Cách thức áp dụng văn bản pháp luật đối với mô hình F&B

Kinh doanh F&B ngoài việc lên ý tưởng, kế hoạch marketing phù hợp thì việc nắm rõ luật, nghị định, thông tư, công văn và cách thức áp dụng các văn bản pháp luật này là vô cùng quan trọng. Đảm bảo các hoạt động kinh doanh tuân thủ pháp luật. Bài viết dưới đây MISA CukCuk sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến áp dụng pháp luật đối với mô hình F&B. 

I. Văn bản pháp luật là gì? 

Văn bản pháp luật là do các chủ thể có thẩm quyền ban hành đi theo một trình tự, thủ tục và hình thức theo pháp luật quy định. Trong nội dung của một văn bản pháp luật phải mang ý chí nhà nước, có tính bắt buộc và phải được đảm bảo hoàn toàn vào quyền lực nhà nước.

Trong văn bản pháp luật có văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và cuối cùng là văn bản hành chính. Mỗi văn bản sẽ có những quy định, tính chất riêng và pháp luật sẽ phát huy tốt trong mọi khía cạnh vấn đề của cuộc sống. 

Văn bản pháp luật là gì

1.1. Luật là gì? 

Luật chính là một đơn vị cấu tạo bên trong hệ thống pháp luật, các quy phạm pháp luật sẽ giúp xã hội được điều chỉnh, điều đó nhằm phát triển xã hội một cách ổn định hơn.

Quốc hội chính là người ban hành pháp luật, luật có hiệu lực cao nhất chỉ dưới hiến pháp. Khi quốc hội ban hành ra luật, thì luật sẽ được đưa ra dưới các dạng văn bản pháp luật và công bố ra để đưa luật pháp đến với người dân, công chúng.

Luật hay pháp luật đều là những công cụ giúp đất nước quản lý, chấn chỉnh xã hội với mục tiêu mang đời sống yên bình, xã hội văn minh trật tự cho quốc gia. Luật trong một số ngữ cảnh cũng được hiểu như: khoa học luật, đại học luật, sinh viên ngành luật, luật sư, luật gia, tiến sĩ luật,…

1.2. Nghị định là gì? 

Nghị định Chính PhủNghị định được ban hành bởi chính phủ và là văn bản có giá trị pháp lý dưới luật, được chính phủ ban hành mang mục đích giải thích, hướng dẫn luật và những sự kiện pháp lý mới phát sinh trong xã hội mà pháp luật chưa có quy định để điều chỉnh. Nghị định còn quy định các quyền và những vụ của công dân được hưởng theo nội nội dung của Hiến pháp pháp luật.

Nghị định được ban ra sẽ có thời gian quy định để nghị định có hiệu lực và thường luôn là khi được đề ra sẽ có hiệu lực luôn. Nghị định được ban hành trên các cổng thông tin điện tử của cơ quan chính phủ ban hành, nghị định cũng sẽ được thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng. 

Nghị định khi được thông qua phải được công báo nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, công báo theo tỉnh, theo thành phố chậm nhất là sau 3 ngày kể từ khi hiệu lực được ban hành.  

1.3. Thông tư (TT) là gì? 

Thông tư do Quốc hội ban hành, là một văn bản có nội dung và mục đích nhằm để hướng dẫn, giải thích các chi tiết cụ thể, những quy định khác còn mang tính chung chung trong văn bản pháp luật mà nhà nước đã ban hành thông tư từ trước trong phạm vi của mỗi ngành nhất định. 

Nếu là thông tư của nhà nước cấp Trung ương ban hành sẽ có hiệu lực sau 45 ngày. Thông tư có hiệu lực sau 10 ngày nếu đó là thông tư của các ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đối với uy ban nhân dân cấp thành phố, huyện, thị xã, thông tư có hiệu lực sau 7 ngày kể từ khi ban hành.

Như vậy, hiệu lực của thông tư sẽ tùy vào từng loại thông tư thuộc cấp nào, ban hành để xác định tính hiệu lực.

Ví dụ, đăng ký và xuất hóa đơn điện tử trên thiết bị POS tính tiền nhà hàng, quán ăn, quán cafe là một trong những quy định bắt buộc theo Nghị định 123/202/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC đối với doanh nghiệp F&B.

1.4. Công văn là gì? 

Công văn là một dạng văn bản có phần không quá bó chặt như văn bản luật khác. Công văn được sử dụng trong các văn bản liên quan đến các lĩnh vực đa dạng như: kinh tế, văn hóa, xã hội và pháp luật. Tất cả công văn đều có nhiều đặc điểm cũng như những quy định, tính chất riêng phù hợp cho mỗi ngành, lĩnh vực và đối tượng ban hành.

Người dân có thể xem như công văn là công cụ giao tiếp hoàn hảo nhất giữa các cấp trung ương, quốc gia với nhân dân. Công văn đưa ra thông báo một quy định, sự kiện về một điều gì đó sắp được thông qua hoặc sắp được ban hành trong thời gian tới.

Trong kinh doanh, các nhà hàng cũng cần tới công văn nhằm truyền đạt, soạn thảo các hoạt động thông tin và giao dịch. Việc đó nhằm phát huy hết chức năng cũng như hoàn thành nhiệm vụ của nhà hàng. 

Có thể bạn quan tâm:
>> Những quy định pháp luật mà chủ quán cần biết khi kinh doanh 
>> Thủ tục cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng mới nhất 2022 

II. Đặc điểm các văn bản pháp luật

2.1. Được những chủ thể có thẩm quyền ban hành

Văn bản pháp luật được thông qua bởi những chủ thể có thẩm quyền ban hành như: các cơ quan luật pháp, hành pháp và tư pháp. Nếu chủ thể thuộc những ngành khác thì các cơ quan nhà nước không có quyền ban hành. Bên cạnh những chủ thể đó còn có các trường hợp chủ thể khác như người đứng đầu trong cơ quan nhà nước, thủ trưởng các đơn vị công an,…

2.2. Có hình thức được pháp luật quy định

Mỗi văn bản pháp luật đều có hình thức do pháp luật quy định. Hình thức được cấu thành bởi thể thức và tên gọi của văn bản. Theo đó thể thức và tên gọi phải đáp ứng đủ các yêu cầu của pháp luật quy định như:

  • Thể thức văn bản: Trình bày văn bản theo một khuôn mẫu chung, có kết cấu nhật định và phải có sự chặt chẽ giữa hình thức và nội dung nhằm đảm bảo thống nhất 
  • Tên gọi văn bản như nghị định, hiến pháp, thông tư, pháp lệnh,…

2.3. Được nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định

Văn bản pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định vì đây là quy định của pháp luật ban hành. Điều này thể hiện tính chuyên nghiệp cũng như quy định ban hành được thông qua một cách có hệ thống, rành mạch hơn. Điều đó góp phần hỗ trợ người soạn thảo, tạo cơ chế giám sát một cách sát và có kế hoạch rõ ràng hơn. 

2.4. Thể hiện ý chí của chủ thể

Mỗi văn bản được ban ra đều thể hiện ý chí của chính chủ thể đó. Điều này được thể hiện qua hai hình thức là qua các quy phạm phạm pháp luật và qua những mệnh lệnh của chủ thể.

2.5. Mang tính bắt buộc và được nhà nước đảm bảo thực hiện

Các văn bản pháp luật đưa ra đều mang tính bắt buộc và cần phải đảm bảo thực hiện 100% trên lãnh thổ quốc gia đó. Văn bản pháp luật có thể thông qua tuyên truyền, giáo dục hay những hoạt động khác nhau nhằm đảm bảo được độ phủ sóng của luật với tất cả mọi người. Nếu người dân không tuân thủ pháp luật sẽ bị xử phạt nghiêm minh, mang tính răn đe cao.

III. Cách thức để người dân áp dụng các văn bản pháp luật

Văn bản pháp luật được áp dụng kể từ khi thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Dựa trên nội dung của văn bản quy phạm pháp luật, mỗi người dân buộc phải tuân theo quy định được đề ra.

Nếu trong trường hợp có hai văn bản pháp luật có vấn đề như nhau thì văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao hơn sẽ được áp dụng. Trong trường hợp, một vấn đề được ban ra cùng một chủ thể và giống nhau về sự việc, thì văn bản nào ban hành sau sẽ được áp dụng, khi đối chứng với pháp luật hiện hành. Trường hợp khác nữa văn bản mới ra nhưng không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc nhẹ hơn với văn bản cũ, thì văn bản mới được thông qua sẽ được áp dụng.

Yêu cầu người dân thực hiện đúng, đủ như quy định đã ban hành. Một số trường hợp cùng một vấn đề mà quy định khác nhau thì sẽ được áp dụng theo thống nhất quy định luật quốc tế.  

IV. Ý nghĩa của áp dụng văn bản pháp luật

Áp dụng và tuân thủ pháp luật sẽ giúp hoạt động kinh doanh, quản lý và vận hành trở nên dễ dàng hơn. Họ có thể đạt hiệu quả trong việc quản lý nhân viên cũng như kinh doanh nhà hàng của mình.

Ngoài ra, khi chủ nhà hàng thực hiện đúng và đầy đủ những gì pháp luật quy định, góp phần củng cố độ tin cậy và phát triển của nhà hàng đó. Vấn đề pháp lý trong các trường hợp cũng trở nên nhẹ nhàng và có phần ổn thỏa, nếu mỗi người dân hay những chủ nhà hàng biết tuân thủ, nghiêm chỉnh thực hiện.

V. Tạm kết

Chủ nhà hàng khi hiểu và nắm rõ được định nghĩa luật, nghị định, thông tư, công văn và cách thức áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật này đối với mô hình F&B thì hoạt động kinh doanh sẽ trơn tru hơn. Áp dụng văn bản bản pháp luật trong mô hình F&B là điều cần thiết và cần được nghiêm chỉnh thực hiện. Luật pháp sẽ đứng về phía những ai biết làm và thực thi như các yêu cầu đưa ra của cơ quan có thẩm quyền. MISA CukCuk tin rằng với những chia sẻ trên, bạn có thể hiểu hết về cách thức áp dụng văn bản pháp luật trong mô hình kinh doanh hiện đại ngày nay. 

Đừng quên đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích!

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Mở tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn? Những lưu…
03/04/2024
Nhượng quyền xe cafe pha máy là gì? Tất tần…
31/01/2024
Tất tần tật về thương hiệu trà sữa nhượng quyền…
23/01/2024
Hướng dẫn lựa chọn màu sắc phong thủy rước tài…
11/01/2024
Noel bán gì? Ý tưởng kinh doanh kiếm tiền vào…
29/11/2023