rau muống xào tỏi, cải ngọt xào, luộc,…), món canh (canh chua, canh rau củ, canh bí đỏ,…)
  • Nguồn cung cấp nguyên liệu: lựa chọn nhà cung cấp uy tín (chợ đầu mối, siêu thị, nông dân địa phương), đảm bảo thực phẩm tươi sạch, giá cả hợp lý

2.4. Marketing cho quán cơm bình dân 

  • Marketing offline: phát tờ rơi quanh khu vực quán, treo biển khuyến mãi
  • Marketing online: đăng tải hình ảnh món ăn, thực đơn lên Facebook, Zalo,…, tham gia các hội nhóm cộng đồng để quảng bá, đăng ký các ứng dụng giao đồ ăn (Grabfood, Shopeefood)
  • Chương trình khai trương: giảm giá 10-20% trong tuần đầu tiên, tặng kèm món ăn hoặc đồ ăn miễn phí

2.5. Quản lý vận hành

  • Quản lý nguyên liệu: mua nguyên liệu mỗi ngày hoặc dự trữ ngắn hạn, theo dõi lượng nguyên liệu để tránh lãng phí hoặc thiếu hụt
  • Quản lý nhân viên: phân chia công việc rõ ràng (nấu ăn, dọn dẹp, phục vụ), đào tạo kỹ năng giao tiếp và phục vụ khách hàng
  • Duy trì chất lượng món ăn: nấu đúng công thức, đảm bảo hương vị đồng đều, luôn giữ vệ sinh trong quá trình nấu nướng và phục vụ

2.6. Phát triển lâu dài

  • Đa dạng hóa dịch vụ: bán thêm cơm văn phòng đóng hộp cho khách đặt hàng từ xa, cung cấp suất ăn theo tuần/ tháng cho công ty hoặc nhóm khách hàng cố định
  • Cải thiện chất lượng: thu thập phản hồi khách hàng để thay đổi menu, món ăn phù hợp hơn, nâng cấp không gian quán khi có điều kiện
  • Mở rộng quy mô: tăng thêm số lượng chi nhánh ở các khu vực khác, phát triển mô hình nhượng quyền nếu kinh doanh thành công

3. Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ của MISA Cukcuk về kinh nghiệm mở quán cơm bình dân, hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích cho các bạn đang có mong muốn khởi nghiệp với quán cơm. Những kiến thức về mở quán ăn, nhà hàng, … sẽ tiếp tục được cập nhật và gửi đến mọi người trong các bài viết tiếp theo, thường xuyên theo dõi để không bỏ lỡ nhé!

đăng ký nhận tin

Bài viết liên quan
Xem tất cả