5 kinh nghiệm mở nhà hàng dân tộc thành công 

Hiện nay trên thị trường các nhà hàng dân tộc (Ethnic Restaurant) đã thu hút được rất nhiều bạn trẻ bởi đồ ăn, không gian đều có nét riêng rất đặc biệt. Nắm bắt được điều này, nhiều chủ đầu tư lựa chọn mở các nhà hàng dân tộc để phát triển. Tuy nhiên mở nhà hàng dân tộc như thế nào cho hiệu quả và có được nhiều lợi nhuận. Tham khảo những kinh nghiệm hay để có thể mở nhà hàng dân tộc thật thành công. 

I. Nhà hàng dân tộc là gì? Xu hướng kinh doanh ẩm thực dân tộc, đặc sản vùng miền hiện nay

Trước hết nhà hàng dân tộc có thể hiểu là một cơ sở kinh doanh các sản phẩm, với những món ăn của một dân tộc nào đó. Nhằm để thu hút khách hàng và tạo ra lợi nhuận cao. Hiện nay các nhà hàng dân tộc không chỉ phổ biến ở những khu vực miền núi để phục vụ cho khách du lịch mà hiện nay được mở ở nhiều nơi để phục vụ nhu cầu của thực khách. 

Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội thì thực khách có mong muốn được tiếp cận và thưởng thức nét đẹp trong văn hóa ẩm thực các dân tộc vùng miền. Mọi người thường ưa chuộng những món ăn độc lạ, thích sự giản dị của những món ăn dân tộc. Vì thế nên việc mở một nhà hàng dân tộc quả thực là một ý kiến không hề tồi, trong thời điểm hiện nay.

Mở nhà hàng dân tộc quán

II. Dự toán chi phí mở nhà hàng dân tộc 

Khi bắt đầu một dự án nào đó thì việc đầu tư về vốn và dự toán những chi phí cần có để phát triển là một điều không thể thiếu được. Chi phí khi mở nhà hàng dân tộc sẽ được chia ra làm 2 loại

2.1. Chi phí cố định

Đây là những khoản chi phí nhất định sẽ phải chi và có thể tính toán dự trù vốn. Những khoản chi phí này chủ yếu là từ:

  • Tiền thuê mặt bằng:

Tiền thuê mặt bằng là nguồn đầu tư hàng tháng và cố định của nhà hàng. Tiền thuê mặt bằng sẽ dựa vào vị trí, quy mô cũng như thời gian thuê, của nhà hàng như thế nào mà sẽ được chia ra thành những mức giá khác nhau.

Đối với một nhà hàng có quy mô lớn thì tiền thuê mặt bằng sẽ dao động từ 10-30 triệu. Còn đối với những nhà hàng có quy mô nhỏ hơn thì tiền thuê sẽ từ 2-10 triệu đồng/ tháng. Và thường trong hợp đồng thuê, chủ mặt bằng sẽ yêu cầu bạn cọc ít nhất 3 – 6 tháng hoặc 1 năm. 

  • Tiền nội thất, trang trí:

Đây là tiền mà bạn bắt buộc phải đầu tư khi mới bắt đầu xây dựng nhà hàng. Tiền nội thất, trang trí bao gồm: tiền bàn ghế, những vật dụng bếp, vật dụng để khách ăn, nội thất thiết kế xung quanh.

Để có thể giảm bớt gánh nặng về tiền trang trí, cũng như đem lại cho khách hàng một không gian thoải mái, thoáng mát bạn nên lập ra một bản kế hoạch thật chi tiết. Liệt kê những khoản cần mua và phong cách của nhà hàng để cho thật phù hợp.

Tùy theo phong cách mà nhà hàng bạn hướng tới, thì tiền trang trí sẽ có sự khác nhau, đối với từng loại concept. Tiền trang trí sẽ dao động từ khoảng 10-40 triệu đồng và có phát sinh về sau.

Trang trí nhà hàng dân tộc

2.2. Chi phí không cố định

Là những chi phí không thể kiểm soát được, hoặc phát sinh ra trong quá trình nhà hàng vận hàng.

  • Tiền điện nước: chi phí không cố định sẽ nằm trong khoảng 2-5 triệu/ tháng.
  • Tiền thuê nhân viên: Đối với một nhà hàng lớn thì đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên thật chuyên nghiệp đem đến cho khách hàng những trải nghiệm ăn uống tốt nhất. Tiền thuê nhân viên sẽ dao động từ 5-8 triệu/ người/tháng. Con số này sẽ có sự thay đổi theo vị trí tuyển dụng (đầu bếp, kế toán, phục vụ…) hoặc nhân viên part-time hay full-time. 
  • Tiền mua nguyên vật liệu: Ngoài những yếu tố trên thì chi phí để mua đồ ăn phục vụ cho khách hàng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Tiền mua nguyên vật liệu sẽ có sự thay đổi theo thời gian, theo mùa và theo số lượng khách dự tính. Trung bình mỗi ngày bạn sẽ tốn khoảng 5-10 triệu tiền mua sắm nguyên liệu và gia vị nấu ăn. Ngoài ra cần chi ra khoảng 10 – 20 triệu mua sắm đồ uống (bia, nước ngọt, nước lọc…) phục vụ khách hàng. Tổng tất cả chi phí nguyên liệu, đồ uống sẽ rơi vào 15 – 30 triệu. 

Vậy để một nhà hàng có thể cơ bản vận hành thì bạn phải có số vốn tối thiểu là 300 – 500 triệu đồng trở lên thì khi đó nhà hàng mới có thể phát triển được. Ngoài ra bạn cũng nên dự trù thêm một khoản để tránh những trường hợp không như ý muốn xảy ra.

III. 5 kinh nghiệm mở nhà hàng dân tộc 

3.1. Kinh nghiệm lựa chọn mặt bằng kinh doanh nhà hàng 

Khi đã xác định được hướng đi cho cửa hàng thì lúc này bạn sẽ tiến hành lựa chọn mặt bằng để kinh doanh. Những nhà hàng dân tộc không nhất thiết phải nằm ở những vùng xa xôi hẻo lánh mà có thể mở ở bất cứ vùng miền nào khi có những yếu tố sau: 

  • Thuận tiện: Thuận tiện trước hết về mặt giao thông, đi lại, di chuyển. Hơn thể nữa bạn phải xây dựng một nhà hàng, mà khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy nhà hàng của bạn.
  • Nơi tập trung đông dân cư: Những nhà hàng dân tộc không thể xây dựng ở những nơi thưa thớt dân cư được, mà ngược lại phải được xây dựng ở những khu vực đông dân cư như: gần các con phố lớn, các chung cư, trường học, bệnh viện hoặc gần các khu du lịch văn hóa dân tộc. 
  • Đánh giá thị trường, xem xét đối thủ cạnh tranh: Bạn cần nghiên cứu trước xung quanh địa điểm bạn mở đã có những nhà hàng kinh doanh gì, khả năng cạnh tranh thế nào,… Nên tránh địa điểm đã có nhiều nhà hàng kinh doanh món ăn dân tộc, giảm thiểu khả năng cạnh tranh.

3.2. Kinh nghiệm thiết kế nhà hàng dân tộc 

Khi thiết kế nhà hàng dân tộc, bạn nên thiết kế theo xu hướng “dân tộc” như đúng phong cách của nó. Tốt hơn hết là mang nền văn hóa của món ăn đó vào trong nhà hàng của bạn. Bởi có như thế mới giữ được đúng chất và tạo ấn tượng cho khách hàng. 

Thiết kế cần lưu ý các chi tiết: không gian, các góc decor, tường, các vật dụng trang trí, hệ thống đèn, bàn ghế, bát đũa… mang hơi hướng văn hóa dân tộc truyền thống để thu hút khách hàng.

Lối thiết kế nên hướng tới sự tối giản và tôn trọng tuyệt đối những nét văn hóa truyền thống của những món ăn dân tộc. Không nên cải biến theo hơi hướng châu Âu vì điều này sẽ làm mất đi nét riêng của chính nhà hàng. 

3.3. Kinh nghiệm lựa chọn và xây dựng menu nhà hàng ẩm thực dân tộc 

Menu và các món ăn là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định tới 70% sự thành công của một nhà hàng dân tộc. Trước khi lên menu món ăn, bạn nên có sự trải nghiệm cũng như tìm hiểu kỹ càng trước, cả về món ăn của dân tộc đó, cũng như khẩu vị của thị trường.

Sau khi đã lên được danh sách các món ăn, bạn sẽ tiến hành thiết kế menu đồ ăn. Menu nên chia ra những món chính và món phụ, vì khi chia ra như thế sẽ dễ dàng hơn cho khách hàng trong quá trình lựa chọn.

menu đặc sản dân tộc

3.4. Kinh nghiệm marketing 

Về kinh nghiệm marketing bạn hoàn toàn có thể thông qua các nền tảng mạng xã hội, phát tờ rơi hay nhờ bạn bè giới thiệu để bạn bè biết đến cửa hàng của mình nhiều hơn. Marketing cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tới sự thành công ban đầu của cửa hàng. Do đó nên dành một khoản ngân sách nhất định cho marekting nhà hàng dân tộc: trung bình từ 30 – 100 triệu/tháng.

3.5. Kinh nghiệm quản lý nhà hàng 

Một nhà hàng có sự phát triển nhanh và vận hành đồng đều, chính nhờ phần nhiều vào sự quản lý của nhà hàng này. Trước khi đi vào hoạt động, bạn nên xây dựng một chuỗi bộ phận từ cấp quản lý tới nhân viên, từ bộ phận bếp đến bộ phận phục vụ bàn. Việc giám sát như thế, sẽ giúp cho bạn kiểm soát được quá trình vận hành của nhà hàng dân tộc. Từ đó phát hiện ra những sai phạm và đưa ra giải pháp kịp thời.

Vào những khung giờ cao điểm, nhà hàng sẽ đông khách khó quản lý. Đầu tư phần mềm quản lý nhà hàng dân tộc để nhận order, tính tiền, quản lý menu, quản lý đặt bàn sẽ hạn chế được gian lận và thất thoát.

đặt chỗ cukcuk

Trên thị trường có nhiều phần mềm trong đó phổ biến và được yêu thích nhất là phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk được phát hành bởi Công ty cổ phần MISA. Phần mềm đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ quản lý – bán hàng:

  • Nhận order trên mọi thiết bị
  • Quản lý kho NVL
  • Linh hoạt nhiều hình thức thanh toán: tiền mặt, thẻ, ví điện tử
  • Xem báo cáo từ xa mọi lúc mọi nơi tiện lợi
  • Quản lý nhân viên theo vị trí, ca làm

Đăng ký dùng thử 15 ngày phần mềm quản lý nhà hàng dân tộc MISA CukCuk miễn phí:


 

IV. Tạm kết 

Nếu bạn đang tìm cho mình ý tưởng kinh doanh nhà hàng dễ dàng thu hút khách, thu hồi vốn nhanh thì mở nhà hàng dân tộc là một gợi ý phù hợp. Sẽ có sự đầu tư khác nhau dựa trên nguồn vốn, khu vực địa lý. Hy vọng với những kinh nghiệm trên sẽ giúp bạn có quyết định đầu tư đúng đắn.

Đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích!

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Mở tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn? Những lưu…
03/04/2024
Nhượng quyền xe cafe pha máy là gì? Tất tần…
31/01/2024
Tất tần tật về thương hiệu trà sữa nhượng quyền…
23/01/2024
Hướng dẫn lựa chọn màu sắc phong thủy rước tài…
11/01/2024
Noel bán gì? Ý tưởng kinh doanh kiếm tiền vào…
29/11/2023