Lọt TOP 5 thương hiệu có số lượng cửa hàng lớn nhất thế giới theo đánh giá của Monentum Works, có thể nói sự thành công của Mixue phụ thuộc chủ yếu vào nhượng quyền thương hiệu. Với giá hạt rẻ, Mixue thu hút được sự ủng hộ và yêu thích của đông đảo các bạn trẻ. Theo thống kê, hiện tại số lượng của hàng nhượng quyền Mixue tại Việt Nam khoảng hơn 700 cửa hàng và riêng Hà Nội, con số này khoảng 140 cửa hàng.
Các cửa hàng nhượng quyền Mixue mọc nhanh như nấm và mở ra cơ hội khởi nghiệp kinh doanh tới nhiều bạn trẻ. Trong bài viết sau đây, MISA CukCuk sẽ giải đáp một số thắc mắc của phần đông anh/chị chủ quán: Liệu có nên mua nhượng quyền Mixue không? Chi phí nhượng quyền Mixue là bao nhiêu? Kinh doanh cửa hàng nhượng quyền Mixue có lãi không?
I. Thông tin cơ bản về thương hiệu Mixue
1.1. Đôi nét về Mixue toàn cầu
Thương hiệu Mixue có tên đầy đủ mà Mixue Bingchang nghĩa là “Lâu đài băng xây bằng tuyết ngọt ngào”, được thành lập từ năm 1997 bởi Zhang Hongchao. Đây là chuỗi cửa hàng chuyên kinh doanh các sản phẩm về kem tươi và đồ uống từ trà.
Mixue thành lập công ty vào năm 2008, đến năm 2010 đổi tên thành Công ty TNHH Quản lý doanh nghiệp Lưỡng Ngạn Trịnh Châu. Trụ sở chính của công ty đặt tại Trịnh Châu, thành phố thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Vài năm sau, Mixue thành lập các công ty con chuyên trách hoạt động sản xuất nguyên liệu, hậu cần, kho bãi và quản lý đầu tư. Hoạt động đến năm 2007, thương hiệu tập trung đẩy mạnh hình thức nhượng quyền. Năm 2012, Mixue bắt đầu có trung tâm R&D và nhà máy quản lý chuỗi cung ứng cũng như phát triển các trung tâm hậu cần.
Trên thực tế, nhượng quyền chính là một nguồn thu nhập chính của công ty mẹ Mixue tại Trung Quốc. Mô hình nhượng quyền đã hoạt động hiệu quả và mang lại cho công ty tới 96% doanh thu. Đến 31/03/2022, trong số 21.619 cửa hàng trà, trà sữa của Mixue có tới 99.8% là cửa hàng nhượng quyền.
Theo mô hình bán hàng nhượng quyền, công ty sẽ bán nguyên liệu, vật liệu đóng gói, thiết bị, công cụ, phương tiện và các hàng hóa khác cho các cửa hàng nhượng quyền, đồng thời thu phí nhượng quyền, phí quản lý, phí đào tạo… từ các cửa hàng này.
1.2. Mixue tại thị trường Việt Nam
Việt Nam là thị trường nước ngoài đầu tiên của Mixue. Dấu mốc vào năm 2018, Mixue chính thức vào thị trường Việt Nam dưới pháp nhân là Công ty TNHH Snow King Global. Cũng trong tháng 9 năm 2018, Mixue cho ra mắt cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội.
Tính đến thời điểm hiện tại, các cửa hàng nhượng quyền Mixue gần như chiếm hết các vị trí “đắc địa” tại thủ đô và không ngừng bành trướng với khoảng 137 cửa hàng tính đến tháng 12/2022. Còn khắp Việt Nam đã có khoảng 600 cửa hàng Mixue ở 43 tỉnh thành.
II. Đặc thù nhượng quyền Mixue, chủ đầu tư nên biết
Mô hình kinh doanh của Mixue là B2B để bán các nguyên liệu đóng gói, nguyên liệu làm kem cho chuỗi cửa hàng nhượng quyền. Và hoạt động này chiếm gần 90% tổng doanh thu của Mixue.
Mixue không tham gia vào việc quản lý các cửa hàng nhượng quyền và không chia sẻ lợi nhuận. Người nhượng quyền sẽ phải chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như tổn thất của chính họ. Điều này giúp công ty chủ quản chịu ít rủi ro.
Mixue sẽ cung cấp nguyên liệu, bao bì cho đối tác và tham gia đào tạo. Đặc biệt, Mixue có nhà máy sản xuất nguyên liệu pha chế riêng, mạng lưới kho hàng rộng và nguồn trà địa phương đảm bảo nên có thể tối ưu chi phí.
Bên cạnh yếu tố then chốt là mô hình, sản phẩm thì sự thành công của Mixue cũng được tạo nên từ bước chuyển đổi thông minh tại thị trường Việt Nam.
Ban đầu, khi cơn sốt trà sữa đang bùng nổ thì Mixue cũng tập trung vào trà sữa. Nhưng trước tình hình thị trường thì Mixue xoay sang trục kem tươi, còn trà sữa thì không ”đấu” trực diện với các đối thủ nữa mà tập trung vào phân khúc giá rẻ, cho học sinh, sinh viên.
Mixue đã tinh gọn menu trà sữa. Kem – vốn là sản phẩm dẫn trở thành sản phẩm chính. Nổi bật nhất phải kể đến ”hot trend” kem Bing Chilling 10.000 đồng của Mixue khiến giới trẻ đổ xô đi mua. Tập trung hẳn vào kem tươi, Mixue gần như độc quyền ”làm mưa làm gió” ở một thị trường mới.
Cuối cùng, không thể bỏ qua phương thức quảng bá để tăng độ nhận diện thương hiệu. Mixue đã sử dụng Character Marketing (chiến lược linh vật). Linh vật của Mixue có tên là Snow King, một người tuyết mặc áo choàng và cầm trượng. Không chỉ tạo sự khác biệt, linh vật có thể dễ dàng tạo được câu chuyện và gắn kết khách hàng.
III. Chi tiết giá nhượng quyền Mixue hết bao nhiêu tiền?
Theo anh Phùng Thanh Ngọc – Chuyên gia trong ngành bán lẻ với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn mô hình chuỗi cho các thương hiệu lớn, dưới đây là bảng chi phí nhượng quyền, đầu tư chuỗi cửa hàng kem, trà hoa quả, trà sữa và cafe Mixue.
STT | Hạng mục | Chi phí |
1 | Phí nhượng quyền | 46.8 triệu/ 3 năm |
2 | Phí bảo lãnh hợp đồng | 70tr (sau hết hạn hợp đồng hoàn trả) |
3 | Phí quản lý | 34.8 triệu/3 năm |
4 | Phí trainning | 6.8 triệu/3 năm |
5 | Phí máy móc thiết bị | ~297 triệu |
6 | Phí nguyên liệu đợt đầu | 130 triệu |
7 | Phí thẩm định mặt bằng Hà Nội, HCM | 500.000đ (Các tỉnh khác: 2 triệu) |
Phí thi công | 160-200 triệu | |
Tổng cộng | 800 triệu – 1 tỷ |
Tuy nhiên thương hiệu Mixue khác với một số thương hiệu khác là không thu phí chiết khấu doanh thu hàng tháng. Không những vậy với độ nổi tiếng của thương đã có một lượng khách hàng siêu khủng. Theo đánh giá của chuyên gia thì nếu cơ sở mới mọc lên thì vẫn nhận được sự ủng hộ của khách hàng. Với khoảng giá trà sữa, kem dao động từ 10 – 50k/cốc thì khoảng 2 năm cửa hàng sẽ thu hồi được vốn.
Tải miễn phí eBook Xây dựng “đế chế” nhà hàng nhượng quyền của riêng bạn |
IV. Điều kiện nhượng quyền Mixue là gì?
Để mua nhượng quyền kem Mixue cần đảm bảo một số yếu tố sau:
- Mặt bằng mở cửa hàng: Mặt bằng có mặt tiền ít nhất từ 3m trở lên, diện tích mặt bằng tối thiểu phải từ 20m2. Khuyến nghị mặt bằng 40m2 trở lên.
- Vốn: Ước tính chi phí đầu tư ban đầu khoảng 600 – 700 triệu đồng.
- Nhân sự: Nhà đầu tư cần có ít nhất 2 nhân sự chủ chốt để bên nhượng quyền training công thức và quy trình vận hành cửa hàng.
- Cơ sở vật chất: Yêu cầu hệ thống cấp, thoát nước đầy đủ và hệ thống cấp điện 3 pha. Phù hợp mở tại mặt bằng đông học sinh, sinh viên và khu dân cư đông đúc.
- Độ phủ cửa hàng từ 600m-1km/ 1 cửa hàng
V. Nên nhượng quyền Mixue không? Những đặc quyền riêng khi trở thành đối tác của Mixue
Nhượng quyền Mixue hiện đang là mô hình kinh daonh thu hút nhiều nhà đầu tư. Thương hiệu nổi tiếng được giới trẻ yêu thích. Ngoài ra menu trà sữa và kem tươi Mixue giá cả hợp lý, khoảng 20.000đ – 30.000đ. Dưới đây là một số đồ uống best seller trong menu Mixue:
|
Với nhiều loại thức uống như vậy các cơ sở Mixue đã thành công thu hút người dùng. Do đó đây cũng chính là một lý để bạn chọn mua lại thương hiệu nhượng quyền Mixue. Chất lượng nguyên liệu lá trà cũng được Mixue tự trồng và chế biến NVL.
Cùng với đó là những quyền lợi khác khi nhượng quyền Mixue:
- Khi nhượng quyền tại Mixue thương hiệu sẽ hỗ trợ khách hàng tìm kiếm và quan sát tiềm năng mặt bằng dự kiến.
- Đội ngũ nhân viên Mixue trực tiếp đào tạo cách pha chế, quản lý và vận hành hệ thống Mixue cho người mới.
- Vào dịp lễ đặc biệt thương hiệu đặc biệt hỗ trợ cơ sở kinh doanh các chương trình khuyến mãi.
- Thương hiệu cũng sẽ hỗ trợ khách hàng thi công lắp đặt hệ thống làm trà sữa và kem Mixue.
Cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không ít, đặc biệt trong bối cảnh thị trường F&B ngành kem và trà sữa có rất nhiều thương hiệu mạnh, sức cạnh tranh không hề nhỏ. Nếu xác định kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, đòi hỏi phải am hiểu và đáp ứng được nhu cầu của thị trường, thay đổi và không ngừng sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ mới có thể thành công.
Có thể bạn quan tâm:
- Marketing chuỗi nhà hàng nhượng quyền như thế nào để hút khách?
- 10 chiến lược Franchise Social Media Marketing giúp chuỗi nhượng quyền xây dựng lòng trung thành
VI. Quy trình nhượng quyền Mixue
6.1. Liên hệ trực tiếp với Mixue về quyền chuyển nhượng
Anh/chị có thể truy cập trực tiếp vào website chính thức của Mixue để lấy cách thức liên hệ qua số điện thoại hoặc khung chat trên web. Sau đó hai bên trao đổi để đặt lịch hẹn trực tiếp và đưa ra nhưng quyền lợi mà hai bên sẽ nhận được khi hợp tác với nhau.
6.2. Thực hiện ký kết hợp và thanh toán với Mixue
Sau khi 2 bên đã thống nhất với nhau thì tiến hành ký kết hợp đồng với đầy đủ các điều khoản mà bên A và bên B sẽ nhận được. Số phí mà 2 bên đàm phán được sẽ được in trực tiếp trong hợp đồng và chuyển khoản ngay cho Mixue.
6.3. Lựa chọn cơ sở mặt bằng đặt Mixue
Nếu anh/chị đã chọn được địa điểm kinh doanh thì Mixue sẽ đánh giá và tìm hiểu về tiềm năng của mảnh đất đó. Còn nếu anh/chị chưa lựa chọn được mặt bằng ưng ý thì đội ngũ nhân viên của thương hiệu se trực tiếp đi thẩm định và tìm kiếm một nơi có mặt bằng phù hợp để kinh doanh.
6.4. Thi công lắp đặt và đào tạo đội ngũ nhân viên Mixue
Khi đã chọn được mặt bằng thì tiến hành thi công lắp đặt các trang thiết bị như máy đánh kem tươi, máy pha trà, máy đóng hộp,… Để giúp cho mô hình làm trà sữa trở lên tiện lợi hơn. Không những vậy còn có khóa đào tạo nhân viên cách sử dụng và pha chế theo yêu cầu của thương hiệu.
Mixue còn đặc biệt chỉ cách xử lý một số tình huống có thể xảy ra trong lúc làm việc, cách để có thể quát sát, bao quát mọi công việc trong quán. Cuối cùng là cách để anh/chị có thể vận hành hệ thống nhượng quyền Mixue một cách linh hoạt.
6.5. Thiết lập quy trình vận hành và quản lý
Các bộ phận sẽ phối hợp ăn ý hơn nếu có một quy trình cụ thể, các hoạt động cũng sẽ diễn ra nhanh chóng, nhịp nhàng, hạn chế những rủi ro, vướng mắc có thể gặp phải. Các bộ phận cũng có thể từ đó theo dõi hoạt động cụ thể hơn. Việc quản lý cửa hàng từ đó cũng diễn ra khoa học hơn, tiết kiệm thời gian và công sức. Chủ đầu tư cũng có thể kiểm soát được hoạt động kinh doanh của cửa hàng nếu có một quy trình vận hành, quản lý cụ thể, tường minh, cũng có thể ra quyết định chính xác, đúng đắn hơn.
Trong đó, không thể không kể đến việc áp dụng phần mềm vào trong hoạt động vận hành kể trên. Từ hoạt động gọi món, tính tiền, in hóa đơn, giao hàng cho đến việc quản lý kho quỹ, nguyên vật liệu, doanh thu… Điều này không còn quá lạ lẫm với các mô hình kinh doanh cafe, trà sữa khi việc đòi hỏi tính chuyên nghiệp đang được phổ biến, phủ rộng, để trải nghiệm của khách hàng đến quán tốt hơn cũng như chính trong hoạt động điều hành, các quyết định có cơ sở thông qua các con số thay cho việc cảm tính.
VII. Tạm kết
Với những lợi thế cạnh tranh như sản phẩm đa dạng, mức giá phù hợp với phần đông khách hàng trẻ, chi phí đầu tư thấp và sức manh thương hiệu… thì kinh doanh nhượng quyền Mixue mở ra cơ hội khởi nghiệp cho nhiều nhà đầu tư F&B. Tuy nhiên, anh/chị cũng cần cân nhắc các yếu tố khác như vị trí mặt bằng, chiến lược kinh doanh, quản lý – vận hành… để đảm bảo sự thành công khi mua nhượng quyền thương hiệu Mixue.
Đừng quên đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích.