Kết hợp mở Lounge trong kinh doanh nhà hàng sao cho hiệu quả

Lounge hiện đang được các nhà hàng quan tâm để mở kết hợp. Vì sự sang trọng, thư thái mà nó đem lại đã rất thu hút khách hàng. Vậy mở Lounge kết hợp với nhà hàng sao cho hiệu quả? Hãy cùng Misa CukCuk tìm hiểu trong bài viết sau.

I/ Thế nào là Lounge?

Lounge là khu vực chờ dành cho khách VIP. Nhưng ở thời điểm hiện tại, Lounge trở thành loại mô hình kinh doanh F&B đầy tiềm năng. Trong Lounge còn phục vụ cả đồ uống có cồn hoặc không cồn và cả các món ăn nhẹ. Nó là sự kết hợp đầy tinh tế của Bar nhưng không quá sôi động, ồn ào và không gian thoải mái nhẹ nhàng nhưng không quá lặng lẽ như quán cafe.

lounge là gì

II/ Những đặc trưng của Lounge thu hút khách

1. Không gian sang trọng độc đáo của Lounge

Lounge được thiết kế theo một phong cách rất hiện đại, sang trọng nhưng lại không gây cảm giác gò bó hay khuôn phép cho khách hàng. Bởi vậy mà nội thất chủ yếu trong Lounge sử dụng là những bộ sofa êm ái như trong không gian gia đình khiến cho thực khách cảm thấy thoải mái.

Và thứ không thể thiếu trong Lounge chính là những chiếc bàn dài làm bằng đá hoặc gỗ có tông màu nhã nhặn sang trọng.

thiết kế lounge

2. Âm nhạc thư thái được sử dụng trong Lounge

Âm nhạc được coi là yếu tố quan trọng tạo lên cho Lounge sự khác biệt. Lounge luôn hướng tới cảm xúc và trải nghiệm của khách hàng vì thế mà cần cân bằng không khí náo nhiệt trong Bar với sự tĩnh lặng trong quán cafe.

Để gây ấn tượng với khách hàng loại nhạc thường được sử dụng trong Lounge là nhạc Jazz hay như Chillhop được mở với âm lượng vừa đủ nghe để khi khách sử dụng đồ uống có cảm giác thư thái thoải mái thưởng thức.

3. Thực đơn được xây dựng trong Lounge

Thực đơn được xây dựng trong Lounge khá là đơn giản. Menu thường là sự pha trộn những đồ uống có cồn như trong Bar và không cồn nhẹ nhàng của quán cafe. Ngoài ra ở đây thực khách còn được phục vụ một số loại thức ăn nhẹ như: bánh kem, bánh hoa quả,…Lounge cũng có tổ chức các buổi trà chiều.

thực đơn lounge

Tuy thực đơn được xây dựng đơn giản nhưng mỗi một quán Lounge sẽ tự tạo ra một số loại đồ uống đặc sắc mang phong cách riêng từng quán.

III/ Các bước mở kinh doanh Lounge

1. Xác định khách hàng mục tiêu

Lounge được biết đến là sự pha trộn tinh tế giữa Bar và quán Cafe. Vì điều đó tệp khách hàng của Lounge cũng bao gồm cả tệp khách hàng của Bar và quán Cafe. Đây cũng được coi là nơi dành cho những thực khách muốn có trải nghiệm sang trọng, độc đáo trong một không gian đem lại sự thoải mái tối đa.

Lounge ngày nay được các chủ kinh doanh chọn làm nơi tiếp đãi những khách hàng quan trọng bậc nhất của công ty. Với không gian sang trọng, thoải mái vừa đủ tinh tế, việc mở lounge hoàn toàn phù hợp để hướng đến đối tượng khách có nhu cầu bàn bạc, trao đổi công việc.

Ngoài ra, những nhóm khách đông độ tuổi trung niên cũng được coi là những đối tượng rất thường xuyên chọn lounge làm địa điểm gặp mặt, trò chuyện vì sự riêng tư và thoải mái lại đa dạng về các loại đồ uống.

Mặc dù tệp khách hàng đa dạng nhưng những nhóm đối tượng thanh thiếu niên thích sự sôi động ồn ào lại không hề thích đến Lounge. Hay nhóm đối tượng học sinh, sinh viên thu nhập không nhiều lại rất ngại đến Lounge vì vẻ sang trọng.

2. Nguồn vốn đầu tư

Số tiền vốn từ 100 – 300 triệu chính là khoản chi phí cơ bản cần có để mở một quán lounge nhỏ với quy mô khách hàng từ 60-100 khách. Nếu đầu tư vào lounge thì vốn đầu tư còn tùy thuộc vào khu vực, quy mô, phân khúc thực khách và số bàn dự kiến của quán bạn sẽ mở nữa. Nếu muốn mở một quán sang trọng, nhiều khoảng trống đẹp, rộng thì theo kinh nghiệm mà nhiều nhà đầu tư lúc bấy giờ số tiền vốn cần lên tới 500 – 700 triệu và hoàn toàn có thể nhiều hơn từ 500 đến 2 tỷ. Và đương nhiên số tiền bạn bỏ ra đầu tư sẽ không uổng phí nó tỉ lệ thuận với số tiền bạn thu về từ khách hàng.

3. Tìm mặt bằng

Kinh doanh Lounge đòi hỏi mặt bằng phải thật rộng, không gian mở để tạo một quán mang phong cách kiến trúc và nội thất đẳng cấp. Mặc dù vậy vẫn cần đảm bảo cho khách có những góc đủ riêng tư, yên tĩnh. Đây là mô hình thưởng thức nghệ thuật đặc sắc, luôn mang lại những trải nghiệm thượng lưu nhất trên thế giới. Để có thể mang đến cho khách hàng một không gian đảm bảo các yếu tố rộng rãi, sang trọng đẳng cấp nhưng riêng tư có mặt tiền lớn là vô cùng cần thiết.

mặt bằng lounge

4. Thủ tục kinh doanh

Không như các loại hình dịch vụ kinh doanh nhà hàng khác, kinh doanh lounge có rất nhiều rủi ro khó lường trước. Chủ quán cần dành thời gian tìm hiểu các quy định, luật lệ, thủ tục và yêu cầu để cấp phép hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh của lounge.

Vấn đề về xây dựng, về sửa chữa phải có bản vẽ, thiết kế rõ ràng để làm việc với cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thi công. Nghiêm túc thực hiện các vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm, các vấn đề quy định về phòng cháy chữa cháy.

Nếu Lounge đăng ký kinh doanh là nhà hàng thì được phép cung cấp các loại thức uống có nồng độ cồn dưới 15%, nếu có bán rượu phải xin giấy phép kinh doanh rượu bia, bán thuốc lá cũng hết sức lưu ý giấy phép kinh doanh thuốc lá.

5. Lên danh sách nhà cung cấp

Vì Lounge là mô hình kinh doanh các loại thức uống, đồ ăn cho một không gian sang trọng cho những vị khách khó tính đòi hỏi sự tinh tế khi phục vụ nên nguồn cung cấp các loại thực phẩm cần đảm bảo rõ ràng. Chủ quán hãy chọn những nhà cung cấp lớn, uy tín để vừa có được nguồn hàng chất lượng cho việc làm hàng vừa có giá thành rẻ. Nhất là những loại rượu dùng để pha chế cần có giấy tờ đảm bảo hàng chuẩn chất lượng từ nhà cung cấp tránh hàng giả ảnh hưởng danh tiếng của quán.

6. Đầu tư vào nội thất và nguyên vật liệu

Việc thiết kế nội thất quán lounge rất quan trọng vì Lounge mang nét đẹp sang trọng, độc đáo nhưng phải mang đến cho khách hàng cảm giác thoải mái phù hợp với sở thích của khách hàng. Điều đó thu hút khách hàng mới không mất nhiều chi phí quảng bá nhà hàng. Gam màu thiết kế nội thất quán chủ quán nên dùng những gam màu nóng và lạnh kết hợp với nhau sẽ tạo hiệu ứng không gian hài hòa và cân đối mang đến cho khách hàng sự dễ chịu không bị rối mắt. Một lưu ý cho chủ quán khi đầu tư nên dùng những đồ nội thất cao cấp, sang trọng, tinh tế. Một không gian cao cấp, sang trọng khẳng định đẳng cấp của chủ quán cũng như những khách hàng đến quán.

mở lounge

Việc lắp đặt hệ thống âm thanh là một phần không thể quan trọng. Nhưng trong Lounge việc lắp đặt âm thanh sao cho không quá ồn ào, chói tai lại không dễ. Hệ thống âm thanh phụ thuộc rất nhiều vào diện tích và độ cao của trần nhà. Chủ quán khi thiết kế cần  đảm bảo các hệ thống tiết chế tiêu âm, lọc được các tạp âm, dư âm để âm thanh khi mở sống động, chân thực. Dàn loa sang trọng, ấn tượng cũng khiến khách hàng hài lòng hơn.

Với những quán lounge có diện tích tầm 500m2 thì chủ quán nên lắp đặt hệ thống loa treo trên góc tường. Với diện tích lớn chủ quán nên dùng 6 đến 8 cái treo cách mặt đất 3-4m. Nên lắp thêm phần mềm để việc cài đặt độ phủ âm thanh trở lên dễ dàng. Âm thanh cho quán lounge nên thích hợp với việc đặt loa hình tháp, sub ở dưới, full ở trên, loa sẽ được đặt ở 2 bục chỉnh nhạc.

7. Tuyển dụng nhân viên và cách đào tạo

Không gian Lounge là nơi để thực khách đến thưởng thức đồ uống một cách thư giãn, thoải mái nhất, vì vậy kỹ năng Bartender rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh quán. Một bartender kỹ năng điêu luyện, có hiểu biết sẽ tạo ấn tượng với thực khách, và giữ chân nhiều khách hàng VIP cho quán. Ngoài việc đào tạo họ có kỹ năng độc đáo phía sau quầy bar, Bartender cũng phải thân thiện và có khả năng trò chuyện, làm bạn với khách.

Nhân viên order hay nhân viên phục vụ bàn cũng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tâm trạng khách. Những nhân viên thân thiện, lễ phép, có chuyên môn sẽ giúp khách cảm thấy hài lòng hơn rất nhiều.

8. Lên phương án Marketing

Ngoài những yếu tố về vật chất, con người chủ quán cũng cần chú trọng vấn đề quảng bá, truyền thông để đạt doanh thu, lợi nhuận nếu muốn mở lounge hoạt động hiệu quả. Luôn tạo ra các chương trình ưu đãi, khuyến mãi đi kèm truyền thông để thực khách biết đến quán bạn nhiều hơn.Khách hàng vào quán Louge chủ yếu để giải trí, chủ quán không được đầu tư sơ sài về khoản này. Các thực khách đến không chỉ thưởng thức những ly cocktail thơm ngon, mà còn đến để thưởng thức âm nhạc, tận hưởng cảm giác sôi động của quán, giao lưu với nhau như khiêu vũ, nhảy đầm…

9. Sử dụng phần mềm quản lý

Thời đại hiện nay được công nghệ hóa rất nhiều. Có rất nhiều phần mềm quản lý bán hàng để hỗ trợ các chủ quán trong việc kinh doanh. Các phần mềm có thể tổng hợp, báo cáo cho chủ quán các khoản đầu tư tốn bao nhiêu, nguồn thu nhập trong ngày… để chủ quán nắm rõ được tình hình kinh doanh của quán sát sao nhất. Các chủ quán nên sử dụng những phần mềm được ưa chuộng và có nhiều tính năng phù hợp với quán Lounge của mình để dễ dàng quản lý.

>> Tham khảo chi tiết về Phần mềm quản lý Lounge/ Bar/ Pub <<

IV/ Những quán Lounge hoạt động nổi tiếng

1. Quán Lounge Angelina (Khách sạn Sofitel Metropole)

Khách sạn Sofitel Metropole có 6 nhà hàng và quán bar với nhiều phong cách. Trong đó, Lounge angelina là điểm đến mà các thực khách cùng nhau chia sẻ cảm hứng về mỹ thuật trong kiến trúc, nội thất và được thưởng thức, nhâm nhi các loại rượu whisky, cocktail được pha chế đặc biệt. Thiết kế của quán Lounge Angelina mang đậm bản sắc riêng độc đáo. Tầng trên là khu vực quầy bar thiết kế nội thất da và gỗ cùng không gian thông tầng đầy ấn tượng.

Quán Lounge Angelina (Khách sạn Sofitel Metropole)

Địa chỉ: 56 Lý Thái Tổ, P.Tràng Tiền, Q.Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

2. Quán Summit Lounge (Khách sạn Sofitel Plaza)

Ở đây, người uống cà phê có thể cảm nhận vẻ đẹp của đường chân trời một cách rõ rệt tại lounge tầng 20 của Sofitel Plaza. Được thiết kế bởi kiến trúc sư Victor Loh, Summit Lounge mang đến sự kết hợp hài hòa giữa sự phóng khoáng tự nhiên của không gian ngoài trời.

Địa chỉ: 01 Đường Thanh Niên, Phường Trúc Bạch, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội

3. Quán Cava Lounge (Khách sạn Meliá Hà Nội)

Cava Lounge là nơi hoàn hảo để thư giãn và thưởng thức những ly cocktail đẳng cấp, các loại bia địa phương và quốc tế kết hợp các món ăn nhẹ. Cava Lounge thật sự là địa điểm hoàn hảo để gặp gỡ bạn bè và đối tác kinh doanh quan trọng.

m

Địa chỉ: 44B Lý Thường Kiệt, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội

V/ Lời kết

Hiện nay có rất nhiều mô hình kinh doanh trong ngành nhà hàng thu hút được các chủ quán kinh doanh bởi sự mới lạ và tiềm năng. Lounge cũng vậy cũng là loại mô hình kinh doanh đầy tiềm năng thu hút được nhiều khách hàng. Hi vọng bài viết trên có thể giúp các chủ quán có thể mở quán thành công thu về nhiều lợi nhuận.

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Mở tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn? Những lưu…
03/04/2024
Nhượng quyền xe cafe pha máy là gì? Tất tần…
31/01/2024
Tất tần tật về thương hiệu trà sữa nhượng quyền…
23/01/2024
Hướng dẫn lựa chọn màu sắc phong thủy rước tài…
11/01/2024
Noel bán gì? Ý tưởng kinh doanh kiếm tiền vào…
29/11/2023