Biết làm gì khi bán cơm phở cũng phải mở công ty?

Chuyển đổi kinh doanh

Đứng trước những vướng mắc, khó khăn khi chuyển kinh doanh hộ cá thể sang mô hình doanh nghiệp, mới đây Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức tọa đàm liên quan đến nghiên cứu khung khổ pháp lý cho các hộ kinh doanh cá thể (quán cơm, phở…)

chuyển đổi kinh doanh

1. Hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp khác nhau ra sao?

a. Đối với hộ kinh doanh cá thể

Đặc điểm của loại hình này dễ dàng được cấp giấy phép kinh doanh. Vận hành chi phí thấp, các thủ tục pháp lý đơn giản. Bên cạnh đó, các hộ kinh doanh cá thể không cần phải báo cáo khai thuế định kỳ, thuế thu nhập cá nhân, nghĩa vụ thuế…

Tuy nhiên, tồn tại song song đó là việc phạm vi hoạt động bị hạn chế. Đăng ký kinh doanh tại đâu, hộ kinh doanh chỉ được phép hoạt động tại đó. Thay vì việc được mở thêm nhiều chi nhánh tại nhiều khu vực khác. Số lượng lao động chỉ được phép dao động dưới 10 nhân sự. Điều này được quy định rõ tại Điều 66 Nghị định 78/2015. Gặp khó khăn trong vấn đề hỗ trợ vay vốn ngân hàng để mở rộng mô hình kinh doanh. Nếu cơ sở muốn đầu tư phát triển thêm cũng là cả một vấn đề.

>>> Kinh doanh quán ăn và những điểm cốt tử thần cần biết

Chuyển đổi kinh doanh

b. Đối với các doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp có thể tự do kinh doanh mọi lĩnh vực trong phạm vi luật ban hành. Các đơn vị này được tự do mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của mình trên toàn quốc. Khi góp vốn tham gia, không giới hạn số lượng thành viên, cổ đông. Có điều kiện thuận lợi khi tiếp nhận vốn vay từ ngân hàng nếu có nhu cầu phát triển doanh nghiệp. Không bị ràng buộc, giới hạn số lượng nhân viên làm việc tại doanh nghiệp.

Tồn tại song song đó là việc các thủ tục pháp lý kèm theo khá phức tạp. Chi phí vận hành đẩy lên cao do có nhiều khoản thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài). Buộc phải đăng ký bảo hiểm cho các lao động làm việc theo quy định. Thực hiện khai báo thuế định kỳ theo quý, năm.

2. Câu chuyện từ những sự chuyển đổi

Với bản thân hộ kinh doanh cá thể muốn chuyển thành doanh nghiệp, khó khăn thì tồn tại ngay trước mắt còn lợi ích thì mới dừng lại ở mức “hình như”. Phần lớn các hộ kinh doanh cá thể còn khá dè dặt trong vấn đề chuyển đổi. Bởi lẽ các thủ tục pháp lý khá mất thời gian, phức tạp. Điều đầu tiên là họ phải thuê thêm kế toán mở sổ sách, lập báo cáo tài chính.

Chuyển đổi kinh doanh

Đặc biệt với các chủ quán ăn, khi áp dụng mô hình mới cần phải thêm các loại giấy tờ chứng nhận. Trong đó như giấy chứng nhận VSATTP, giấy phép kinh doanh thuốc lá, rượu bia… Thủ tục liên quan đến nhân sự như bảo hiểm, hợp đồng lao động, thuế cũng phải lưu ý. Điều này về cơ bản sẽ khiến chi phí vận hành đội lên trông thấy. Đồng nghĩa với đó là nỗi lo về sự ràng buộc nhiều về phía các cơ quan quản lý.

Trái lại với doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể có những mặt lợi thế nhất định. Về chế độ sổ sách kế toán chỉ có 6 loại, trong khi đó so với hàng chục loại sổ sách của doanh nghiệp. Xét về thủ tục thành lập chi phí chỉ bằng 50% lệ phí thành lập doanh nghiệp.

Một trong những điểm cốt yếu là các hộ kinh doanh cá thể thường tìm cách trốn thuế, vì chính khi hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh họ vẫn được nhận chế độ thuế khoán.

3. Nên mở cánh cửa cho 5 triệu hộ kinh doanh hiện nay

Trao đổi trong buổi tọa đàm, bà Tạ Thị Phương Lan, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp vừa và nhỏ và hộ kinh doanh, có chỉ ra rằng: “Nếu lỗ thì tự chịu, còn lãi cơ quan thuế đến thu thu thuế thì phải chăn đã đến lúc tìm ra cách nâng đỡ các hộ kinh doanh bằng khung khổ pháp lý chứ không phải để quản lý chặt hơn.”

Câu chuyện sẽ ra sao nếu các hộ kinh doanh cá thể có 4, 5 địa điểm kinh doanh. Vì muốn cải thiện và mở rộng kinh doanh, họ thuê nhiều hơn 10 nhân công. Việc dừng kinh doanh quán thời hạn bao lâu là do nhu cầu thị trường, quán ăn cảm thấy khi nào có đủ khả năng, tiềm lực thì mở lại, nay lại có thời gian ấn định cụ thể.

Chuyển đổi kinh doanh

Mặt khác, bà Lan cũng nhận định thêm: “Dù có nhiều quy định là vậy nhưng thực ra không có chế tài nào kèm theo. Bởi nếu các hộ kinh doanh mở thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh, ngành thuế vẫn sẽ tiến hành thu thuế và có biện pháp xử lý. Do vậy, chúng tôi đề nghị sửa luật DN sao cho ngành thuế không gặp rắc rối về pháp lý như vậy”.

Ông Phan Đức Hiểu, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng Luật Doanh nghiệp sửa đổi sẽ nhận trách nhiệm giải quyết những vướng mắc của các hộ kinh doanh. Sự thay đổi này sẽ phải làm thúc đẩy tiềm năng của hộ kinh doanh cũng như tối đa hóa nguồn lực đầu tư. Để người dân được lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. “Hộ kinh doanh hay doanh nghiệp, công ty TNHH… đều là những mô hình mà người dân được quyền chọn lựa để phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Có phù hợp với quy mô, tính chất loại hình thì hộ dân mới phát huy được tiềm lực của mình.

Phần mềm quản lý nhà hàng CUKCUK.VN

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Top 9 cách đốt vía giải đen bán hàng dân…
09/09/2024
Top 6 phần mềm quản lý quán ăn tốt nhất…
10/09/2024
Phần mềm tính cost món ăn cho nhà hàng, quán…
04/09/2024
Kế hoạch marketing 2/9 cho nhà hàng: Càng CHI TIẾT…
22/08/2024
Phần mềm quản lý quán nhậu, lẩu nướng đơn giản,…
10/09/2024